Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển du lịch hồ Hoà Bình
4.1.5. Tình hình nhân lực của ngành du lịch
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành du lịch trong xu thế phát triển hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, trong những năm qua ngành du lịch tỉnh Hòa Bình nói chung và Khu du lịch Hồ Hòa Bình nói riêng
cũng đã quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn thấp, chưa được như mong muốn.
Về các loại hình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Hòa Bình nói chung và các địa phương (Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, TP. Hòa Bình) thuộc Khu du lịch Hồ Hòa Bình nói riêng trong những năm qua chủ yếu thông qua các loại hình sau:
Bồi dưỡng, tập huấn: Do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa
phương (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức cho cán bộ công chức, viên chức quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp và lao động làm việc tại các
cơ sởlưu trú, nhà hàng, cộng đồng dân cư làm du lịch…
Tự đào tạo: Các doanh nghiệp du lịch chủ động tổ chức đào tạo và đào
tạo lại, huấn luyện nghiệp vụcho đội ngũ lao động ở doanh nghiệp thông qua đội
ngũ cán bộ quản lý có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn và đội ngũ đào tạo viên của đơn vị. Đây là loại hình đào tạo chủ yếu của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng cao, giúp người lao động được bồi dưỡng nghề ngắn hạn.
Đào tạo tại chỗ: Các doanh nghiệp du lịch liên kết với các cơ sởđào tạo tổ chức các lớp đào tạo ngay tại doanh nghiệp theo yêu cầu cụ thể, phù hợp với quy mô kinh doanh và thời gian đào tạo của doanh nghiệp (kết hợp với các cơ sở đào tạo về du lịch ở Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho cán bộ làm công tác du lịch, các nhà hàng, khách sạn như lớp: Thuyết minh viên du lịch, Nghiệp vụ xúc tiến du lịch, Nghiệp vụ lễ tân buồng, bàn…).
Đào tạo chính quy: Phần lớn là cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý, trưởng phó bộ phận doanh nghiệp chưa được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực du lịch.
Cơ sở đào tạodu lịch trên địa bàn tỉnh:Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chưa có cơ sở đào tạo chuyên ngành về du lịch. Hiện nay, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắccó Khoa Nghiệp vụ Văn hóa du lịch hàng năm có đào tạo về Quản lý Văn hóa du lịch (hệ cao đẳng), các lớp nghiệp vụ du lịch (hệ trung cấp nghề…); tuy nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu pháttriểncả về số lượng và chất lượng (Bảng 4.8).
Bảng 4.8. Sốlượng người lao động Khu du lịch Hồ Hòa Bình qua các năm
Nguồn nhân lực ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1. Khu du lịchHồ Hòa Bình
a. Tổng số lao động Người 206 240 262 294 340 372 400
Lao động trực tiếp Người 190 218 230 239 275 293 330
Lao động gián tiếp Người 16 22 32 55 65 79 70
b. Trình độ lao động
Đại học và trên đại
học 4 4 4 6 7 10 12
Cao đẳng, trung cấp 9 8 10 8 8 11 10
Đào tạo khác 96 113 122 130 140 152 170
Chưa qua đào tạo 97 115 126 150 185 199 208
2. Tỉnh Hòa Bình
a. Tổng số lao động Người 1.437 1.553 1.482 2.302 2.490 2600 2900
Lao động trực tiếp Người 1.093 1.146 1.121 1.525 1.674 1860 1950 Lao động gián tiếp Người 344 407 361 777 816 740 950
b. Trình độ lao động
Đại học và trên đại
học 136 142 158 247 275 240 260
Cao đẳng, trung cấp 413 373 360 445 472 385 400
Đào tạo khác 143 183 155 317 342 550 680
Chưa qua đào tạo
745 855 809 1.293 1.401 1.42
5 1.560
c. Cán bộ của cơ quan QLNN
về du lịch 28 29 29 29 28 29 29
Trình độ của cán bộcơ quan QLNN về du lịch - Đại học và trên đại
học 24
- Cao đẳng, trung cấp 4
3. Tỷ lệ của Khu du lịchHồ Hòa Bình so với tỉnh Hòa Bình
Tổng số lao động % 14,3 15,4 17,6 12,7 13,6 14,3 13,7 - Lao động trực tiếp % 17,3 19 20,5 15,6 16,4 15,7 20,7 - Lao động gián tiếp % 4,6 5,4 8,8 7 7,9 10,6 7,3
Tuy nhiên, qua thực tế điều tra du khách, doanh nghiệp và cán bộ quản lý các cấp thì tỷ lệ đánh giá chất lượng nhân lực của hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch thì tỷ lệ đánh giá tốt là đa số chiếm 50 %, chất lượng đánh giá kém chỉ chiếm 11% (Biểu đồ 4.10). Lý do du khách đánh giá chất lượng nhân lực của hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch còn kém và ở mức trung bình chủ yếu là do một số nhân viên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác phục vụ cũng như thuyết trình, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế và chưa năng động trong công tác phục vụ… 11% 50% 39% Kém TB Tốt
Biểu đồ 4.10. Đánh giá về chất lượng nhân lực của hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) * Đánh giá chung:
Ưu điểm: Việc đào tạo nhân lực cho du lịch ở Hồ Hòa Bình hằng năm chủ yếu do tỉnhchủ động mở các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người làm quản lý cơ sở lưu trú, nhà hàng và những người lái tàu, thuyền và nhân viên phục vụ vận chuyển khách du lịch, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng trong khu du lịch hồ Hòa Bình. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch cũng chủ động tổ chức đào tạo và đào tạo lại, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ lao động ở doanh nghiệp.
Hạn chế: Các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch chủ yếu là bổ sung kiến thức và kỹ năng làm du lịch chứ không được đào tạo bài bản.Do vậy, người lao động vẫn bị rỗng kiến thức cơ bản, dẫn đến thiếu chuyên nghiệp. Các sinh viên và học viên được đào tạo trong các trường nghề thì chủ yếu là có kiến thức chung về du lịch nhưng lại thiếu kiến thức về văn hóa, con người vùng đất và tài nguyên du lịch Hòa
Bình…thiếu kinh nghiệm thực tế, do vậy khi ra trường các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại mới có thể tiếp cận với công việc trongmôi trường du lịch ở Hòa Bình.