PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠ
4.1.2. Thực trạng côngtác QLDA đầu tư xây dựng tại công ty CPNước sạch
4.1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Ban quản lý dự án thuộc công ty CP nước sạch Thái Nguyên đã thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy trình, thể hiện trên hình 4.1
Hình 4.1.Quy trình thực hiện cơng việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Nguồn: Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên Khảo sát hiện trạng, nghiên
cứu sự cần thiết phải đầu tư
Xin chủ trương đầu tư
Xin thỏa thuận địa điểm với địa phương Xin giới thiệu địa điểm
Cho phép đầu tư
Văn bản đồng ý
Văn bản trả lời đồng ý
Lập quy hoạch chi tiết, xin thỏa thuận quy
hoạch
Xin thỏa thuận với cơ quan chuyên ngành về
cấp điện, nước, môi trường
Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án Cắm mốc giới hạn Trình, thẩm định, ra văn bản phê duyệt
Các bước thực hiện trong quy trình đều đã được Ban nghiêm túc thực hiện đúng theo quy định. Để phân tích, đánh giá sâu về kết quả cơng tác quản lý dự án, đề tài tập trung vào một số công việc cụ thể như sau:
a.Công tác xin chủ trương đầu tư
- Chủ trương đầu tư các cơng trình, dự án trong lĩnh vực cấp thốt nước xuất phát từ nhu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh.
- Chính quyền cấp huyện có văn bản đề nghị UBND tỉnh xây dựng cơng trình, trên cơ sở văn bản đề nghị của UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành kiểm tra thực tế để tham mưu cho UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư.
- Các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành. Đối với các dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch theo ngành.
Nhìn chung cơng tác xin chủ chương đầu tư và cho phép lập dự án đầu tư thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Tuy nhiên, công tác công tác xin chủ trương đầu tư cịn dàn trải dẫn đến tình trạng một số dự án đã thực hiện giai đoạn lập dự án nhưng do thiếu kinh phí để thực hiện dự án nên vẫn dừng lại chưa triển khai thi công như: Xây dựng tuyến ống DN300 đường Lương Ngọc Quyến và ngã tư Mỏ Bạch đi ngã tư Đồng Quang; Xây dựng Trạm cấp Nước sạch Quang Vinh giai đoạn 2.
b. Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án
Lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình là bước đầu tiên của công tác QLDA đầu tư. Nếu công tác lập dự án chính xác và hiệu quả sẽ giúp cho cơng tác QLDA trở nên đơn giản hơn, khoa học hơn. Đồng thời việc làm này sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc tiết kiệm chi phí cho cơng tác QLDA tại các cơng trình.
Tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên công tác lập dự án được thực hiện hình 4.2:
Hình 4.2. Trình tự lập dự án tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên
Nguồn: Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên
Trong công tác lập dự án đầu tư xây dựng, Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên chia các nhiệm vụ cho từng phòng ban phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận để đảm bảo các công việc được tiến hành thuận lợi đáp ứng đúng tiến độ của dự án và cụ thể của các phịng ban trong cơng tác lập dự án như sau:
- Phịng kỹ thuật đóng vai trị chủ chốt trong q trình lập dự án với nhiệm vụ thiết kế, lập dự tốn và bóc tách vật tư vật liệu.
- Phịng tài chính: có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và chuẩn bị nguồn vốn. Dựa vào dự tốn của phịng kỹ thuật đưa ra đối với từng dự án, các cán bộ phịng tài chính sẽ xây dựng các kế hoạch về tài chính để có đủ nguồn vốn kịp thời cấp cho dự án.
- Phịng kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch vật tư, thiết bị. Sau khi xem xét thiết kế và quy mô của dự án, các cán bộ phòng kế hoạch vật tư sẽ phối hợp với một vài cán bộ phòng kỹ thuật để xây dựng các kế hoạch vật tư, thiết bị và nhân sự cần thiết cho dự án.
Sau khi phòng kỹ thuật, phịng tài chính và phịng kế hoạch vật tư hồn
Ban QLDA Bộ phận kỹ thuật Bộ phận Tài chính Bộ phận kế hoạch vật tư Cơng ty Lập kế hoạch dự án Lập kế hoạch tài chính, chuẩn bị nguồn vốn Lập kế hoạch nhân sự, vật tư, thiết bị Thiết kế, lập dự tốn, bóc tách vật tư vật liệu
án đã được lập lên Ban QLDA để đánh giá về tính khả thi của các kế hoạch đã được lập nếu chưa đạt yêu cầu thì từng phịng ban, bộ phận sẽ phải thực hiện lại nhiệm vụ của mình từ đầu, lúc nào được Ban quản lý chấp nhận thì sẽ trình lên cơng ty đánh giá cuối cùng để hạn chế số lần điều chỉnh thiết kế và dự án.
Bảng 4.2. Tình hình điều chỉnh các dự án đầu tư XD giai đoạn 2014-2016
STT Tên dự án Số lượt điều chỉnh tổng mức đầu tư Số lượt điều chỉnh thiết kế Số lượt điều chỉnh kế hoạch về thời gian triển khai Số lượt điều chỉnh kế hoạch về nguồn nhân lực 1 Phát triển Hệ thống cấp nước thành phố Thái Nguyên 1 1 2 3
2 Cấp nước thị xã Sông Công 7 7 6 8
3 Hệ thống cấp nước phục vụ nhà máy
điện tử Sam Sung 3 3 3 4
4 Xây dựng Trạm cấp Nước sạch Quang
Vinh giai đoạn 2 4 4 4 6
5 Cải tạo hệ thống cấp nước TP Thái
Nguyên 1 1 2 2
6 Xây dựng tuyến ống cấp nước DN300
Khu công nghiệp Điềm Thụy 1 1 0 1
7
Nâng cấp, thay thế tuyến ống cấp nước DN300 đường Tân Quang, TP Thái Nguyên
2 2 4 3
8
Xây dựng tuyến ống DN300 đường Lương Ngọc Quyến và ngã tư Mỏ Bạch đi ngã tư Đồng Quang
1 1 3 4
9
Dự án Cấp nước cho nghĩa trang An Lạc Viên Indevco và nhân dân trong khu vực xã Thịnh Đức
1 1 5 5
Nguồn: Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên
Trong cơng tác quản lý trình tự và thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên luôn luôn hạn chế số lần điều chỉnh dự án. Bởi lẽ, với mỗi lần điều chỉnh dự án đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLDA và cụ thể là cơng tác quản lý trình tự và thủ
tục lập dự án đầu tư do sự điều chỉnh dự án sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiều yếu tố khác như thời gian hoàn thành, số vốn đầu tư, kế hoạch nhân sự… Từ thực tế này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu số lần điều chỉnh dự án và kéo theo điều chỉnh các nội dung khác tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên.
Tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên dự án chỉ được điều chỉnh khi xảy ra một trong 3 trường hợp là: Do ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự cố bất khả kháng khác; xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn cho dự án; hay khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mơ, tính chất, mục tiêu dự án của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên. Vì nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực của sự điều chỉnh dự án lên công tác QLDA đầu tư nên số lần điều chỉnh này được Ban QLDA rất hạn chế. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng số liệu nhận thấy hầu hết các dự án có số lần điều chỉnh tổng mức đầu tư với mật độ ít hay nhiều, đặc biệt là Dự án cấp nước thị xã Sông Công với 7 lần điều chỉnh tổng mức đầu tư, 7 lần điều chỉnh thiết kế, 6 lần điều chỉnh kế hoạch về thời gian triển khai và 8 lượt điều chỉnh về kế hoạch nguồn nhân lực. Với số lần điều chỉnh dự án dày đặc như vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và thời gian thi cơng của các nhà thầu từ đó ảnh hưởng đến tiến độ của dự án và ảnh hưởng đến công tác bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu thi công giai đoạn tiếp theo. Trên thực tế, dự án cấp nước thị xã Sông Công là một dự án lớn được thực hiện bằng nguồn vốn vay Norad và nguồn vốn ngân sách của tỉnh là một dự án có tổng mức đầu tư quy mơ lớn, phục vụ cấp nước sản xuất, sinh hoạt trên tồn địa bàn thị xã Sơng Cơng. Chính vì quy mơ của dự án và tổng mức đầu tư của dự án chủ yếu là nguồn vốn vay nên số lần điều chỉnh dự án mới có tần suất nhiều như vậy, do đặc thù của các dự án sử dụng nguồn vốn vay,quy định của Nhà tài trợ phức tạp, dự án có tổng mức đầu tư lớn, cơng tác lập thiết kế, dự tốn chưa chính xác, đến khi triển khai thi cơng mới phát hiện ra thiếu sót, bất hợp lý và phải điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế.
Như vậy, qua việc phân tích nhận thấy cơng tác QLDA của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên vẫn còn nhiều bất cập bởi số lần điều chỉnh dự án quá nhiều kể cả những dự án có nguồn vốn đầu tư ổn định. Trước tình hình này, Ban QLDA nên xem xét lại cơng tác quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình nhằm đảm bảo hạn chế xuống mức
thấp nhất số lượt điều chỉnh dự án để giảm bớt chi phí QLDA và hiệu quả QLDA cao hơn.
Bảng 4.3. Đánh giá công tác lập dự án của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên năm 2016
Nội dung Câu hỏi 1 2 3 4 5
Điểm trung bình Cơng tác lập dự án Quy trình lập dự án hiện nay được sắp sếp logic,
hoàn chỉnh 8 13 14 16 11 3,15
Sự sắp xếp công việc, trách nhiệm cho các phịng ban trong q trình lập dự án là
hợp lý 3 6 9 26 18 3,8
Các bộ phận thực hiện công tác lập dự án làm việc hiệu
quả, trách nhiệm 9 9 14 15 15 3,3 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu khảo sát (2017)
Bảng 4.3 cho thấy công tác lập dự án của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên còn nhiều bất cập cần phải khắc phục, thứ nhất là quy trình lập dự án,thứ hai là trách nhiệm của các phòng ban, bộ phận thực hiện công tác lập dự án. Theo như kết quả phỏng vấn ở câu hỏi “Quy trình lập dự án hiện nay được sắp xếp logic, hoàn chỉnh” chỉ nhận được số điểm trung bình là 3,15 điểm thể hiện quy trình lập dự án của Ban quản lý chưa được xây dựng hợp lý và hoàn chỉnh. Thực tế, nhận thấy quy trình lập dự án này cịn tương đối rườm rà và phức tạp mất nhiều thời gian và chi phí. Đối với câu hỏi “Các bộ phận thực hiện công tác lập dự án làm việc hiệu quả, trách nhiệm” cũng nhận đươc kết quả đánh giá thấp với 3,3 điểm cho thấy các phòng ban thực hiện lập dự án của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên chưa có trách nhiệm trong công việc nên công tác lập dự án còn chưa thực sự hiệu quả. Điều này thể hiện ở số lần điều chỉnh, thay đổi dự ándiễn ra với tần suất rất nhiều. Việc thay đổi điều chỉnh dự án nhiều lần như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án và kế hoạch vốn đầu tư của Ban Quản lý dự án. Mặc dù công tác
lập dự án của Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên không được đánh giá cao song nó cũng khơng ở mức quá thấp, đó là nhờ sự sắp xếp cơng việc của các phịng ban thể hiện ở câu hỏi phỏng vấn “Sự sắp xếp công việc, trách nhiệm cho các phịng ban trong q trình lập dự án là hợp lý” đạt số điểm trung bình rất cao là 3,8 điểm. Chính vì vậy, nên theo đánh giá sự sắp xếp công việc là rất hợp lý và câu hỏi phỏng vấn đạt số điểm cao.
Như vậy, qua công tác phỏng vấn đánh giá công tác lập dự án đầu tư tại Ban QLDA đầu tư xây dựng thuộc công ty CP Nước sạch Thái Nguyên nhận thấy còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để công tác này đạt hiệu quả hơn để từ đó nâng cao chất lượng cơng tác QLDA đầu tư tại Ban QLDA.
4.1.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn này được có quy trình thực hiện lần lượt là: Thiết kế; Đấu thầu; Giải phóng mặt bằng và Thi cơng. Đề tài tiến hành phân tích, đánh giá cơng tác quản lý dự án ở từng giai đoạn này để chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý của công ty.
a. Thiết kế bản vẽ thi công
- Công tác khảo sát để phục vụ thiết kế bản vẽ thi cơng cịn nhiều hạn chế, nhiều cơng trình hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất chưa phù hợp với thực tế ảnh hưởng đến chất lượng của hồ sơ thiết kế: Xây dựng tuyến ống cấp nước DN300 Khu công nghiệp Điềm Thụy; Nâng cấp, thay thế tuyến ống cấp nước DN300 đường Tân Quang, TP Thái Nguyên.
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng của nhiều cơng trình chất lượng chưa cao, giải pháp thiết kế chưa hợp lý, biện pháp thi công đề cập chưa đầy đủ gây khó khăn cho cơng tác triển khai thi cơng xây dựng cơng trình: Nâng cấp, thay thế tuyến ống cấp nước DN300 đường Tân Quang, TP Thái Nguyên; Xây dựng Trạm cấp Nước sạch Quang Vinh giai đoạn 2; Dự án Cấp nước cho nghĩa trang An Lạc Viên Indevco và nhân dân trong khu vực xã Thịnh Đức.
- Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình triển khai lập dự án và thiết kế bản vẽ thi công là:
+ Quy trình kiểm sốt chất lượng và tiến độ của Ban quản lý dự án chưa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế.
+ Phần lớn các dự án từ khi có quyết định phân bổ vốn đến khi đấu thầu thi công rất ngắn nên công tác triển khai thiết kế bản vẽ thi cơng gặp nhiều khó khăn do thời gian triển khai thực hiện gấp.
b. Đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu được thực hiện trong từng giai đoạn, trong kế hoạch nêu những nội dung: Tên gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn thực hiện, thời gian lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, hình thức hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng. Việc lựa chọn phân chia thành các gói thầu căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, tính tương đồng, quy mơ ....
Bản chất của việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực thực hiện gói thầu, có các đề xuất về giá dự thầu, tiến độ và các đề xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư, dự án.
Trong giai đoạn vừa qua với chức năng nhiệm vụ được Công ty CP nước sạch Thái Nguyên giao, Ban QLDA đầu tư xây dựng đã thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu tuân thủ các nội dung quy định tại Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Xây dựng quy trình thực hiện và tuân thủ nghiêm túc quy trình.
Hình 4.3 Cho thấy các công việc đã được tiến hành rất bài bản và chuyên nghiệp, những công việc cụ thể trong giai đoạn này sẽ được giao cho từng bộ phận đảm nhận và chịu trách nhiệm đối với công việc được phân công.
Trong công tác này, khi lập xong kế hoạch đầu thầu, ban quản lý sẽ trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. UBND tỉnh ra quyết định đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn Ngân sách tỉnh; Công ty ra quyết định đối với các dự án sử dụng nguồn vốn của Công ty.
Qua sơ đồ công tác lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDA đầu tư xây dựng