Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
2.1.3. Đặc điểm phát triển du lịch hồ
Phát triển du lịch là phát triển ngành công nghiệp không khói, ít gây ô
nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Phát triển du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn cũng rất phổ biến tại Việt
Nam (Bách khoa toàn thư mở, 2017).
Theo Nguyễn Duy Mậu (2012), du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp và có một số đặc điểm sau:
Du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, bất cứ một du khách nào, với động cơ và hình thức du lịch ra sao thì yêu cầu có tính phổ biến nhất phải đạt được đối với họ là được tham quan, vui chơi, giải trí, tìm hiểu, thưởng thức các giá trị về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội… của một xứ sở. Đó là
các bãi biển đầy ánh nắng, các thác nước, các núi non, hang động kỳ thú, các giống loài động thực vật quý hiếm, các thành quách lâu đâì, các đền chùa với nhiều kiến trúc cổ và những ngày lễ hội, các trung tâm kinh tế, văn hóa lớn, các rừng quốc gia, các khu di chỉ…..tài nguyên du lịch có loại do thiên nhiên tạo ra, nhưng có loại do quá trình phát triển lịch sử qua nhiều thế hệ của con người tạo ra. Đây chính là cơ sở khách quan để hình thành nên các tuyến, điểm du lịch.
Du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách du lịch. Những người đi du lịch dù thuộc đối tượng nào và với nguồn tiền của cá nhân hay tập thể thì trong thời gian đi du lịch, mức tiêu dùng của họ thường cao hơn so với mứctiêu dùng bình quân của đại bộ phận dân cư. Chưa kể một bộ phận lớn khách du lịch quốc tế thuộc tầng lớp thượng lưu, những thương gia, những nhà kinh doanh, trí thức, chính khách… giàu có. Vì vậy phát triển du lịch là phát triển ngành kinh doanh tổng hợp phục vụ cho các nhu cầu nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác của khách sao cho vừa thuận tiện, an toàn, vừa sang trọng, lịch sự và có khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ở mức độ cao cấp.
Du lịch là ngành ngoài kinh doanh, dịch vụ ra còn phải bảo đảm nhu cầu an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cho du khách, cho địa phương và các nước đón nhận du khách.
Ngành du lịch là một ngành kinh tế - xã hội- dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các dạng nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là một ngành đặc biệt, có nhiều đặc điểm và tính chất pha chộn nhau tạo thành một tổng thể phức tạp. Hoạt động của ngành du lịch vừa mang đặc điểm của một ngành kinh tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hóa xã hội.
Riêng du lịch hồ có đặc điểm là: Tài nguyên du lịch gồm cảnh quan sinh thái của hồ, xung quanh hồ, và cộng đồng cư dân sống ở quanh hồ. Các yếu tố này quy định các sản phẩm du lịch, hình thức du lịch khác với du lịch ở các điểm khác như: Du lịch hồ với tính chất đặc thù là du lịch sinh thái gắn với văn hóa dân tộc, trong đó nổi bật là các giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, tín
ngưỡng, ẩm thực của đồng bào. Du khách có thể chu du trên những con thuyền, lướt cùng những chiếc ca nô, hay thong dong dạo bộ ven sông, ven hồ để thưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp gỡ chuyện trò tìm hiểu văn hóa của cư dân, tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với sông nước.