Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 35)

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sông hồ trên thế giới

Du lịch sông, hồ là một trong những loại hình du lịch sinh thái thú vị. Du khách có thể chu du trên những con thuyền, lướt cùng những chiếc ca nô, hay thong dong dạo bộ ven sông, ven hồ để hưởng thức những phong cảnh đẹp trên sông, gặp gỡ chuyện trò tìm hiểu văn hóa của cư dân, tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với sông nước. Ngày nay, loại hình du lịch sông nước đang lên ngôi và đã trở thành xu thế phát triển chung, tạo lập giá trị vững chắc trong ngành công nghiệp không khói của hầu hết các điểm đến du lịch nổi tiếng thế giới.

Đến bang Texas (Hoa Kỳ), du khách sẽ bị thu hút bởi chuyến du ngoạn thành phố San Antonio trên hệ thống sông uốn khúc, lượn quanh của River Walk. Đây là một khu phố đi dạo dọc theo hai bờ của một con sông hẹp. Con sông này chảy trong lòng thành phố, là dòng thoát nước thải của thành phố, nhưng nước thải ở đây đã qua xử lý, không gây ô nhiễm. Hai bên bờ sông được viền bởi cây cối, những bông hoa nhiệt đới, những thác nước nhân tạo và những lối đi quanh co khúc khuỷu với rất nhiều cây cầu được xây dựng một cách mỹ thuật băng qua

đoạn sông này, và những chiếc thuyền du lịch không mui thường xuyên khuấy động mặt nước yên tĩnh. Buổi tối nơi đây lấp lánh ánh đèn và những tiếng đàn, tiếng nhạc du dương, các nhà hàng phục vụ món ăn ngon từ mọi miền thế giới.

Ban ngày, thay cho ánh đèn màu huyền ảo và không gian đầy tiếng nhạc thơ mộng là ánh nắng rực rỡ và bầu không khí tươi mát trong lành của những công viên xanh với đường lót đá quanh co bên dòng nước trong xanh. Một con sông nhỏ, cảnh quan và điều kiện tự nhiên không có gì đặc biệt, thế nhưng cư dân các

thế hệ của thành phố đã biết cách làm cho nó trở nên hài hòa, xinh đẹp, quyến rũ và nổi tiếng có một không hai trên thế giới.

Trung Quốc cũng là quốc gia có nền du lịch sông, hồ phát triển, tuy nhiên việc phát triển công nghiệp của Trung Quốc gần đây đã tạo nên những vấn nạn ô nhiễm lớn cho trái đất, không khí và nguồn nước. Sông Trường Giang bị cấm bơi và cá sấu bản địa - một trong hai loài chính ở sông đã bị giảm sút nghiêm trọng, được liệt vào danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đây cũng là bài học quý giá về việc phát triển du lịch sông, hồ phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Thật ra, Trung Quốc có khá nhiều mô hình du lịch sông, hồ thành công, đáng để học hỏi. Có thể kể đến các hoạt động du lịch

trên Hồ Ngũ Hoa Hải: Thuộc Vườn quốc gia Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên, miền Hoa Nam, Trung Quốc. Trong vườn quốc gia gồm 114 hồ nước, trải dài hơn 5 km; mỗi hồ nước Cửu Trại Câu lại có một cái tên riêng, gắn liền với câu chuyện cổ tích thần tiên trong đó, đặc biệt, Hồ Ngũ Hoa Hải nước trong tới độ có thể nhìn thấy từng cành cây khô dưới đáy hồ và màu mặt hồ đa sắc (lam, lục, tím…) thay đổi theo từng góc nhìn.

Các sản phẩm chính:

Du lịch sinh thái: Thăm quan hồ, thác nước, hệ động thực vật trong vườn quốc gia Cửu Trại Câu.

Du lịch tham quan, ngắm cảnh: Ởđây xây dựng các tuyến đường đi bộ bao quanh hồ, du khách có thểđi dạo, ngắm cảnh quan.

Du lịch văn hóa (gắn với bản sắc văn hóa người dân bản địa): Tham quan các bản làng người dân bản địa Tây Tạng, xem chương trình ca nhạc Tây Tạng.

* Hồ Louise - Canada

Hồ Louise là một hồnước ở Alberta, Canada. HồLouise được đặt tên theo nàng công chúa Louise Caroline Alberta (1848-1939), con gái thứ tư của Nữ

hoàng Victoria. Hồ Louise có nét đẹp thiên nhiên độc đáo, nước xanh màu ngọc

bích, bên trên là sông băng Victoria, xung quanh hồ là những ngọn núi rừng hùng

vĩ của dãy núi Rocky, một trong 7 kỳ quan của đất nước Canada. Các điểm tham quan chính:

Làng hồ Louise (The Village). Hồ Louise.

Khách sạn Hồ Louise: Khách sạn nghỉ mát sang trọng, một trong những khách sạn đường sắt lớn của Canada.

Các sản phẩm chính:

Du lịch tham quan, ngắm cảnh: Chèo thuyền ngắm cảnh trên hồ. Du lịch nghỉdưỡng.

Vui chơi giải trí: Mùa đông du khách đến đâytrượt tuyết, câu cá trên hồđóng băng, hay trượt băng. Mùa hè du khách đến đây đi bộ (hoặc đi ngựa) lên núi, hoặc chèo thuyền hay câu cá.

Điểm đặc biệt của hồ Louise là trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ được giá trị cảnh quan, vẻ đẹp tự nhiên, không phát triển tràn lan các cơ sở

dịch vụ, lưu trú,.. môi trường trong lành. * Hồ Sirikit Dam - Thái Lan

Hồ Sirikit Dam được hình thành khi xây dựng đập thủy điện Sirikit trên sông Nan, thuộc tỉnh Uttaradit, Thái Lan. Sirikit Dam có cảnh quan rất đẹp, đặc biệt là vào mùa đông với sự thanh bình của khí quyển và sự đa dạng của các loài thực vật.

Các sản phẩm du lịch chính:

Du lịch tham quan, ngắm cảnh: Đi thuyền tham quan, ngắm cảnh trên hồ. Hoạt động vui chơi giải trí: Chèo kayak, câu cá, bơi lội…

2.2.2. Tình hình phát triển du lịch sông, hồ tại Việt Nam

a. Hồ Núi Cốc

Được tạo bởi dòng sông Công bắt nguồn từ huyện Định Hóa chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từtạo thành vùng Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa được 175 triệu m3 nước. Hồ ban đầu được tạo thành để phục vụ cho hoạt động tưới tiêu nông nghiệp cho các vùng ven sông. Nhưng sau đó do Hồ nằm giữa vùng địa hình núi, đồi phong phú, phong cảnh yên tĩnh và không khí trong lành lại thêm nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của du khách trong tỉnh ngày càng cao nên tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư 4 tỉ đồng để xây dựng khu Hồ Núi Cốc thành khu du lịch Hồ Núi Cốc, ngày nay là khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, một trong những khu du lịch Quốc gia. Khu du lịch Danh thắng Hồ Núi Cốc là sự kết hợp hài hòa giữ yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu) và yếu tố nhân văn (các công trình nhân văn) tạo thành một khu du lịch sinh

thái hấp dẫn. Tài nguyên du lịch Vùng Hồ Núi Cốc đa dạng và phong phú bao gồm: diện tích mặt nước với 2.500ha; tổng diện tích rừng là 8.856.80 ha. Hệ thực vật bao gồm các rừng keo lá tràm, rừng keo tai tượng, rừng bạch đàn trắng, vườn cây ăn quả, cây công nghiệp chè và các thảm thực vật khác. Tuy vậy, thảm thực vật tự nhiên kể trên chỉ còn tồn tại trên các đỉnh thuộc dãy Tam đảo và đang trong quá trình phục hồi. Hệ động vật nhìn chung về thành phần loài cũng như cá thể thấp hơn so với hệ sinh thái thực vật, gồm: Cầy, Mèo rừng, Sóc, Cò, Chim.

Tuy nhiên, khi đến tham quan tại đây, du khách chỉ có thể có điều kiện quan sát đàn Cò và Chim. Bên cạnh đó là các công trình văn hóa như: Động Huyền Thoại Cung, Động 3 cây Thông; động Âm phủ - thế giới cổ tích, Vườn động vật hoang dã, sân khấu nhạc Nước và quần thể Thuyết Nhân quả được xây dựng mô phỏng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni.

- Sản phẩm du lịch:

+ Thăm quan mặt hồ;

+ Du lịch làng nghề chè truyền thống Tân Cương.

b. Vịnh Hạ Long

Có bờ biển dài 120 km, bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, cách Hà Nội khoảng 160 km, giao thông thuận lợi.Vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới; năm 2012, tổ chức New Open World cũng đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Nơi đây đã trở thành thương hiệu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.

- Các sản phẩm du lịch:

+ Du lịch tham quan: Du thuyền ngắm cảnh, tham quan các hang động và vui chơi giải trí, tắm biển.

+ Du lịch văn hóa: Tham quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn

hóa vật thể và phi vật thể trên Vịnh.

+ Du lịch sinh thái: Tham quan những khu vực đảo núi, các vùng biển có dải san hô ngầm quý hiếm trên Vịnh.

+ Du lịch thể thao: Lặn biển, leo núi, chèo kayak…

+ Nghỉ đêm trên Vịnh: Ngắm cảnh hoàng hôn và nghỉ đêm trên Vịnh. Hiện nay, trên Vịnh có trên 100 tàu du lịch đã được các quan có thẩm quyền cấp

phép hoạt động dịch vụ lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh

đã ban hành một số quy định đặc thù để nâng cao chất lượng và quản lý hoạt

động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.

c. Hồ Thác Bà (Yên Bái)

Cách Hà Nội 200 km về phía Bắc. Diện tích lớn 19.050 ha. Nằm trong danh sách phát triển thành Khu du lịch quốc gia. Giao thông không thuận lợi bằng Khu du lịch Hồ Hòa Bình, tiềm năng không kém Khu du lịch Hồ Hòa Bình lại có thương

hiệu Mù Căng Chải làm động lực. Tương tự Hòa Bình có Mai Châu. Các loại hình du lịch: Tham quan cảnh quan; Nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng; văn hóa dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan.

2.2.3. Những bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịchHồ Hòa Bình

 Khí hậu là một trong những hạn chế lớn của các hồ nước ở miền Bắc,

trong đó có Khu du lịch Hồ Hòa Bình và việc khai thác các sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng mặt nước hồ cần chú ý nhiều đến vấn đề này.

 Các hồ nước thường xuyên gặp những vấn đề mâu thuẫn giữa chức năng

của hồnước với mục tiêu phát triển du lịch. Đối với du lịch Hồ Hòa Bình các vấn

đề này nằm ở chức năng thủy điện, thủy lợi và nông nghiệp, nguồn nước sạch cung cấp cho Hòa Bình và Hà Nội.

 Nếu muốn thành công trong phát triển du lịch Hồ Hòa Bình thì phải thu

hút được các dự án đầu tư cho hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp..., nếu không, dù cho có những lợi thế về tài nguyên và mối quan hệ với thị trường mục tiêu cũng rất khó để thành công.

 Đầu tư hạ tầng giao thông, nâng cấp và xây mới bến cảng đạt tiêu chuẩn.  Xây dựng các công trình khai thác giá trị nổi bật của tài nguyên (Khu nghỉ dưỡng nổi, nhà hàng nổi, vui chơi giải trí, thể thao trên mặt nước)

 Đa dạng hóa các loại hình lưu trú (Phát triển các tàu du lịch có dịch vụlưu

trú nghỉ đêm trên hồ, các dịch vụlưu trú homestay tại các bản làng dân tộc;…)  Hoạt động vềđêm cần đa dạng (Tổ chức dịch vụ, sản phẩm du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, góp phần tăng thu nhập (hiện là điểm yếu), Khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, có thể tổ chức một số hoạt động về đêm như: Phố chợ đêm hai bên hồ; thưởng thức ẩm thực, xem biểu diễn nghệ

 Coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường (Tàu thuyền du lịch chạy bằng gas hoặc năng lượng mặt trời; các khu nhà nổi trên hồ, tàu thuyền chở khách du lịch phải thực hiện thu gom, xửlý nước thải, chất thải ngay tại nguồn; trồng cây thủy

sinh để tạo cảnh quan và bảo vệmôi trường).

 Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù; các điểm dừng chân kết hợp mua sắm các sản vật, đặc sản địa phương (Phát triển các sản phẩm lưu niệm gắn với

thương hiệu nhà máy thủy điện; các điểm dừng chân nghỉ ngơi, mua sắm các sản vật đặc sản địa phương như: cá lòng hồ, măng tươi, cam Cao Phong, mía,.. Các

sản phẩm lưu niệm, đặc sản địa phương cần được bày biện đẹp mắt, sạch sẽ để

kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch).

 Khai thác các giá trị gắn với văn hóa bản địa của địa phương, nhằm đa

dạng sản phẩm (Các khu nghỉ dưỡng, khu nhà nổi được thiết kế với kiến trúc

mang đậm bản sắc, phong tục của địa phương như: kiến trúc nhà sàn người

Mường)

 Nên khai thác tiềm năng sẵn có của Hồ Hòa Bình như: Mặt nước, đảo, nguồn lợi thủy sản để khai thác du lịch, tạo sản phẩm đặc thù.

 Tăng cường liên kết, phát triển các tua, tuyến du lịch.  Đầu tư phát triển các dịch vụ công cho du lịch...

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Trong địa giới tỉnh Hoà Bình, Hồ Hoà Bình nằm trong phạm vi của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, diện tích khoảng 228.100 ha.

Ranh giới Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình được xác định là các xã vùng lòng hồ:

- Xã Thái Thịnh và các phường Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh thuộc thành phố Hòa Bình.

- Xã Bình Thanh và Thung Nai thuộc huyện Cao Phong. - Xã Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa thuộc huyện Tân Lạc. - Xã Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn và Ba Khan thuộc huyện Mai Châu.

- Xã Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền

Lương và Toàn Sơn thuộc huyện Đà Bắc.

Diện tích Khu du lịch Hồ Hòa Bình khoảng 52.200 ha, trong đó vùng lõi tập trung phát triển khoảng 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước).

3.1.1.2. Địa hình

Khu vực thuộc địa hình vùng thấp trong tỉnh Hòa Bình, bao quanh bởi các dãy núi cao, xen kẽ giữa các dãy núi là các thung lũng. Địa hình bị che cắt bởi nhiều ngòi, khe, suối, độ dốc bình quân 300C, độ che phủ bình quân gần 50%. Trên mặt hồcác đảo lớn, nhỏ, hai bên hồ là núi cao, cánh rừng và các hang động tự nhiên. Khu vực có một sốnúi cao trên 1000 m: Núi Pu Canh, núi Đức Nhàn, núi

Biêu, núi Mường Chiềng... (huyện Đà Bắc); Núi Spai Linh (huyện Mai Châu); Núi Thạch Bi, núi Toàn Thắng (huyện Tân Lạc).

3.1.1.3. Khí hậu

Khu vực nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,

được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình

bình quân 1.255mm, tập trung vào tháng 4 đến tháng 9.

3.1.1.4. Thủy văn

Chịu ảnh hưởng chếđộ thủy văn sông Đà, với chiều dài khoảng 151km và hệ

thống sông, suối, đảm bảo nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất; chất lượng

nước mặt khá tốt. Hồ Hòa Bình có diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha. Mực nước dâng bình thường của hồ chứa là 117 m, mực nước chết là 80 m so với mực nước biển, mực nước dâng gia cường là 122m. Trong những năm gần đây, sau khi nhà

máy thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu bắt đầu tích nước, mực nước trong hồ giảm đi, dao động trong khoảng 81 - 113m so với mực nước biển.

3.1.1.5. Nước ngầm

Có trữ lượng khá lớn, chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm.

3.1.1.6. Cảnh quan sinh thái

Khu vực nổi bật với cảnh quan mặt nước trong xanh, hàng trăm hòn đảo lớn, nhỏ, hai bên hồ với những cánh rừng, dãy núi đá vôi sừng sững, tạo nên cảnh

quan thiên nhiên hùng vĩ.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

a. Dân số

Năm 2017, dân số khu vực Hồ Hòa Bình (gồm thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu) khoảng 330 nghìn người, chiếm 40% dân số toàn tỉnh Hòa Bình. Tốc độtăng trưởng dân số bình quân giai đoạn 2011 - 2017 là 0,99%/năm; cao hơn so tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn tỉnh (0,73%/năm). Dân cư tập trung đông nhất tại các thị trấn và trung tâm thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)