Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 32 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch

2.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch hồ

2.1.5.1. Thể chế chính sách

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của địa phương, trong đó có các chính sách về phát triển du lịch cùng với cơ chế điều hành của

chính quyền các cấp có liên quan trực tiếp đến sự phát triển du lịch. Các chính sách đó có thể tác động điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại, đầu tư, có thể “kéo” hoặc “đẩy” khách du lịch. Tính đúng đắn, kịp thời, đồng bộ của các chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách phát triển khoa học công nghệ, các chính sách tài chính tiền tệ, các chính sách và chương trình du lịch quốc gia, các chính sách giao đất giao rừng. Chính sách ưu đãi đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên vào mục đích du lịch… tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường, đồng thời đã tạo ra cả tiềm năng và nhu cầu của việc sử dụng và khai thác các điều kiện sinh thái tự nhiên, khuyến khích sử dụng và khai thác hợp lý những tài nguyên

mang đặc trưng sinh thái tự nhiên vào mục đích du lịch và ngược lại sự thiếu đồng bộ, kịp thời của chính sách hạn chế sự phát triển của du lịch.

Hệ thống pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nó gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến mỗi du khách, vì vậy nó chi phối rất lớn đến sự phát triển du lịch hồ. Hệ thống pháp luật ổn định, việc thực thi pháp luật nghiêm minh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển. Hệ thống chính sách và pháp

luật cùng với cơ chế điều hành của chính phủ trong quyết định tính hiệu lực của luật pháp và chính sách kinh tế là nền tảng pháp lý đảm bảo sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường và tạo điều kiện cho du lịch nói chung và du lịch hồ nói riêng phát triển.

2.1.5.2. Năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Với sự ra đời của Tổng cục du lịch, hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương ở nước ta đã được hình thành và phát huy vai trò tích cực vào việc phát triển du lịch.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt: tạo lập cơ quan pháp lý, tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá du lịch,

quan hệ hợp tác quốc tế.Du lịch Việt nam phát triển cả về số lượng và chất lượng,

hình ảnh của Việt Nam nói chung và của du lịch Việt Nam nói riêng đã được khẳng định trên thế giớivà khu vực. Bên cạnh những thành tựu cơ bản và hết sức quan trọng, du lịch Việt nam và công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục: về tổ chức xác định thẩm

quyền, chức năng chưa rõ ràng, sự phối hợp ngành du lịch với các ngành có liên

quan như: Hải quan, giao thông vận tải, công an, quân đội, nội vụ, tài nguyên và môi trường… còn chưa đồng bộ và thống nhất dẫn đến hiệu quả quản lý thấp; đội ngũ quản lý còn hạn chế về năng lực, trình độ, công tác quản lý, đào tạo còn nhiều bất cập, chưa xứng với tiềm năng và sự phát triển của ngành du lịch.

2.1.5.3. Năng lực của doanh nghiệp du lịch

Năng lực của các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng và là một lực lượng nòng cốt quyết định thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du lịch trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch, sự sẵn sàng của các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch như: Các cơ sở lưu trú, ăn uống, khu vui chơi giải trí với đầy đủ thiết bị hiện đại và an toàn; mạng lưới các cửa hàng thương mại, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thể thao, thông tin văn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích khách tham gia vào hoạt động du lịch, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của họ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách.

2.1.5.4. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch

Sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến nhìn chung thường chịu ảnh hưởng của thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động du lịch và khách du lịch. Sự tiếp xúc ngắn ngủi giữa du khách và người dân bản địa có thể góp phần làm cho trải nghiệm du lịch trở nên hoàn hảo hoặc ngược lại. Sự tham gia của cộngđồng là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong quá trình phát triển du lịch. Điều này được xem là thách thức và cũng là cơ hội lớn cho cả cộng đồng địa phương và các bên tham gia. Do đó, cần xây dựng những định hướng phát triển phù hợp cùng với những hành động kịp thời nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương và thúc đẩy sự tham gia của họ vào phát triển du lịch.

2.1.5.5. Sự phối hợp của các cấp các ngành

Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm chính trị của chính quyềncác cấp từ Trung ương đến địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, sự đồng cảm và

tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền thông, một kênh quan trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh cho du lịch cũng như phát hiện những bất cập cần khắc phục để du lịch trở thành một thương hiệu được mỗi người chúng ta cũng như bạn bè quốc tế ngày càng quý mến.

Nói tóm lại: Ngành du lịch muốn phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư phải có sự thống nhất và hợp lực theo đường lối chỉ đạo thì mới phát huy

tối ưu lợi thế của du lịch để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)