Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển du lịch hồ Hoà Bình
4.1.2. Thực trạng công tác quy hoạch cho phát triển du lịch
Tháng 2 năm 2006 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình đã lập và phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch hồ Sông Đà Hoà Bình thời kỳ 2006 – 2020. Đây là mốc quan trọng nhằm định hướng đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của du lịch Hồ Hoà Bình. Tiếp đến, ngày 01/8/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1528/QĐ-TTg
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh
Hòa Bình đến năm 2030 là cơ sở quan trọng để phát triển du lịch.Sau khi công bố Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-
UBND ngày 07/04/2014 về việc triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030. Đồng thời, chỉ đạo các huyện thuộc khu vực Hồ Hòa Bình bao gồm các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc, Cao Phong và thành phố Hòa Bình xây dựng Đề án phát triển du lịch của địa phương đến năm 2030 trong đó tập trung khai thác tiềm năng phát triển tại Khu du
lịch hồ Hòa Bình. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện quy hoạch, tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo quyết liệt các Sở, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện và đã đạt những kết quả bước đầu.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cũng đã xây dựng cụ thể một số dự án trên
địa bàn hồ Hòa Bình, bao gồm: Dựán đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch lòng Hồ Hoà Bình giai đoạn II; Dự án du lịch sinh thái Ngòi Hoa; Dự án phát triển cụm du lịch Phu Canh… Các dự án này đều hướng tới mục tiêu về lâu dài đầu tư cơ sở hạ
tầng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước (FDI) đầu tư kinh doanh
du lịch, để phát triển khu du lich hồ Hoà Bình trở thành khu du lịch quốc gia.
Còn trước mắt là đầu tư cải tạo, nâng cấp, làm mới cơ sở hạ tầng sẽ tăng cường
hơn nữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách.
Nhìn chung, về các chính sách, định hướng, mục tiêu và quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Hồ Hòa Bình hầu như đã được Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh triển khải, ban hành và chỉ đạo thực hiện. Công tác tuyên truyền phổ biến và công bố, khoanh vùng quy hoạch đã được các cấp, các ngành triển khai hiệu quả. Tuy nhiên, để có cơ sở lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng, kêu gọi các nguồn lực đầu tư và có cơ sở quản lý, kiểm soát hoạt động xây dựng tại Khu du lịch Hồ Hòa Bình; đồng thời cụ thể hóa không gian phát triển của Hồ Hòa Bình, trong đó ngoài phát triển không gian du lịch, còn có các không gian khác như đô thị, khu dân cư, cơ sở sản
xuất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường…góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình thì cần phải lập tiếp quy
hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Hồ Hòa Bình, năm 2017, Ủy ban nhân dân
tỉnh Hòa Bình đang chỉ đạo Sở Xây dựng và các ngành liên quan gấp rút xây dựng quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Hồ Hòa Bình đến năm 2030, dự kiến phải hoàn thành quy hoạch này trong năm 2018.
Thực tế dựa trên kết quả điều tra cán bộ quản lý nhà nước các cấp và doanh nghiệp du lịchthì có đến 76 % đều nhận định quy hoạch du lịch Hồ Hòa Bình ở mức tốt. Tuy nhiên, vẫn có 24% đánh giá trung bình, đây cũng là đánh giá của cán bộ quản lý ở tỉnh, những người trực tiếp có liên quan đến quy hoạch và quản lý quy hoạch Hồ Hòa Bình thì vẫn chăn trở, cụ thể: Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng quy hoạch chi tiết các vùng có tiềm năng tài nguyên du lịch để phục vụcho mục đích phát triển thì chưa có, chính vì thế, chưa có cơ sở để cho các dự án đầu tư; thiếu sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong công tác quản lý quy hoạch, dẫn đến vẫn có hiện tượng người dân tự ý xây dựng các công trình trên khu vực quy hoạch mà không xin phép...như việc tự ý xây dựng mở rộng Đền Bờ thuộc xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả điều tra và đánh giá tổng thể thì công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy
hoạch du lịch Hồ Hòa Bình được thực hiện khá tốt (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Ý kiến đánh giá về quy hoạch du lịch Hồ Hòa Bình
Diễn giải
Công tác xây dựng quy hoạch Công tác quản lý quy hoạch
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Triển khai chưa tốt 12 24 9 18 Triển khai tốt 38 76 41 82
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)