Những khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 74 - 78)

TT Các khó khăn Điểm TB Thứ tự khó khăn

1 Thiếu thời gian 2.23 1

2 Chƣa đủ điều kiện kinh tế 1.47 8

3 Trẻ không có bạn cùng lứa để chơi 1.58 6

4 Thiếu kiến thức và kỹ năng 1.76 4

5 Không có ngƣời trợ giúp 1.82 3

6 Thiếu kinh nghiệm 2.11 2

7 Trẻ hay ốm đau 1.64 5

8 Trẻ có tổn thƣơng hay khuyết tật 1.05 9

9 Trẻ bƣớng bỉnh 1.64 5

10 Mâu thuẫn về phƣơng pháp giáo dục với thành viên khác

1.52 7

Chúng tôi đƣa ra 10 loại khó khăn phổ biến mà cha mẹ có khả năng gặp phải trong việc chăm lo PTNN cho trẻ, giá trị trung bình của toàn bộ các khó khăn là 1.68, có nghĩa rằng, nhìn chung cha mẹ của trẻ nhận thấy mình hầu nhƣ không gặp phải trở ngại trong việc PTNN cho trẻ. Có thể phân nhóm các khó khăn nhƣ sau:

- Những khó khăn xuất phát từ sự thiếu hụt (7 khó khăn): thiếu thời gian; thiếu vật chất (chƣa đủ điều kiện kinh tế); thiếu kiến thức và kỹ năng; thiếu kinh nghiệm; thiếu ngƣời trợ giúp, thiếu sự đồng thuận (mâu thuẫn với thành viên khác về phƣơng pháp); thiếu bạn đồng lứa cho trẻ vui chơi. Giá trị trung bình của nhóm là 1.78, có nghĩa rằng những khó khăn này cha mẹ thỉnh thoảng gặp phải (hoặc cảm thấy phải trải qua) nhƣng không nhiều và không thƣờng xuyên

- Những khó khăn xuất phát từ bản thân đứa trẻ (3 khó khăn): trẻ hay đau ốm; trẻ khó hợp tác; trẻ có tổn thƣơng hay khuyết tật. Nhóm này có M = 1.44, có

nghĩa rằng những khó khăn này cha mẹ hầu nhƣ không phải trải qua, chúng gần nhƣ không đúng đối với họ.

Xét riêng từng khó khăn, chúng tôi nhận thấy:

- Những khó khăn đúng một phần, có khó khăn nhƣng không nhiều: thiếu thời gian; thiếu kiến thức và kỹ năng; thiếu sự trợ giúp; thiếu kinh nghiệm.

- Những khó khăn cha mẹ hầu nhƣ không gặp phải: chƣa đủ điều kiện kinh tế; trẻ không có bạn bè; trẻ hay ốm đau; trẻ bƣớng bỉnh; trẻ có tổn thƣơng hay khuyết tật.

Trong số 10 khó khăn, họ nhận thấy khó khăn lớn nhất mà họ gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ là thiếu thời gian và thiếu kinh nghiệm. Tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi đƣợc biết, họ là những ngƣời “Lần đầu làm cha mẹ, còn nhiều điều chưa biết, mọi thứ đều là vừa làm vừa học hỏi và rút kinh nghiệm” (mẹ của B. Tr). Hơn thế, đặc thù “Công việc hàng ngày bận bịu, chiếm hết thời gian nên bố mẹ chúng nó có ít thời gian để chăm lo cho nó” (bà nội của Đ. D); “Một ngày làm thường thường phải hơn chục giờ, tranh thủ làm cả buổi tối nữa, nhiều hôm xong việc nhìn đến con thì nó đã ngủ mất rồi” (mẹ của D. L); “Công việc nhiều, thành ra thiếu thời gian dành cho con nhưng mọi cố gắng vợ chồng đang làm đều nhằm mục đích là giúp con có một cuộc sống vật chất khá hơn” (mẹ của T. N). Dƣờng nhƣ những khó khăn này liên quan chặt chẽ với nhau, cái này là hệ quả kéo theo của cái kia. Ở chiều ngƣợc lại, vấn đề kinh tế gần nhƣ không phải là nỗi lo của họ, số ít họ cảm thấy có khó khăn nhƣng chỉ một phần.

Nhìn chung, cha mẹ không gặp nhiều khó khăn khi chăm lo PTNN cho con (không có khó khăn nào hoàn toàn đúng đối với họ), khó khăn mà họ gặp phải ít nhiều chủ yếu liên quan tới chính bản thân họ, công việc, quỹ thời gian và vốn liếng kinh nghiệm. Trong nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ này, thuận lợi rất lớn của cha mẹ là con em họ hầu hết khỏe mạnh, biết hợp tác và gần nhƣ không bị tổn thƣơng hay khuyết tật trên cơ thể.

Trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ cũng là những yếu tố có ảnh hƣởng gián tiếp đến sự PTNN của trẻ. Đa số cha mẹ của trẻ có trình độ học vấn THPT và công việc chủ yếu mà họ đang làm là sản xuất hàng thủ công tại gia đình. Liên quan tới công việc của họ, có 4 điểm đáng lƣu tâm: Một là, nó yêu cầu tỉ mỉ và

đòi hỏi nhiều thời gian (nên một số cha mẹ cảm thấy mình thiếu thốn thì giờ để chăm lo PTNN cho con). Hai là, nó bụi bặm và đôi khi còn độc hại vì phải tiếp xúc với hóa chất (nên họ thƣờng cách ly với trẻ trong khi làm việc, điều đó đồng nghĩa khi cha mẹ sản xuất thì trẻ rất hiếm khi có cơ hội tƣơng tác và học tập NN). Ba là,

nơi làm việc ngay chính tại gia đình, công việc không đòi hỏi nhiều sự di chuyển hay giao tiếp xã hội với những đối tƣợng khác nhau (nên họ ít có thời gian và cơ hội giao lƣu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con với những ngƣời lớn khác). Bốn là, vì không nhiều thời gian chăm sóc con nên họ luôn cần ngƣời trợ giúp và cảm thấy thiếu ngƣời trợ giúp. Nhà trẻ công lập chỉ nhận trẻ khi biết đi và nói sõi, với những trẻ hay quấy khóc còn muộn hơn nữa. Quanh đó, cũng không có trƣờng tƣ thục hay cơ sở nhận trông giữ nào khác.

Ngƣời chăm sóc chính của những đứa trẻ trong nhóm nghiên cứu hoàn toàn là mẹ, đó cũng là ngƣời trả lời phiếu xin ý kiến của chúng tôi và cũng là ngƣời thƣờng xuyên nhất đƣa đón trẻ ở trƣờng. Những ngƣời mẹ này cho rằng: “Nuôi dạy con là nhiệm vụ của mẹ, bố cháu cũng bận bịu mà còn phải lo kinh tế nữa”; “Mẹ là người gần gũi và hiểu trẻ nhất dù trong gia đình còn nhiều người khác có thể chăm trẻ”; “Trước giờ tôi luôn là người đảm nhận việc nuôi dạy con, tôi có đề nghị bố cháu đưa đón nhưng anh thường đưa đẩy rồi vẫn là tôi làm, hiếm lắm mới chịu đi đón con, ở nhà cũng toàn do tôi tắm táp, cho ăn, cho uống, chăm lúc ốm đau...”

(mẹ của các trẻ: H. G; K. V; Đ. Q)... Phải chăng họ mặc định rằng việc nuôi dạy, chăm sóc những đứa trẻ là công việc của ngƣời phụ nữ?

3.3. So sánh khả năng ngôn ngữ của trẻ trƣớc và sau thực nghiệm

3.2.1. Khái quát chương trình thực nghiệm

- Lý do tiến hành: Chƣơng trình thực nghiệm tác động đƣợc tiến hành bởi 4 lý do chủ yếu sau: (1) Trên lớp, trẻ biểu hiện các khả năng NN hơi yếu so với tuổi, đa số còn rụt rè và ít nói. (2) Nhiều thói quen trong sinh hoạt, cách thức tổ chức các hoạt động cũng nhƣ những tƣơng tác hàng ngày của giáo viên chƣa thực sự gây đƣợc hứng thú đối với trẻ và kích thích trẻ học sử dụng ngôn ngữ. (3) Trong gia

đình, quan điểm và cách làm của một số cha mẹ chƣa khoa học và triệt để. (4) Các biện pháp PTNN và chƣơng trình tác động mà chúng tôi đƣa ra nhận đƣợc sự chấp thuận và hỗ trợ của ban giám hiệu trƣờng mầm non Nhị Khê nên có thể áp dụng vào việc giúp đỡ các trẻ em ở đây PTNN.

- Khách thể: 17 trẻ em có độ tuổi từ 22 đến 33 tháng đang theo học tại trƣờng mầm non Nhị Khê – Thƣờng Tín – Hà Nội.

- Mục tiêu: Nâng cao khả năng cảm nhận ngôn ngữ, diễn đạt ngôn ngữ và khả năng tƣơng tác xã hội của trẻ.

- Cơ cấu chƣơng trình: Ngƣời nghiên cứu phối hợp với giáo viên tiến hành tổ chức 3 nhóm hoạt động cho trẻ: hoạt động khám phá các nguyên vật liệu; hoạt động làm quen với sách bút và chữ viết; hoạt động vui chơi tự do và chơi – tập có chủ đích. Thực nghiệm diễn ra trong 3 tháng, gồm 3 giai đoạn (xem chƣơng 2); giai đoạn tác động kéo dài trong 5 tuần, 3 buổi/ 1 tuần.

- Cách thức tác động: Tổ chức 3 nhóm hoạt động, mỗi nhóm có cách tổ chức và tƣơng tác khác nhau (xem phụ lục 4).

- Chuyên cần của các trẻ tham gia thực nghiệm: Mức độ chuyên cần của trẻ đƣợc phản ánh qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4. Mức độ chuyên cần của trẻ khi tham gia thực nghiệm

Biểu đồ trên cho thấy, các trẻ có mức độ chuyên cần khác nhau khi tham gia thực nghiệm. Đa số trẻ tham gia từ 2/3 số buổi (trên 11 buổi), số ít trẻ chỉ tham gia 1 hoặc 2 buổi trong cả quá trình. Qua sổ theo dõi của các giáo viên, chúng tôi đƣợc

biết lý do chủ yếu khiến các trẻ này không tham gia đƣợc là ốm, nhà có việc bận và do thời tiết quá nóng.

- Kết quả thực nghiệm: các khả năng NN của trẻ đều có biểu hiện gia tăng nhƣng mức tăng của mỗi khả năng là không giống nhau, đồng thời trong mỗi khả năng, có những nội dung tăng rõ rệt và cũng có nội dung không có sự khác biệt so với trƣớc.

3.2.2. Sự tiến bộ ngôn ngữ của trẻ giữa trước và sau thực nghiệm

Để thấy đƣợc sự khác biệt về khả năng NN giữa các trẻ qua thực nghiệm, chúng tôi tính điểm trung bình chung của các khả năng trƣớc (M1) và sau (M2) thực nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)