Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch hồ
2.2.2. Tình hình phát triển du lịch sông, hồ tại Việt Nam
a. Hồ Núi Cốc
Được tạo bởi dòng sông Công bắt nguồn từ huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từtạo thành vùng Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa được 175 triệu m3 nước. Hồ ban đầu được tạo thành để phục vụ cho hoạt động tưới tiêu nông nghiệp cho các vùng ven sông. Nhưng sau đó do Hồ nằm giữa vùng địa hình núi, đồi phong phú, phong cảnh yên tĩnh và không khí trong lành lại thêm nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách trong tỉnh ngày càng cao nên tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư 4 tỉ đồng để xây dựng khu Hồ Núi Cốc thành khu du lịch Hồ Núi Cốc, ngày nay là khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, một trong những khu du lịch Quốc gia. Khu du lịch Danh thắng Hồ Núi Cốc là sự kết hợp hài hòa giữ yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu) và yếu tố nhân văn (các công trình nhân văn) tạo thành một khu du lịch sinh
thái hấp dẫn. Tài nguyên du lịch Vùng Hồ Núi Cốc đa dạng và phong phú bao gồm: diện tích mặt nước với 2.500ha; tổng diện tích rừng là 8.856.80 ha. Hệ thực vật bao gồm các rừng keo lá tràm, rừng keo tai tượng, rừng bạch đàn trắng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp chè và các thảm thực vật khác. Tuy vậy, thảm thực vật tự nhiên kể trên chỉ còn tồn tại trên các đỉnh thuộc dãy Tam đảo và đang trong quá trình phục hồi. Hệ động vật nhìn chung về thành phần loài cũng như cá thể thấp hơn so với hệ sinh thái thực vật, gồm: Cầy, Mèo rừng, Sóc, Cò, Chim.
Tuy nhiên, khi đến tham quan tại đây, du khách chỉ có thể có điều kiện quan sát đàn Cò và Chim. Bên cạnh đó là các công trình văn hóa như: Động Huyền Thoại Cung, Động 3 cây Thông; động Âm phủ - thế giới cổ tích, Vườn động vật hoang dã, sân khấu nhạc Nước và quần thể Thuyết Nhân quả được xây dựng mô phỏng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni.
- Sản phẩm du lịch:
+ Thăm quan mặt hồ;
+ Du lịch làng nghề chè truyền thống Tân Cương.
b. Vịnh Hạ Long
Có bờ biển dài 120 km, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, cách Hà Nội khoảng 160 km, giao thông thuận lợi.Vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới; năm 2012, tổ chức New Open World cũng đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Nơi đây đã trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Các sản phẩm du lịch:
+ Du lịch tham quan: Du thuyền ngắm cảnh, tham quan các hang động và vui chơi giải trí, tắm biển.
+ Du lịch văn hóa: Tham quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể trên Vịnh.
+ Du lịch sinh thái: Tham quan những khu vực đảo núi, các vùng biển có dải san hô ngầm quý hiếm trên Vịnh.
+ Du lịch thể thao: Lặn biển, leo núi, chèo kayak…
+ Nghỉ đêm trên Vịnh: Ngắm cảnh hoàng hôn và nghỉ đêm trên Vịnh. Hiện nay, trên Vịnh có trên 100 tàu du lịch đã được các quan có thẩm quyền cấp
phép hoạt động dịch vụ lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh
đã ban hành một số quy định đặc thù để nâng cao chất lượng và quản lý hoạt
động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.
c. Hồ Thác Bà (Yên Bái)
Cách Hà Nội 200 km về phía Bắc. Diện tích lớn 19.050 ha. Nằm trong danh sách phát triển thành Khu du lịch quốc gia. Giao thông không thuận lợi bằng Khu du lịch Hồ Hòa Bình, tiềm năng không kém Khu du lịch Hồ Hòa Bình lại có thương
hiệu Mù Căng Chải làm động lực. Tương tự Hòa Bình có Mai Châu. Các loại hình du lịch: Tham quan cảnh quan; Nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng; văn hóa dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan.
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịchHồ Hòa Bình
Khí hậu là một trong những hạn chế lớn của các hồ nước ở miền Bắc,
trong đó có Khu du lịch Hồ Hòa Bình và việc khai thác các sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng mặt nước hồ cần chú ý nhiều đến vấn đề này.
Các hồ nước thường xuyên gặp những vấn đề mâu thuẫn giữa chức năng
của hồnước với mục tiêu phát triển du lịch. Đối với du lịch Hồ Hòa Bình các vấn
đề này nằm ở chức năng thủy điện, thủy lợi và nông nghiệp, nguồn nước sạch cung cấp cho Hòa Bình và Hà Nội.
Nếu muốn thành công trong phát triển du lịch Hồ Hòa Bình thì phải thu
hút được các dự án đầu tư cho hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp..., nếu không, dù cho có những lợi thế về tài nguyên và mối quan hệ với thị trường mục tiêu cũng rất khó để thành công.
Đầu tư hạ tầng giao thông, nâng cấp và xây mới bến cảng đạt tiêu chuẩn. Xây dựng các công trình khai thác giá trị nổi bật của tài nguyên (Khu nghỉ dưỡng nổi, nhà hàng nổi, vui chơi giải trí, thể thao trên mặt nước)
Đa dạng hóa các loại hình lưu trú (Phát triển các tàu du lịch có dịch vụlưu
trú nghỉ đêm trên hồ, các dịch vụlưu trú homestay tại các bản làng dân tộc;…) Hoạt động vềđêm cần đa dạng (Tổ chức dịch vụ, sản phẩm du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, góp phần tăng thu nhập (hiện là điểm yếu), Khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, có thể tổ chức một số hoạt động về đêm như: Phố chợ đêm hai bên hồ; thưởng thức ẩm thực, xem biểu diễn nghệ
Coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường (Tàu thuyền du lịch chạy bằng gas hoặc năng lượng mặt trời; các khu nhà nổi trên hồ, tàu thuyền chở khách du lịch phải thực hiện thu gom, xửlý nước thải, chất thải ngay tại nguồn; trồng cây thủy
sinh để tạo cảnh quan và bảo vệmôi trường).
Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù; các điểm dừng chân kết hợp mua sắm các sản vật, đặc sản địa phương (Phát triển các sản phẩm lưu niệm gắn với
thương hiệu nhà máy thủy điện; các điểm dừng chân nghỉ ngơi, mua sắm các sản vật đặc sản địa phương như: cá lòng hồ, măng tươi, cam Cao Phong, mía,.. Các
sản phẩm lưu niệm, đặc sản địa phương cần được bày biện đẹp mắt, sạch sẽ để
kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch).
Khai thác các giá trị gắn với văn hóa bản địa của địa phương, nhằm đa
dạng sản phẩm (Các khu nghỉ dưỡng, khu nhà nổi được thiết kế với kiến trúc
mang đậm bản sắc, phong tục của địa phương như: kiến trúc nhà sàn người
Mường)
Nên khai thác tiềm năng sẵn có của Hồ Hòa Bình như: Mặt nước, đảo, nguồn lợi thủy sản để khai thác du lịch, tạo sản phẩm đặc thù.
Tăng cường liên kết, phát triển các tua, tuyến du lịch. Đầu tư phát triển các dịch vụ công cho du lịch...