Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển du lịch hồ Hoà Bình
4.1.3. Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng
4.1.3.1. Tình hình đầu tư hạ tầng du lịch hồ Hòa Bình
Du lịch Hồ Hòa Bình đang ở giai đoạn đầu phát triển. Hiện nay, tại đây chưa có khu du lịch quy mô lớn phục vụ nhiều đối tượng du khách, mà chủ yếu
là điểm tham quan nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ khách du lịch nội địa, chi tiêu thấp. Tiềm năng du lịch của Hồ Hòa Bình là rất lớn, đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các dự án du lịch đều đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa hình thành sản phẩm du lịch, do vậy chưa làm đa dạng hóa sản phẩm và
thu hút du khách.
Các Dự án nhà nước đầu tư: Thực hiện các Quy hoạch, Kế hoạch phát triển Khu du lịch hồ Hoà Bình, trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã đầu tư 10 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho Khu du lịch hồ Hòa Bình với tổng số kinh phí hơn 100 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương gồm: Dự án làm đường vào cảng và xây dựng Cảng du lịch Thung Nai; dự án xây dựng tôn tạo di tích Bia Lê Lợi tại đền Bờ; dự án đường vào điểm du lịch văn hoá cộng đồng người Mường xóm Mỗ; dự án đường vào Bảo tàng không gian văn hóa Mường. Hiện đang tập trung đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng hệ thống cấp điện, đường giao thông chính, bến thuyền du lịch trên đảo Sung; nâng cấp tuyến đường và bến thuyền du lịch Ngòi Hoa.
Các Dự án doanh nghiệp đầu tư:Đến nay, trên Khu du lịch hồ Hòa Bình
đã có 13 dự án du lịch của các doanh nghiệp đăng ký đầu tư với số vốn khoảng
trên 3.500 tỷ đồng; trong đó 5 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận (Quyết định cho phép đầu tư) với số vốn đầu tư là 562,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới chỉ có một dự án được triển khai thực hiện và bước đầu đi vào hoạt động đó là dự án đầu tư Công viên nước và du lịch cộng đồng bản Ngòi, xã Ngòi Hoa (huyện Tân Lạc). Còn lại tất cả các dự án đăng ký đầu tư từ trước đến nay đều chưa có dự án nào thực sự triển khai đầu tư (Chi tiết các dự án tại Phụ lục I).
4.1.3.2. Hệ thống giao thông
a. Giao thông đường bộ
Quốc lộ 6: Tuyến đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam. Chiều dài toàn tuyến đường là 504 km và đi qua 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên). Đoạn đi qua tỉnh Hòa Bình dài 119 km, qua các huyện Lương Sơn, KỳSơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai
Châu; đường đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi. Là tuyến đường đóng vai trò quan
trọng thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh, giúp kết nối với các địa phương phía Đông và phía Tây khu vực. Trong thời gian qua nhiều đoạn đường xuống cấp đã được nâng cấp, sửa chữa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và khách du lịch.
Quốc lộ 15: Đi từ huyện Mai Châu nối Quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Toàn tuyến có chiều dài 710
km. Đoạn đi qua huyện Mai Châu dài 20 km, đường nhựa, chất lượng tốt. Là tuyến đường kết nối với các địa phương phía Tây Nam khu vực.
Quốc lộ 12B: Đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy kết nối sang tỉnh Ninh Bình, nối QL6 với QL1. Đoạn đi qua tỉnh Hòa Bình 58 km, đường nhựa, hiện nay tuyến đường đã được nâng cấp lên đường cấp IV miền núi, chất lượng tốt.
Đường tỉnh Đồng Bảng - Tân Dân (ĐT 432): Tuyến có điểm đầu từ QL
6, đi qua 3 xã phía Bắc huyện Mai Châu, đường có chiều dài 23 km, đường cấp phối, đã xuống cấp.
Đường tỉnh Thung Khe - Pù Bin (ĐT432B): Tuyến ngắn nội huyện Mai Châu, tuyến dài 15 km, đường nhựa, chất lượng trung bình.
Đường tỉnh 433: Tuyến đường độc đạo kết nối từ trung tâm thành phố
Hòa Bình sang huyện Đà bắc kết thúc tại xã tiếp giáp tỉnh Sơn La. Tuyến đường có chiều dài khoảng 70 km. Tuyến đường đang trong giai đoạn hoàn thành việc nâng cấp. Là tuyến đường quan trọng phát triên kinh tế - xã hội huyện Đà Bắc.
Đường tỉnh 434: Chạy dọc qua thành phố Hòa Bình, nối từ Quốc lộ 6 sang tỉnh Phú Thọ, tuyến đường dài 16 km, chạy dọc theo bờ Tây sông Đà. Đường nhựa, chất lượng trung bình.
Đường tỉnh 435: Kết nối từphường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình sang xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, nối với đường tỉnh 435B giáp ranh xã Thung Nai - Cao Phong, tuyến đường có chiều dài 11 km, đường nhựa, chất lượng trung
bình. Đây là tuyến đường quan trọng kết nối ra 2 bến cảng (Bình Thanh và Thung Nai) có vai trò trong phát triển du lịch khu vực nghiên cứu.
Đường tỉnh 435B: Nối tiếp theo tuyến đường tỉnh 435 từ xã Bình Thanh
đi nội xã Thung Nai vòng quanh ngọn núi trung tâm xã, gần suối Ngòi Hoa. Tuyến dài 10,2 km. Kết cấu mặt đường đã rải nhựa và bê tông xi măng, chất
lượng trung bình.
Hệ thống các đường giao thông nông thôn: Các tuyến đường huyện,
đường liên xã, đường vào các bản làng,.. hiện đã cứng hóa khoảng 80%, một số
tuyến đường vẫn là đường đá cấp phối, đường đất, mặt đường nhỏ; nhiều tuyến
đường vào các bản làng vùng sâu chỉ là đường mòn nhỏ, dốc cao, việc đi lại rất
Trong đó, có một số tuyến đường kết nối trực tiếp ra hồ, hiện các tuyến đường đã được cứng hóa nhưng mặt đường còn nhỏ, hẹp:
Đường ra cảng Bích Hạ;
Đường ra cảng Ba Cấp;
Đường tỉnh 435 (Thành phố Hòa Bình - Thung Nai);
Đường Phong Phú - Trung Hòa - vịnh Ngòi Hoa;
Đường Đồng Bảng - Bãi Sang (Phúc Sạn);
Đường thị trấn Đà Bắc - Bến thuyền Hiền Lương.
Bản đồ 4.2. Hiện trạng giao thông đường bộ khu du lịch hồ Hòa Bình
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2017)
b. Giao thông đường thủy
Hệ thống giao thông đường thủy trên sông Đà phát triển mạnh, đây là tuyến đường thủy nội địa quốc gia, hiện được khai thác phục vụ du lịch, vận
chuyển hành khách, hàng hóa, vật liệu xây dựng,... Hàng ngày có khoảng 200 tàu, thuyền chở khách và hơn 100 phương tiện vận tải hàng hóa. Tàu, thuyền vận chuyển khách du lịch trên hồ chất lượng và hình thức chưa thống nhất. Ngoài ra, hàng nghìn phương tiện cá nhân của người dân ở địa bàn các xã ven hồ thường xuyên tham gia giao thông trên hồ. Khu vực nghiên cứu hiện có 6 bến cảng là Cảng Ba Cấp, Bích Hạ, Thung Nai, Hiền Lương, Trung Hòa và Phúc Sạn được cấp phép hoạt động. Ngoài ra, có 4 cảng chuyên dùng do Tổng công ty sông Đà đầu tư khai thác quản lý và 4 bến đò ngang, các bến bốc xếp vật liệu xây dựng, bến chợ do địa phương quản lý, chủ yếu là bến tạm, quy mô nhỏ, thiếu thiết bị an toàn.
Hạn chế: Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa mới được lắp đặt trên tuyến nội địa Quốc gia, nhiều tàu, thuyền ra vào nhưng chưa được quản lý và lắp đặt hệ thống báo hiệu dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy.
c. Hệ thống các bến xe
Tại khu vực thành phố Hòa Bình hiện có 3 bến xe đang hoạt động: Bến xe
trung tâm TP. Hòa Bình (phường Phương Lâm, diện tích 0,3ha), bến xe Chăm Mát (phường Thái Bình, diện tích 0,3ha), bến xe Bình An (phường Tân Hòa, diện tích khoảng 2,2ha). Tại các huyện chỉ có bến xe quy mô nhỏ, các điểm dừng đỗ, đón trả khách.
Kết quả điều tra thực tế đối với cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp, người dân và du khách cũng phản ánh đúng thực trạng của hệ thống giao thông
trong khu vực Hồ Hòa Bình hiện nay. Tỷ lệ đánh giá chất lượng trung bình chiếm khoảng từ 64% đến 68%, kém từ 22% đến 33.3% (Bảng 4.4).
4.1.3.3. Hệ thống cấp điện
Thủy điện Hòa Bình là công trình đầu mối Quốc gia, nằm tại thành phố
Hòa Bình. Nhà máy phát điện vào hệ thống thông qua các trạm 500kV và 220kV
Hòa Bình. Ngoài ra, còn có 5 nhà máy thủy điện nhỏ là thủy điện So Lo, Vạn Mai và Đồng Chum, Suối Tráng, Định Cư, tổng công suất lắp đặt 13,9MW phát vào lưới trung thế. Các nhà máy này hầu như chỉ hoạt động trong 3 tháng mùa mưa và cấp điện cho các phụ tải khu vực huyện Mai Châu, Đà Bắc, Cao Phong.
Hiện nay mạng lưới điện Quốc gia đã tới 100% các xã, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Một số đảo trên hồ khai thác phát triển du lịch: Đảo Dừa, đảo Xanh,…hiện đã có mạng lưới điện quốc gia (Bảng 4.
Bảng 4.2. Hiện trạng chỉ tiêu cấp điện trên khu vực Hồ Hòa Bình
STT Đối tượng, loại hình
Chỉ tiêu cấp điện
Đợt đầu (10 năm) (sau 10 năm)Dài hạn
1 Cấp điện sinh hoạt
Phụ tải (W/người) 200 330
Điện năng (KWh/người.năm) 400 1.000
2 Biệt thự, nhà vườn 5kw/hộ
3 Nhà nghỉ, khách sạn
- Nhà nghỉ, khách sạn 1 sao 2kw/giường - Khách sạn 2-3 sao 2,5kw/giường - Khách sạn 4-5 sao 3,5kw/giường
4 Cửa hàng, siêu thị, chợ, trung tâm
thương mại, dịch vụ 30 W/m2 sàn
5 Độ rọi tối thiểu của đường giao thông 5Lx
6 Chiếu sáng cây xanh, công viên 5Lx
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2017)
4.1.3.4. Hệ thống cấp nước
Cấp nước đô thị: Tại thành phố Hòa Bình, thị trấn các huyện đã có nhà máy nước sạch với tổng công suất 23.250 m3/ngày đêm.
Bảng 4.3. Hiện trạng công trình cấp nước sạch TT Đô thị Công suất TT Đô thị Công suất
(m3/ngđ) Nguồn nước
1 Thành phố Hòa Bình 19.000 Nước mặt hồ Hòa Bình 2 TT Cao Phong- Huyện Cao Phong 2.500 Nước mặt hồ Cạn Thượng 3 TT Đà Bắc- Huyện Đà Bắc 500 Nước ngầm
4 TT Mai Châu- Huyện Mai Châu 400 Nước ngầm 5 TT Mường Khến- Huyện Tân Lạc 850 Nước ngầm
Tổng cộng 23.250
Cấp nước nông thôn: Trong những năm qua, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135,… đã hỗ trợ xây dựng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt cho các xã của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc. Đến nay, tỷ lệngười dân nông thôn trong khu vực được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệsinh đạt 70%, tại các làng bản vùng sâu, vùng xa người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước mưa, nước từ khe suối. Qua kết quả điều tra, tỷ lệ số người được hỏi đánh giá tốt chiếm tỷ lệ cao từ 62% đến 77.1% (Bảng 4.4), điều này cũng là kết quả của sự
hài lòng của người dân, du khách, doanh nghiệp và cán bộ quản lý các cấp khi
được nhà nước quan tâm, đầu tư hệ thống điện và nước sạch đến từng xóm, bản trong khu vực Hồ Hòa Bình.
4.1.3.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước thải, vệ sinh môi trường mới đầu tư ở các khu vực đô thị chính như thành phố Hòa Bình, thị trấn Cao Phong, thị trấn Đà Bắc, thị trấn Mường Khến, thị trấn Mai Châu; toàn khu vựcnghiên cứu chưa có công trình xử lý nước thải sinh hoạt. Nguồn nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư chưa được xử lý, thải trực tiếp ra môi trường, ra các sông suối, gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan khu vực.Vệ sinh môi trường mặt hồ, ven hồvà lòng hồ chưa đảm bảo. Người dân và du khách còn vứt rác bừa bãi trên mặt hồ, bến thuyền, tạo nên những lắng đọng lòng hồ, vừa ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch vừa làm ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên. Nguyên nhân là chính
quyền địa phương ở cơ sở tuyên truyền chưa đủ mạnh, chưa có các qui định và chế tài xử lý những vi phạm của doanh nghiệp, người dân và du khách.
Kết quả điều tra thực tế đối với cán bộ quản lý các cấp, doanh nghiệp, người dân và du khách cũng phản ánh đúng hiện trạng của hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường khu vực Hồ Hòa Bình (Bảng 4.4). Số người được hỏi đánh giá kém chiếmtỷ lệ trong khoảng từ 39% đến 58,1%.
4.1.3.6. Bưu chính viễn thông
Tại các làng, bản đã được đầu tư hệ thống loa truyền thanh, hệ thống thông
tin điện thoại di động thuộc các mạng Viettel, Vinaphone phát triển rộng khắp, phủ sóng 100% các địa bàn. 100% các xã được trang bị máy tính phục vụ công tác quản lý, điều hành tại cơ sở; tỷ lệ hộ gia đình được xem truyền hình ngày càng tăng.Kết quả điều tra thực tế cũng phản ánh sự hài lòng của du khách, người dân, cán bộ
quản lý các cấp và doanh nghiệpđối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông (Bảng 4.4).
Tỷ lệ đánh giá tốt chiếm tỷ lệ cao trong khoảng từ 75,2% đến 84%.
Bảng 4.4. Đánh giá về hạ tầng du lịch Hồ Hòa Bình Hạ Hạ tầng Du lịch Hệ thống giao thông Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Hệ thống cấp điện, nước Bưu chính, Viễn thông Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % a) Đánh giá của du khách Tổng 105 100 105 100 105 100 105 100 Kém 35 33,3 61 58,1 - - - - TB 68 64,8 39 37,1 13 12,4 9 8,6 Tốt 2 1,9 5 4,8 81 77,1 79 75,2 Rất tốt - - - - 11 10,5 17 16,2
b) Đánh giá của người dân
Tổng 105 100 105 100 105 100 105 100
Kém 23 21,9 41 39 - - - -
TB 67 63,8 52 49,5 14 13,3 11 10,5
Tốt 15 14,3 12 11,5 65 61,9 85 81
Rất tốt - - - - 26 24,8 9 8,5
c) Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp và doanh nghiệp
Tổng 50 100 50 100 50 100 50 100
Kém 11 22 21 42 - - - -
TB 34 68 23 46 9 18 3 6
Tốt 5 10 6 12 31 62 42 84
Rất tốt - - - - 10 20 5 10