Mẫu phiếu theo
đối tượng Địa điểm Số phiếu Cộng
1. Du khách Đền bờ 35
105
Bản Giang Mỗ 35
Công viên nước Ngòi Hoa 35
2. Người dân cung cấp sản phẩm du lịch
Đền bờ 35
105
Bản Giang Mỗ 35
Công viên nước Ngòi Hoa 35
3. Doanh nghiệp Công viên nước Ngòi Hoa 5 05
4.Lãnh đạo các Sở, các huyện và phòng
chuyên môn
UBND huyện Đà Bắc 3
12
UBND huyện Cao Phong 3
UBND huyện Tân Lạc 3
UBND TP Hòa Bình 3
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3
21
Sở Kế hoạch và Đầu tư 3
Sở Tài chính 3
Sở Tài nguyên và MT 3
Sở Công thương 3
Sở Giao thông vận tải 3
Công an tỉnh 3
5. Cán bộ xã Các xã: Ngòi Hoa (Tân Lạc); Bình
Thanh, Thung Nai (Cao Phong);
Vầy Nưa (Đà Bắc)
3 12
Sau khi thu thập thông tin qua phỏng vấn, học viên tiến hành nhập dữ liệu và phân tích thông tin bằng phần mềm Excel để đánh giá thực trạng du lịch Hồ
Hòa Bình trên các khía cạnh: Đặc điểm khách du lịch (số lượng, độ tuổi, giới tính, quê quán, nghề nghiệp), khả năng chi tiêu, thị hiếu, đánh giá của du khách về Hồ Hòa Bình; mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương từ du lịch; năng lực và mức độđáp ứng của doanh nghiệp du lịch địa phương,…
Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch Hồ Hòa Bình để tiến hành điều tra, thu thập số liệu tại các điểm đã chọn và một số cơ quan quản lý nhà nước của
xã, huyện và của tỉnh như thể hiện ở bảng 3.4.
3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân kết hợp với độ lệch chuẩn và phương sai để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động du lịch qua các năm như số khách đến từng khu du lịch và tất cả các khu du lịch, doanh thu của khu du lịch, chi phí, đầu tư vào các khu du lịch, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ du lịch,…
Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để so sánh, đánh giá kết quả kinh doanh du lịch
qua các năm, giữa các khu du lịch trong cùng năm và giữa các loại hình du lịch
khác nhau,…
Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng những ý kiến đóng góp của người dân địa phương gần các điểm du lịch cũng như lấy ý kiến của các du khách. Qua đó, góp phần nắm bắt được các thông tin một cách thực tế về thực trạng tình hình, đưa ra được các giải pháp phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương.
Phương pháp dự báo
Dựa vào thực trạng tình hình phát triển du lịch Hồ Hòa Bình và sự phát triển kinh tế thị trường đểđưa ra một số dự báo về thị trường khách, doanh thu,
3.2.5. Chỉ tiêu phân tích
Để đánh giá tài nguyên du lịch, thực trạng phát triển du lịch Hồ Hòa Bình, trong đề tài tôi dùng một số chỉ tiêu sau:
Tài nguyên du lịch:
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
Thực trạng du lịch:
- Số lượng, cơ cấu khách du lịch.
- Số ngày khách lưu trú bình quân: Số ngày khách lưu trú bình quân = tổng số ngày khách/tổng số lượt khách.
- Doanh thu du lịch: Bao gồm doanh thu từ dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, doanh thu bán hàng và doanh thu khác.
- Các đánh giá của du khách.
- Đánh giá của người dân.
- Đánh giá của các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện.
- Đánh giá về chất lượng môi trường sinh thái.
Các nhân tố ảnh hưởng du lịch:
- Ảnh hưởng của thể chế chính sách
- Năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Ảnh hưởng của năng lực doanh nghiệp du lịch
- Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch
- Sự phối hợp của các cấp các ngành
Chỉ tiêu hiệu quả du lịch:
- Lượng khách du lịch đến
- Tổng thu từ khách du lịch
- Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư
- Số lượng cơ sở lưu trú
PHẦN4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰCTRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ HOÀ BÌNH 4.1.1. Tài nguyên du lịch và thực trạng khách du lịch 4.1.1. Tài nguyên du lịch và thực trạng khách du lịch
4.1.1.1. Tài nguyên du lịch
a. Cảnh quan và diện tích mặt nước lớn
Hồ Hòa Bình là một trong những hồ nhân tạo có diện tích lớn nhất miền Bắc, với diện tích mặt nước ngập thường xuyên khoảng 8.000 ha, nổi bật với cảnh quan mặt nước trong xanh, hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô trên mặt nước, trước đây vốn là các ngọn núi, quả đồi, sau khi ngăn sông đã bị ngập chìm
trong nước, giờ chỉ còn một phần nhô lên; hai bên hồ với những cánh rừng, dãy núi đá vôi sừng sững in bóng xuống lòng hồ tạo nên phong cảnh sơn thủy, hữu tình, được ví như một “vịnh Hạ Long trên núi”. Lòng hồ trải dài trên địa bàn thành phố Hòa Bình và 4 huyện, là lợi thế lớn để phát triển các sản phẩm du lịch khai thác lợi thế mặt nước: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, vui chơi giải trí trên mặt nước, khám phá hệ sinh thái, tham quan điểm du lịch hai bên bờ,…
Hai bên bờ với các cánh rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có những bản làng dân tộc Mường, Thái, Tày,... sinh sống tạo nên vùng cảnh quan đặc sắc, nguyên sơ, yên ả của vùng núi, là một trong những nguồn tài nguyên du lịch đặc biệt. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch tìm hiểu và trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc.
Khu vực nghiên cứu có diện tích rừng khá lớn, với nhiều loại gỗ quý như pơmu, samu, dổi, nghiến, chò chỉ, chò nâu, de, lát, lim,... đặc biệt tại các khu bảo tồn thiên nhiên, với một quần thể động thực vật đa dạng: Gấu, báo hoa mai, thông đỏ, lan hài, thông Pà Cò,… có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.
Nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú với các loài có giá trị kinh tế và khoa học mà các hệ thống sông ở vùng đồng bằng không có như các loài cá: Dầm xanh, anh vũ, chiên, lăng…tạo giá trị ẩm thực địa phương thu hút du khách.
b. Văn hóa Mường
Khu vực nghiên cứu là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, trong đó có 6 dân tộc chính: Thái, Mường, Kinh, Tày, Dao, Mông. Đồng bào nơi đây chủ
yếu sống bằng nghề trồng lúa, canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc gia cầm. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa đa dạng, mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc. Các bản làng dân tộc sống gắn bó với thiên nhiên, tập tục sinh hoạt, lối sống vẫn mang đậm chất bản địa.
Cộng đồng dân tộc Mường chiếm đa số, đây được coi là đất gốc của người Mường, là dân tộc bản địa gắn liền với văn hóa Hòa Bình ra đời cách đây hàng vạn năm. Dân tộc Mường có nền văn hóa đặc sắc, phong phú đa dạng mang màu sắc độc đáo, riêng biệt:
- Bản làng được tập trung ở chân núi với hướng nhà nhìn ra cánh đồng hay dòng suối.
- Nhà sàn người Mường là dạng kiến trúc nhà sàn với vât liệu chủ yếu bằng gỗ, luồng tre. Người Mường thường sử dụng một số loại gỗ quý đặc trưng để làm những bộ phận, cấu kiện quan trọng trong ngôi nhà như: gỗ trai, chò chỉ, nghiến; sến, táu, dổi, de, đinh, lát... Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính, nhà sàn của người Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan
vách... Nhà sàn truyền thống thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ.
- Kho tàng văn nghệ dân gian của đồng bào Mường rất phong phú với nhiều thể loại như: Thơ dài, bài Mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Đặc
trưng với múa sắc bùa, múa Chiêng, múa đâm đuống; trò chơi dân gian đánh
mảng, bắn nỏ, kéo co,…
Ngoài ra, các đặc trưng về văn hóa của các dân tộc khác nhau trên địa bàn đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa cho Khu du lịch Hồ Hòa Bình:
- Lễ hội: Lễ hội Khai hạ - Mường Bi (Tổ chức mùng 7 - 8 tháng giêng âm lịch hàng năm); lễ hội Cồng Chiêng (Tổ chức ngày mùng 8/1 âm lịch hàng năm); lễ
hội Khuống Mùa (xuống đồng); lễ mừng cơm mới; lễ hội Đền Bờ (từ ngày mùng 7
tháng giêng kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch); lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái - huyện Mai Châu (tổ chức vào ngày 9-10/1 âm lịch hàng năm); lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái (3 năm tổ chức 1 lần vào tháng 1 âm lịch); lễ hội Cầu Mưa của dân tộc Thái (tổ chức vào tháng 4 âm lịch); lễ hội Gầu Tào của người Mông (tổ chức vào dịp tết của người Mông); lễ hội chùa Ké ởMường Bi là sự giao thoa vềvăn hóa giữa các dân tộc, lễ hội có sự tham gia của cảngười Kinh và Mường;…
- Nghề thủ công truyền thống: Nghề dệt thổ cẩm, nghềmây tre đan, nghề ệ ả ề ộ ớ ữ ụ ụ lao độ ả ất đượ ừ
liệu tự nhiên.
- Tập quán canh tác: Việc khai khẩn làm ruộng bậc thang và chăm sóc
cây trồng được sử dụng bằng những kỹ thuật làm ruộng truyền thống, có từ hàng
ngàn năm lịch sử, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.
- Các loại hình dân ca, dân vũ, điệu múa đặc sắc, trò chơi dân gian: Hát giao duyên - “khắp báo sao”, múa nón “ xé cúp” và các trò chơi: Chơi quả lẹ “Tó má lẹ”, chơi cà kheo, ném còn, đánh quay, chơi phại,…
- Sự phong phú vềkho tàng văn nghệ dân gian: Một số tác phẩm dân gian nổi tiếng như: Sửthi đẻđất đẻnước, mặc dù vùng đất này không phải là nơi phát tích của tác phẩm, nhưng đây có thể coi là niềm tự hào không chỉ của văn hóa Mường mà còn của cả dân tộc Việt Nam; truyền thuyết vềông Đùng, bà Đà; út Lót - Hồ Liêu;…
c. Các giá trị lịch sử tâm linh
Giá trị tâm linh thể hiện rõ trongđời sống của đồng bào dân tộc, hàng năm vào dịp lễ tết các điểm văn hóa tâm linh thu hút hàng vạn lượt khách đến thắp hương, cầu may, nổi bật là một số điểm: Đền Thác Bờ, chùa Hòa Bình Phật Quang. Đây là tiềm năng du lịch quan trọng cần khai thác, phát triển.
d. Ẩm thực, đặc sản
Với điều kiện khí hậu mát mẻ, hiền hòa tạo điều kiện thuận lợi để trồng các loại rau củ, quả. Ngoài ra, thiên nhiên, núi rừng nơi đây cung cấp nguồn thực phẩm khá phong phú. Ẩm thực đặc sắc bởi mang nét riêng của từng dân tộc,
trong đó đặc trưng là ẩm thực dân tộc Mường: Văn hóa ẩm thực của người Mường được tạo nên từ những món ăn đơn giản, dân dã mang hương vị của núi rừng, sông suối như món rau đồ, món cá suối, món thịt lợn,… nhiều món ăn bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh. Điều đặc biệt nhất trong văn hóa ẩm thực người Mường là sử dụng lá chuối để bày các món ăn (cỗ lá), cỗ lá trở thành thương hiệu riêng của người Mường.
- Một số món ăn nổi tiếng: Chả lá bưởi, thịt trâu nấu lá lồm, thịt gà nấu
măng chua, cá sông nướng, rượu Mai Hạ, rượu cần,… - Các đặc sản: Măng tươi, cam Cao Phong, mía,…
đ. Các địa điểm du lịch chính
Khu vực huyện Đà Bắc
Theo truyền thuyết, đền thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân - người Mường và một bà người Dao ở Vầy Nưa, có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát
Hãn.Sau khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho
trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Lễ hội được tổ chức vào 7/1 âm lịch
hàng năm.
Điểm du lịch đảo Dừa: Xóm Săng Trệch, xã Vầy Nưa. Cách trung tâm
thành phố Hòa Bình khoảng 25km, du khách chỉ mất khoảng 20 phút đi tàu từ
bến cảng du lịch Thung Nai. Đảo Dừa ẩn hiện trong màu xanh của cây cối và
sông nước bao la. Các khu vực phục vụ khách trên đảo được bố trí hợp lý giữa không gian thoáng mát với tầm nhìn bao quát một góc Hồ và các đảo xung
quanh. Xung quanh đảo là những ngôi nhà sàn nhỏ gọn nằm quay mặt ra phía hồ.
Khu vực huyện Cao Phong
Đền Bờ trái: Xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Theo truyền thuyết, đền thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân - người Mường và một bà người Dao ở
Vầy Nưa, có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ
tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, hai bà
thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hòa. Lễ hội được tổ chức vào 7/1 âm lịch hàng năm.
Bản Mỗ: Xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Nằm dưới chân núi Mỗ, khí hậu trong lành, phía trước là cánh đồng lúa xanh mướt, phía sau là những thửa ruộng bậc thang. Xóm có hơn 100 nhà sàn truyền thống nguyên vẹn của
người Mường.
Khu vực huyện Tân Lạc
Động Thác Bờ: Xóm Bưng, xã Ngòi Hoa. Động nằm ở sườn núi phía Bắc của dãy núi Chúa nhìn ra mặt hồ, phía trước bên kia hồ nước là Đền Thác Bờ.
Trong động có các dàn đàn đá, cồng chiêng đá, cây bạc, núi vàng, nhũ đá tài lộc lấp lánh,…
Động Hoa Tiên: Xã Ngòi Hoa. Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi núi Bà. Cách động Hoa Tiên khoảng 1 km về phía Đông, có hồ nước rộng, trong
xanh được người dân gọi là hồ Tiên tắm. Trong hang động có nhiều khối nhũ đá, măng đá, cột đá đủ các hình thù kỳ thú, hấp dẫn.
Bình gần 40 km. Xóm nằm trong thung lũng nhỏ với nhiều triền đồi bao quanh, có dòng suối Ải trong vắt chảy quanh. Là địa bàn cư trú lâu đời của người
Mường, có hơn 50 nhà sàn truyền thống. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mang đậm bản sắc của người Mường còn được lưu giữ. Đây có thể phát triển
thành điểm du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa dân gian, du lịch cộng đồng.
Khu vực huyện Mai Châu
Bản Lác: Xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, là điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng, được du khách trong nước và quốc tế rất ưa thích. Nằm trong thung
lũng Mai Châu, là địa bàn cư trú lâu đời của người Thái, bản có tuổi đời trên 700
năm, nằm giữa những cánh đồng lúa xanh mướt tạo nên vẻđẹp nên thơ của miền
sơn cước.
Bản Văn, Bản Pom Coọng: TT Mai Châu, huyện Mai Châu. Địa bàn cư
trú lâu đời của người Thái, với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng.
Bản Xà Lĩnh: Xã Pà Cò, huyện Mai Châu. Nơi sinh sống của người Mông, bản có độ cao 1.288m so với mục nước biển, cách quốc lộ 6 khoảng 1,5 km, cách trung tâm huyện Mai Châu hơn 40km. Nét đặc sắc ở bản là những ngôi nhà gỗ
truyền thống và những hàng rào đá, mây mù che phủ quanh năm. Mỗi khi xuân vềhoa mơ, hoa mận, hoa đào nở rực khắp bản.
Thành phố Hòa Bình
Nhà máy thủy điện Hòa Bình: Là tổ hợp công nghiệp lớn đầu tiên thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. Công trình lắp đặt 8 tổ máy với công suất 1.920KW, sản lượng điện hàng năm đạt 8,4 tỷ Kwh/năm. Đến đây có thể tiếp cận bằng cả đường thủy và đường bộ. Trong khu vực thủy điện Hòa Bình có
Tượng đài Bác Hồ, được xây dựng trên đỉnh đồi ông Tượng ở độ cao 186 m so