Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 42 - 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

a. Dân số

Năm 2017, dân số khu vực Hồ Hòa Bình (gồm thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu) khoảng 330 nghìn người, chiếm 40% dân số toàn tỉnh Hòa Bình. Tốc độtăng trưởng dân số bình quân giai đoạn 2011 - 2017 là 0,99%/năm; cao hơn so tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn tỉnh (0,73%/năm). Dân cư tập trung đông nhất tại các thị trấn và trung tâm thành phố Hòa Bình, mật độ dân số trung bình toàn khu vực năm 2017 khoảng 230

người/km2; tập trung cao nhất tại thành phố Hòa Bình với mật độ656 người/km2, mật độ thấp nhất tại huyện Đà Bắc với 68 người/km2.

b. Dân tộc

Theo thống kê, khu vực nghiên cứu có 6 dân tộc chính: Mường, Thái, Kinh,

Tày, Dao, Mông. Trong đó, dân tộc Mường chiếm đa số, là dân tộc bản địa đã để

lại một nền văn hóa đậm nét tiêu biểu cho văn hóa người Mường ở Việt Nam. Mỗi dân tộc vẫn còn giữ được nét truyền thống văn hóa riêng với những lễ hội, kiến

trúc nhà, trò chơi dân gian, điệu múa, tập quán sinh sống... đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, đặc sắc thu hút du khách đến với khu vực nghiên cứu.

Hiện nay cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, một số bản làng đã được định hướng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên lợi ích từ du lịch đến với đồng bào dân tộc còn thấp.

c. Lao động

Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động của khu vực Hồ Hòa Bình chiếm khoảng 60% dân số, tuy nhiên tỷ lệlao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 35% sốngười trong độ tuổi lao động. Trong đó, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành khác, Hòa Bình cũng như một số địa phương khác đang gặp vấn đề về “chảy máu chất xám”, không thu hút được lực lượng lao động chuyên môn cao vềđịa phương làm việc. Đây là khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế khu vực.

3.1.2.2. Sản xuất kinh doanh

Năm 2016, Khu du lịch hồ Hòa Bình có mức tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 21%; trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 47%, sau đó là

ngành công nghiệp và nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 27 triệu đồng/năm (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Khu du lịch Hồ Hòa Bình năm 2016

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2016

Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành Tỷđồng 9014.51

Trong đó:

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỷđồng 2112.05 - Công nghiệp và xây dựng Tỷđồng 2886.58

- Dịch vụ Tỷđồng 4015.88

Cơ cấu Giá trị sản xuất theo ngành (giá hiện hành)

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 23,00 - Công nghiệp và xây dựng % 30,00

- Dịch vụ % 47,00

Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người 27,3 Nguồn: Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình (2017)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài Phát triển du lịch Hồ Hòa Bình được xây dựng dựa trên việc sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)