Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
2.1.4. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển du lịch Hồ
2.1.4.1. Tài nguyên du lịch và thực trạng khách du lịch
a. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên tự nhiên: Đề tài tập trung nghiên cứu các tài nguyên tự nhiên trong khu vực Hồ Hòa Bình để phát triển du lịch như: Vịtrí địa lý, khí hậu, thủy
văn, các đảo… trong khu vực hồ.
Tài nguyên nhân văn: Nghiên cứu các tài nguyên nhân văn như: Văn
hóa bản địa, các địa điểm du lịch tâm tâm linh, các sản phẩm truyền thống,
ẩm thực…
Đối với du lịch, địa hình còn tạo nên phong cảnh…Địa hình miền núi, vùng sông hồ còn có không khí trong lành, có nhiều đối tượng hoạt động du lịch
như suối, thác, hang động, sinh vật và các dân tộc ít người.
b. Thực trạng khách du lịch
Đánh giá về thực trạng khách du lịch là đánh giá về động cơ du lịch, sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách, nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du lịch. Nhu cầu du lịch của con người là hết sức đa dạng, phong phú, chính vì vậy cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn và đáp ứngtốt nhất cho nhu cầu của du khách.
2.1.4.2. Thực trạng công tác quy hoạch du lịch Hồ
Trong khuân khổ đề tài này, chỉ giới hạn định hướng chung nhu cầu Quy
hoạch phát triển các phân khu quan trọng nằm trong vùng lõi Hồ có tài nguyên du lịch hấp dẫn, đảm bảo về quy mô diện tích để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và các dịch vụ cần thiết phục vụ các nhu cầu đa dạng của du khách.
2.1.4.3. Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong các chuyến hành trình của họ. Theo cách hiểu này, cơ sở hạ tầng du lịch bao
gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành khác của cả nền kinh tế quốc dân tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch như: hệ thống đường xá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện nước,.. Những yếu tố này được gọi chung là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội. Trong đó những yếu tố cơ sở hạ tầng xã hội còn được xem là yếu tố đảm bảo điều kiện chung cho phát triển du lịch.
Để có thể tiến hành khai thác các tài nguyên du lịch phải tạo được cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó. Có ba yếu tố cầu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu của du khách, đó là: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch và lao động trong du lịch. Như vậy, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch là yếu tố quan trọng, không thể thiếu. Con người bằng sức lao động của mình, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hóa du lịch cung ứng cho du khách. Ngoài yếu tố tài nguyên thì tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Một quốc gia, một địa phương muốn phát triển du lịch tốt thì phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch tốt. Cho nên, có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước, một địa phương.
Trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư hạ tầng xã hội: Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cải thiện điều kiện dân sinh cho cộng đồng dân cư, đồng thời đảm bảo thúc đẩy phát triển du lịch, đặc biệt là tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch bao gồm: Hệ thống đường giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy,..), hệ thống cung cấp điện, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống cấp thoát nước…
Trách nhiệm đầu tư của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch:Toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp và làm thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch. Chúng bao gồm hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển,…và đặc biệt, nó bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ.
2.1.4.4. Thực trạng sản phẩm và tuyến du lịch
Phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch nhằm mục đích: Thỏa mãn đầy đủ
nhất các nhu cầu của khách tại điểm đến, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho cộng đồng dân cư địa
phương và phát triển một cách bền vững. Có rất nhiều yếu tố quan trọng liên
quan đến phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch, đó là: Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch không phải chỉ là một hoạt động được thực hiện riêng rẽ mà là một quá trình gắn kết với nhau của nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ do các chủ thể tại điểm đến cung cấp cho khách. Một sản phẩm và dịch vụ du lịch trong một điểm đến là tập hợp của nhiều trải nghiệm mà khách có thể nhận được không chỉ là các cơ sở lưu trú để ở, các nhà hàng để ăn, uống, các điểm tham quan, các bảo tàng, công viên, nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng mua sắm… mà bao gồm cả các phương tiện vận chuyển, sự giao tiếp với cộng đồng dân cư, cách ứng xử
của các cấp chính quyền... Vì thế, phạm vi và quy mô của sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch là những gì thu hút khách du lịch đến và phục vụ khách với chất
lượng cao.
Mặt khác, phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch của một điểm đến không chỉ phục vụ cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa mà cả đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư xung quanh.
Phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch là một quá trình mà trong đó các giá
trị của một địa điểm cụ thểđược sử dụng tối đa đểđáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tếvà người dân.
Nói tóm lại, theo TS. Trịnh Xuân Dũng, 2015: Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách (nghỉ dưỡng, chèo thuyền, câu cá, thủ công mỹ nghệ, quà lưu niệm…), nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tựnhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Còn dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin,
hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
2.1.4.5. Tình hình nhân lực của ngành du lịch
Nguồn lực con người là yếu tố quyết định mọi hoạt động - Điều mang tính “chân lý” này thường được nhắc đến và được khẳng định ở mọi bình diện từ một tổ chức nhỏđến quốc gia lớn, từ một khu vực đến toàn cầu. Nhưng không phải ở
đâu, bất cứ ai và khi nào cũng nhận thức đầy đủ về tính quyết định của nguồn nhân lực và giành nguồn lực cho việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, do nguồn lực không có nhiều lại bị các nhiệm vụ cấp bách khác chi phối. Hiện
tượng phổ biến khi phân bổ nguồn lực cho chiến lược, chính sách phát triển
thường bao giờ cũng ưu tiên cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
và chi thường xuyên, còn nguồn lực cho đào tạo nguồn nhân lực thường xếp vào hàng thứ yếu. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của nước ta hiện nay
cũng không nằm ngoài tình trạng như vậy.
Theo TS. Trịnh Xuân Dũng (2015): Xây dựng một khách sạn 5 sao đã khó, nhưng đào tạo được con người đủtrình độ để vận hành khách sạn 5 sao còn
khó hơn gấp bội, nếu trình độ của con người chỉ đạt 2 sao thì sau 2 năm khách
sạn sẽ xuống cấp chỉ còn 2 sao. Điều này nói lên rằng, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch (phần cứng) quan trọng, nhưng quan trọng hơn là
nguồn nhân lực phục vụ du lịch (phần mềm). Xuất phát từđiều kiện hiện nay của
nước ta, phát triển nguồn nhân lực du lịch đòi hỏi không chỉ đơn thuần là huy
động nguồn lực tài chính, mà quan trọng hơn là nguồn kiến thức, kinh nghiệm, nhất là đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên. Mặc dù có sự quan tâm của
Nhà nước, sự hỗ trợ của quốc tế, song sự tiếp thu, truyền tải những kinh nghiệm, kiến thức vào các cơ sở đào tạo và cuối cùng đến người làm du lịch là một quá
trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực du lịch là một hoạt động phải được ưu tiên, khuyến khích. Ưu tiên ngay trong việc hoạch
định chính sách phát triển du lịch và do đó cũng phải ưu tiên trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Để có được nhân lực du lịch cả về chất và lượng đáp ứng được các yêu cầu trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay thì việc liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế tạo sự liên kết chặt chẽhơn nữa giữa "Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động" trong quá trình phát triển nhân lực du lịch. Nhà nước tạo môi
trường pháp lý, tạo chuẩn quốc gia về nhân lực làm cơ sởcho đào tạo và sử dụng
lao động, thúc đẩy và kiểm tra, giám sát đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết với nhau và với doanh nghiệp du lịch; các doanh nghiệp du lịch liên kết với nhau và với cơ sởđào tạo, dạy nghề
du lịch để tạo nguồn lực cho nhau, để kiểm định đầu ra của cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch, nâng cao và chuẩn hóa đầu vào cho cơ sở sử dụng lao động du lịch,
quan tâm huy động nội lực để thực hiện; đồng thời chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trước tiên là phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh.
2.1.4.6 . Thực trạng cung cấp các dịch vụ công cho du lịch
Tính ưu việt của một xã hội được phản ánh một cách rõ ràng qua chất
lượng cung ứng dịch vụ công. Mọi xã hội đều có những vấn đề chung, liên quan
đến cuộc sống của tất cả mọi người. Đó là các vấn đề như trật tự trị an, phân hóa giàu nghèo, giáo dục, y tế, dân số, môi trường, tài nguyên, cạnh tranh trong phát triển kinh tế… Để giải quyết thành công các vấn đề này, cần có sự góp sức của cả Nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội thông qua việc cung ứng các dịch vụ công. Nếu các dịch vụ công bị ngừng cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chất lượng thấp thì sẽ dẫn đến những rối loạn trong xã hội, trong kinh doanh, trong phát triển kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của mỗi người
dân, đồng thời tác động tiêu cực đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
Dịch vụ công đáp ứng những nhu cầu và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch, cụ thểtrong các lĩnh vực sau đây:
- Cấp phép đầu tư kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn
- Dịch vụ an ninh và trật tự
- Dịch vụ giao thông và an toàn giao thông kể cả du lịch trên hồ
- Dịch vụ hộ khẩu
- Dịch vụ phòng chống cháy nổ
- Dịch vụ khác
Nhà nước chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là trách nhiệm cuối cùng đối với việc cung ứng đầy đủ về sốlượng, chất lượng, có hiệu quả dịch vụ công cho
dù là Nhà nước tiến hành thực hiện trực tiếp hay thông qua các tổ chức và cá nhân khác là một lá chắn bảo vệ an toàn cho cuộc sống của mỗi người dân. Với việc Nhà nước bảo đảm sự công bằng, bình đẳng cho công dân, nhất là nhóm dân
cư dễ bị tổn thương, trong việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ công thiết yếu liên quan trực tiếp tới đời sống như y tế, giáo dục, an sinh xã hội…, người dân
được hưởng các quyền sống cơ bản của mình, trên cơ sở đó học tập, làm việc nâng cao mức sống của bản thân và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Như vậy,
dịch vụ công có tác dụng cực kỳ to lớn đối với sự phát triển của đất nước và từng
người dân, và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế.
2.1.4.7. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch
Xúc tiến quảng bá du lịch làhoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp. Ngày nay, kinh doanh du lịch có sự cạnh tranh diễn ra không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia (giữa các doanh nghiệp, các địa phương) mà cả trong phạm vi khu vực (giữa các nước) và cả các Châu lục. Để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch, các hiệp hội nghề nghiệp trong du lịch.., đã tìm mọi biện pháp để thu hút được nguồn khách du lịch lớn, một trong những biện pháp đó là
công tác xúc tiến quảng bá du lịch.
Đối với các nước phát triển du lịch, công tác xúc tiến quảng bá du lịch được thực hiện từ rất lâu trước với nguồn kinh phí lớn và với tính chuyên nghiệp cao. Ở Việt Nam kể từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, vấn đề tác xúc tiến quảng bá du lịch để thu hút vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm vàdịch vụ bắt đầu được quan tâm. Thực tế, các vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế cả trên phương diện kinh nghiệm thực tiễn và tổng kết về mặt lý luận. Trong lĩnh vực du lịch, để thu hút một lượng khách du lịch nước ngoài vào nước ta đồng thời quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, Nhà nước, ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã đầu tư cho công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch ở trong nước và nước
ngoài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội nghị, hội thảo, các lễ hội du lịch tại các địa phương đã được tổ chức hàng năm. Ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã tham gia vào nhiều hội chợ du lịch của khu vực và quốc tế nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch để thu hút khách. Nhờ những