Giải pháp phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 95 - 114)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch hồ Hòa Bình

4.3.2. Giải pháp phát triển du lịch hồ Hòa Bình

4.3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch theo định hướng thị trường

Quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Du lịch hồ Hòa Bình không thể phát triển một cách tự phát mà cần được quy hoạch một cách thận trọng, khoa học và định hướng thị trường. Thời gian qua, công tác điều tra cơ bản, quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, du lịch Hòa Bình nói chung

và Hồ Hòa Bình nói riêng hiện mới chỉ quan tâm giới thiệu những gì mình có,

chưa quan tâm đến những gì thị trường cần. Trong khi, đây là yếu tố quyết định thành công trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Qua kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài này, có thể thấy rằng, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề xây dựngquy hoạch mang tầm nhìn dài hạn, có tính bền vững và khả thi hơn, vấnđề cần làm là nghiên cứu thị trường để xác định rõ những thị trường mục tiêu nào

muốnhướngđến và tập trung vào các sảnphẩmmục tiêu ấy.Cụ thể:

Nghiên cứu nhu cầu du lịch: Đầu tư cho công tác nghiên cứu, phân tích

thị trường trong quy hoạch, điểm đến, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh cũng như chính sách, định hướng của nhà nước với du lịch... xem khách cần gì để hướng tới xây dựng, đưa ra sản phẩm phù hợp và tốt nhất đáp ứng nhu cầu các thị trường khách.

Lập Quy hoạch chi tiếtcác điểm du lịch trên khu vực Hồ Hòa Bình:

Phải lập Quy hoạch chi tiết các vùng có tiềm năng tài nguyên du lịch để phục vụ cho mục đích phát triển Hồ Hòa Bình và Danh mục các dự án đầu tư (Bảng 4.25). Vấn đề cốt lõi để du lịch hồ Hòa Bình phát triển bền vững, hỗ trợ bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương là cần quy hoạch chi tiết phát triển các tuyến, điểm du lịch cấp quốc gia và cấp địa phương trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững và theo hướng thị trường, cụ thể:

Khi quy hoạch phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, nguồn khách, định hướng sản phẩm dịch vụ du lịch đảm bảo tính hấp dẫn, đặc thù cho địa phương trên cơ sở tiềm năng và xu hướng phát triển nhu cầu của khách. Cụ thể, qua kết

quả nghiên cứu thực tế về nhu cầu của khách du lịch, thì các sản phẩm mà khách có nhu cầu và mong muốn nhất khi đến Hồ Hòa Bình là: Thưởng thức ẩm thực đặc sản địa phương, nghỉ dưỡng và du ngoạn ngắm cảnh.

Cần phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương với các tổ chức bộ ngành chức năng, các chuyên gia quy hoạch du lịch, chuyên gia sinh thái học và quản lý môi trường trong và ngoài nước để đảm bảo tính khả thi của các dự án.

Quy hoạch phát triển du lịch hồ Hòa Bình phải dựa trên quy hoạch tổng thể về pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của cả nước, đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với giao thông vận chuyển, với quy hoạch đô thị, phòng chống thiên tai, phù hợp với văn bản pháp quy của nhà nước.

Tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc của phát triển bền vững, giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải, duy trì tính đa dạng, hợp nhất vào quá trình quy hoạch, hỗ trợ kinh tế địa phương, lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương, lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thị có trách nhiệm.

Quy hoạch mạng lưới các vườn cây chuyên canh, vườn hoa, vườn quả, trang trại cho mục đích du lịch sinh thái. Phải phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương.

Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình cần quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới dịch vụ phù hợp, tạo thuận lợi cho việc khai thác các tài nguyên du lịch. Các bến thuyền, bãi đỗ theo các cung độ trong các tuyến điểm du lịch của địa phương và phải được quản lý, đảm bảo vệ sinh, an toàn. Mạng lưới giao thông địa phương phải thuận tiện cho việc tiếp cận các điểm du lịch, phải tổ chức các điểm

dịch vụ lưu trú, ăn uống có trật tự, nền nếp, tránh hiện tượng bung ra tràn lan không quản lý và điều hành được.

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc hoa Hồ Hòa Bình đến năm 2030 (theo Quyết định số 1528/QĐ-

TTg ngày 01/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ); Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày

22/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hoà Bình về phát triển Khu du lịch hồ

Hòa Bình thành Khu du lịch quốc gia, có thể đưa ra dự kiến nhu cầu đầu tư cho các dự án Quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Hồ Hòa Bình trong giai đoạn 2017

-2020 như sau:

Bảng 4.16. Dự kiến nhu cầu đầu tư cho các dự án quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Hồ Hòa Bình STT Tên dự án Quy hoạch Kinh phí (triệu đồng) Giai đoạn thực hiện 2017 - 2020 Tổng 11.800

1 Quy hoạch xây dựng phân khu du lịch Ngòi Hoa 3.000 3.000 2 Quy hoạch phân khu xây dựng phân khu du lịch Thung Nai 1.500 1.500 3 Quy hoạch phân khu xây dựng phân khu du lịch Thái Bình 1.800 1.800 4 Quy hoạch phân khu xây dựng phân khu du lịch Thái Thịnh 2.000 2.000 5 Quy hoạch phân khu xây dựng phân khu du lịch Hiền Lương 1.500 1.500 6 Quy hoạch phân khu xây dựng phân khu du lịch Bình Thanh

- Vầy Nưa

2.000 2.000

Sơ đồ 4.1.Dự kiến quy hoạch phân khu chức năng Khu du lịch Hồ Hòa Bình Khu du lịch Hồ Hòa Bình

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2017) Để nâng cao hiệu quả hoạt động quy hoạch, cần tiến hành thẩm định nhằm đánh giá quy hoạch phát triển du lịch hồ Hòa Bình đối với sự phát triển bền vững của địa phương. Thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch, tăng cường quản lý giám sát hoạt động du lịch theo quy hoạch với đại diện của những thành phần có liên quan như đại diện ban quản lý khu du lịch… để đảm bảo các hoạt động không vi phạm các nguyên tắc quy hoạch và không đi quá giới hạn cho phép.

Quy hoạch chi tiết các khu điểm du lịch với mục tiêu phát triển du lịch hồ

Hòa Bình thành loại hình du lịch mang lại hiệu quả nhiều mặt, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn thiên nhiên, môi trường.

Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ hằng năm để kịp thời tháo gỡ những

khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu qủa Quy hoạch.

4.3.2.2. Giải pháp đầu tư hạ tầng cho phát triển du lịch

Ưu tiên ngân sách hàng năm của địa phương hỗ trợ cho Khu du lịch Hồ

Hòa Bình, tập trung vào lĩnh vực hạ tầng đến các khu chức năng, xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu.

Xúc tiến đầu tư cho các dự án trong danh mục dựán ưu tiên.

Tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu Chính phủcho các công trình cơ sở hạ tầng du lịch và tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để kêu gọi, tài trợ không hoàn lại cho

các chương trình, dự án phát triển dài hạn trong khuôn khổ của pháp luật về

quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn

vay ưu đãi cùa các nhà tài trợ.

Kêu gọi các dựán đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sởlưu trú: Nhà nước quy hoạch các khu đất dành cho các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hỗ

trợđầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất.

Thu hút đầu tư của khu vực tư nhân cho các dự án phát triển cơ sở hạ

tầng, có các chính sách thu hút đầu tư như: Đổi đất lấy hạ tầng, hình thức BT, hình thức đối tác công - tư (PPP),...

Tăng cường sự giúp đỡ và phối hợp với các Sở, ngành ở tỉnh và các cơ

quan, ban ngành ởTrung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để

giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phương. Các chương trình, dự án cụ thể như chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, nông thôn mới, trồng rừng, khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống…

Phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo

cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộgia đình, cá nhân có thể tham

gia vào đầu tư du lịch.

Thu hút các nguồn vốn khu vực tư nhân để cải thiện cơ sở vật chất kỹ

thuật du lịch:

Đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu theo mục

tiêu định hướng phát triển du lịch.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ, hệ thống nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ khác tại các trung tâm du lịch, khu du lịch… đểđảm ứng nhu cầu khách du lịch.

Thực hiện đa dạng hóa hệ thống cơ sở lưu trú. Đa dạng các loại hình dịch vụ, đảm bảo hệ thống cơ sở lưu trú đủ tiện nghi phòng họp, phòng tiệc, phục vụ ăn nhanh và dịch vụchăm sóc sức khỏe,…với chất lượng phục vụ cao.

Huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch các ngành, lĩnh vực; đẩy nhanh việc lập quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; lập đồ án quy hoạch các phân khu trong Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình làm cơ sở để thu hút đầu tư xây dựng cơ sở dịch vụ và sản phẩm du lịch trong thời gian tới.

Tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư các dự án ưu tiên theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình đã được phê duyệt như: hạ tầng giao thôngtrọng điểmkếtnối giao thông tới các khu, điểm du

lịch; xây dựng các bến tàu thuyền, bãi đỗ xe phục vụ khách du lịch; hệ thống cung cấp điện; hạ tầng thông tin viễn thông; đào tạo nguồn nhân lực; quảng bá xúc tiến đầutư du lịch; hỗ trợ phát triển các điểm du lịch cộng đồng đáp ứng yêu cầu phát triển và khả năng phục vụ khách du lịch.

Tăng cường hợp tác công - tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật các khu nghỉ dưỡng sinh thái, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao; phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, y tế và các ngành dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

Xây dựng một số điểm dừng chân; khu trồng các loại hoa và cây đặc trưng của khu hồ Hòa Bình để tạo ra những cảnh quan hấp dẫn phục vụ khách du lịch

tham quan, chụp ảnh…

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển du lịch đến năm 2030, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, phương tiện vận chuyển khách, công tác đào tạo, tuyên truyền quảng bá, bảo tồn tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường… giữ vai trò hết sức quan trọng. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường, cho

công tác tuyên truyền quảng bá du lịch.Còn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác thì phải

huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết.

* Nhu cầu vốn đầu tư và các dự án ưu tiên đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư:

Tổng vốn đầu tư phát triển du lịch Khu du lịch Hồ Hòa Bình là 8.388,871

tỷ đồng, được phân thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 2017 - 2020: 2.827,491 tỷđồng. Giai đoạn 2021 - 2025: 4.161,380 tỷđồng. Giai đoạn 2026 - 2030: 1.400,000 tỷđồng.

Bảng 4.17. Dự kiến vốn đầu tư phát triển Khu du lịch Hồ Hòa Bình

TT Hạng mục Kinh phí (triệu đồng) Giai đoạn thực hiện Tỷ lệ % 2017 - 2020 2021 - 2025 2026 - 2030 1 Ngân sách nhà nước 838.871 527.491 261.380 50.000 10,00 2 Xã hội hóa 7.550.000 2.300.000 3.900.000 1.350.000 90,00 Tổng 8.388.871 2.827.491 4.161.380 1.400.000 100,00

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2017) Cơ cấu vốn đầu tư:

Vốn ngân sách nhà nước: 838,871 tỷ đồng (chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư). Ngân sách nhà nước chủ yếu hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực.

Vốn xã hội hóa: 7.550 tỷ đồng (chiếm khoảng 90% tổng vốn đầu tư). Nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch,…

Nhu cầu sử dụng đất:

Tổng diện tích khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình là 52.200 ha. Nhu cầu đất xây dựng các phân khu, điểm du lịch là 3.120 ha. Trong đó, đất xây dựng các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tập trung là 1.200 ha (vùng lõi khu du

lịch), còn lại là đất rừng phòng hộ, đất mặt nước, cây xanh cảnh quan tự nhiên để tạo không gian cây xanh phục vụ tham quan và tổ chức các hoạt động gắn với

Bảng 4.18. Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch vùng lõi Khu du lịch Hồ Hòa Bình

T

T Hạng mục Diện tích

(ha)

Đất phát triển du lịch vùng lõi khu du lịch hồ 1.200

1 Đất phát triển du lịch phân khu Ngòi Hoa 550 2 Đất phát triển du lịch phân khu Thung Nai 50 3 Đất phát triển du lịch phân khu Thái Bình (cảng Ba Cấp) 120 4 Đất phát triển du lịch phân khu Thái Thịnh (cảng Bích Hạ) 150 5 Đất phát triển du lịch phân khu Hiền Lương 70 6 Đất phát triển du lịch phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa 180 7 Đất phát triển du lịch phân khu đảo Sung 80

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2017)

4.3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch và tuyến du lịch

a. Phát triển sản phẩm du lịch

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với sinh thái hồ và các hoạt động vui chơi giải trí trên mặt hồ và theo nhu cầu của khách khi đến Khu du lịch hồ Hòa Bình, cụ thể:

Du lịch tâm linh đền Bờ, đền Đôi Cô và các điểm tâm linh gắn với các hang động, đền, miếu; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng chất lượng cao tại đảo Sung, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc và khu vực vịnh Ngòi Hoa, hồ Hoa, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc; du lịch vui chơi giải trí mặt nước chất lượng cao trên hồ Hoà Bình. Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại: xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc; xóm Trụ, thành phố Hòa Bình; xóm Ké, xã Hiền Lương và xóm Đá

Bia-xóm Mó Hém, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc; xóm Tiện, xã Thung Nai, huyện Cao Phong... các sản phẩm du lịch kết hợp với nuôi thủy sản, sản xuất nông, lâm sản.

Phát triển các hình thức lưu trú trên mặt nước; lưu trú gắn với các trang trại sinh thái, các vườn cây ăn quả; khai thác đặc trưng văn hóa dân tộc Mường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 95 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)