Mức độ thực hiện các nhóm biện pháp phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 71 - 74)

Các nhóm biện pháp Giá trị TB Thứ tự quan tâm

Nhóm 1: giúp con vui chơi và giải trí 1.88 4

Nhóm 2: giúp con gia tăng sự hiểu biết 2.27 3

Nhóm 3: thay đổi một số thói quen 2.35 2

Nhóm 4: giúp con phát triển vốn từ ngữ và câu 2.88 1

Điểm trung bình của các nhóm biện pháp cho thấy:

+ Các nhóm biện pháp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên (3 > M > 2.34): giúp con phát triển vốn từ ngữ - ngữ pháp, thay đổi một số thói quen để tạo thuận lợi cho con học tập ngôn ngữ.

+ Các nhóm biện pháp thỉnh thoảng có thực hiện nhƣng không thƣờng xuyên (1.67 < M < 2.35): giúp trẻ vui chơi giải trí; giúp trẻ gia tăng sự hiểu biết.

+ Nhóm biện pháp hầu nhƣ không đƣợc thực hiện (M < 1.68): giúp trẻ làm quen với sách và chữ viết.

Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có một sự nhất quán trong quan điểm và hành động thực tiễn của các bậc cha mẹ. Trên đây khi tìm hiểu quan điểm của họ về việc PTNN, đa số cha mẹ đã đồng nhất việc phát triển ngôn ngữ với việc học nói đơn thuần, biết nói là biết ngôn ngữ, nói đƣợc nhiều từ, nhiều câu đồng nghĩa là ngôn ngữ phát triển tốt... Họ nhìn nhận sự phát triển ngôn ngữ thiên về mặt số lƣợng. Điều đó nhất quán với hành động của họ khi giúp con học ngôn ngữ bởi họ đang thực hiện nhiều nhất, thƣờng xuyên nhất những biện pháp giúp củng cố và làm gia tăng về mặt số lƣợng từ ngữ - ngữ pháp cho con em họ. Đó là những biện pháp tác động dễ làm, có thể làm mọi lúc mọi nơi và quan trọng là họ đƣợc thấy ngay kết quả thông qua việc đứa trẻ nhắc lại khái niệm hay lời nói mẫu của họ.

Với nhóm biện pháp giúp trẻ làm quen với sách và chữ viết, mức độ thực hiện là thấp nhất, bởi theo các bậc cha mẹ: “Trẻ con ở tuổi 2 – 3 chưa cần gò ép vào sách vở, điều đó sẽ làm chúng càng sợ học sau này”; “Trẻ chưa có ý thức giữ gìn sách vở, cầm quyển truyện còn chưa biết, giở ngược giở xuôi loạn lên thì không nên mua, mua về chúng nó xé tan nát hết”; “Khoảng 5 tuổi mới là lúc cho trẻ làm quen với sách vở, dạy trẻ cầm bút”... (mẹ của các trẻ K. V; B. Tr; D. L). Trên thực tế, việc vun đắp cho con niềm yêu mến sách vở và ý thức đƣợc giá trị sử dụng của chữ viết trong cuộc sống là những công việc không dễ làm, nó đòi hỏi nhiều hơn là thời gian và điều kiện kinh tế. Nếu bản thân cha mẹ không có đƣợc niềm yêu mến sách và thói quen đọc sách, dùng chữ này thì chắc chắn họ sẽ khó thực hiện, trong trƣờng hợp họ cố gắng thực hiện, hiệu quả cũng không cao vì ít nhất đứa trẻ thiếu đi

Phỏng vấn sâu giúp chúng tôi tìm hiểu về cách thức cha mẹ tiến hành với các biện pháp. Kết quả cho thấy nhiều biện pháp cha mẹ mới chỉ làm đƣợc một phần, chƣa triệt để và chƣa thực sự để tâm, thậm chí một số cách tiến hành có thể cản trở trẻ phát triển ngôn ngữ. Cụ thể:

Với biện pháp “cùng trẻ khám phá và đặt câu hỏi về thế giới xung quanh”, cha mẹ thƣờng: Đưa con tới những nơi công cộng trong xóm để trẻ chơi và tiếp xúc với những người khác; giữ trẻ an toàn và sạch sẽ, chỉ cho trẻ những điều thích mắt và dạy trẻ tập nói những từ mới; giải đáp mọi thắc mắc của trẻ... (mẹ của K. V; Tr. H và P. L). Họ đã hạn chế khái niệm khám phá vào việc đƣa trẻ ra khỏi căn nhà quen thuộc và sắm vai trò của một ngƣời thông thái trƣớc trẻ mà không biết rằng đôi lúc phải thừa nhận có nhiều điều bản thân chƣa biết, học hỏi và khám phá thế giới là nhiệm vụ suốt đời, “cùng con khám phá” chứ không phải “dạy con khám phá”.

Với thói quen “quan sát, chờ đợi và lắng nghe trẻ nói”, họ cho rằng: Quan sát là không rời con, chờ đợi và lắng nghe khi con nói để biết con nói đúng hay sai, giúp con sửa lỗi phát âm, câu cú... (mẹ của M. C; P. L). Họ không nghĩ rằng đây là một thói quen giúp tạo thuận lợi cho con khởi xƣớng và nhiệm vụ của cha mẹ là nắm bắt khởi xƣớng đó để có những tƣơng tác thú vị với con chứ không phải chỉ tập trung xem con nói đúng hay sai để “bắt lỗi” và “sửa lỗi”.

Ngoài ra, khi phỏng vấn, chúng tôi cũng đƣa ra một số câu hỏi tình huống đề nghị phụ huynh cho hƣớng giải quyết. Qua cách họ trả lời có thể thấy rõ hơn mức độ và cách thức họ tiến hành các biện pháp phát triển ngôn ngữ ra sao. Đó là các câu hỏi: (1) Trong khi anh/chị đang xem tivi, con nhảy lên nhảy xuống một cách thích thú trên đệm và gây ồn ào bởi tiếng cười và tiếng la hét, anh/ chị sẽ làm gì?; (2) Con gái đang ngồi một mình chải tóc cho búp bê, để giúp bé thêm vui thích, anh/chị sẽ làm gì?; (3) Khi đi chợ cùng mẹ, con thích thú khi thấy một con cá nhảy vọt ra khỏi chậu, để giúp bé thêm hiểu biết, anh/chị sẽ nói điều gì với con?; (4) Ở nhà của anh/chị, bé có thể nhìn thấy chữ viết ở những đâu?; (5) Khi kể cho con nghe xong một cuốn truyện, anh/chị giải quyết như thế nào nếu con yêu cầu đọc lại?; (6) Ngăn cấm nào trước đây đã được từ bỏ?...

3.2.3. Những khó khăn của cha mẹ trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Khảo sát mức độ khó khăn mà các bậc cha mẹ gặp phải trong quá trình chăm sóc và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, chúng tôi thu đƣợc kết quả:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)