Ảnh hưởng của cộng đồng làm du lịch đến tâm lý của du khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 90 - 98)

đánh giá mức độ hài lòng đối với du lịch cộng đồng tại Bản Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc và Bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong thì có tới

67,5% trả lời là rất hài lòng, 31,3% là hài lòng (Biểu đồ 4.12).

1,2%

67,5%

31,3% Rất hài lòng

Hài lòng Không hài lòng

Biểu đồ 4.12. Ảnh hưởngcủa cộng đồnglàm du lịch đến tâm lý của du khách du khách

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Tuy nhiên, bản Ngòi Hoa có sự kết hợp giữa Doanh nghiệp du lịch và người dân, có sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền trong việc đầu tư hạ tầng du lịch và đào tạo nhân lực,phối hợp cùng công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch đưa và hướng dẫn khách tham quan phong cảnh và văn hóa trong vùng… người dân nơi đây được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo cơ bản kiến thức và kỹ năng giao tiếp cũng như quy tắc phục vụ du lịch, ngoài ra, lượng khách đến Bản Ngòi Hoa tuy ít hơn bản Giang Mỗ nhưng lại có sự chọn lọc chất lượng khách du lịch;do vậy, thu nhập và mức chi tiêu của du khách cũng cao hơn nhiều so với bản Giang Mỗ (Bảng 4.15).

Bảng 4.15. Kết quả tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch tại các điểm nghiên cứu Loại sản phẩm Đơn vị tính Bản Ngòi Hoa Bản Giang Mỗ Cả tỉnh

Loại sản phẩm Đơn vị tính Bản Ngòi Hoa Bản Giang Mỗ Cả tỉnh Số khách Lượt 12.000 35.000 2.497.436

Chi tiêu của khách bình quân Đồng 1.200.000 110.000 487.000

Số ngày lưu trú Ngày 2,5 1,2 1.3

Số doanh nghiệp du lịch DN 01 0 35

Số cộng đồng làm du lịch CĐ 10 15 125

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2017)

a. Đánh giá chung

Tại các khu, điểm du lịch có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và đào tạo nhân lực được triển khai đồng bộ, thì

nhận thức về phát triển du lịch đối với địa phương và nhân dân trong vùng có chiều hướng chuyển biến tích cực. Hoạt động du lịch phát triển, thu hút được nhiều khách du lịch và giữ chân du khách lâu hơn.

b. Bài học kinh nghiệm

Mô hình du lịch cộng đồng của bản Ngòi Hoa là mô hình mẫu, mới được áp dụng lần đầu tại Hòa Bình, tại đây có sự phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, mặc dù mới đi vào hoạt động từ giữa năm 2016 đến nay, nhưng đã thể hiện rõ tính ưu việt là dạng du lịch mà sự bền vững về môi trường, văn hóa - xã hội được quản lý và sở hữu bởi chính cộng đồng, cho cộng đồng với mục đích giúp khách tham quan khám phá môi trường sống cũng như tận mắt chứng kiến văn hóa, nghi lễ và tập quán bản địa. Thông qua các hoạt động lữ hành kết nối du lịch cộng đồng, văn hóa dân tộc được duy trì, các ngành nghề truyền thống được khôi phục, các sản phẩm lưu niệm từ nguyên liệu địa phương được phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân tộc, các dịch vụ sử dụng các kiến thức dân tộc được khôi phục và đưa vào cùng các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Nhà nước và doanh nghiệp thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, hỗ trợ thực hiện các mô hình homestayđã làm cho người dân nhận thức rõ việc giữ gìn, phát huy bản sắc cộng đồng và môi trường sống là tiêu chí để thu hút và duy trì du khách, đem lại nhiều công việc, thu nhập cho người dân, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân phát triển.

4.2.5. Sự phối hợp của các cấp các ngành

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc. Do vậy, muốn phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư phải có sự thống nhất và hợp lực theo đường lối chỉ đạo thì mới phát huy tối ưu lợi thế của du lịch để phát triển kinh tế.

Các cấp, các ngành trong tỉnh Hòa Bình nhận thức rõ phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vaitrò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt, xuyên suốt từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh,phân công cụ thể, chi tiết cho từng ngành, từng cấp, từng đơn vị liên quan đến phát triển du lịch, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành cùng sự phối kết hợp nhịp nhàng của các cấp, các ngành trong tỉnh, du lịch Hồ Hòa Bình đã đạt tăng trưởng bình quân 21,4%/năm. Cụ thể: Năm 2011, đón 210.200 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 12.400 lượt, khách nội địa 197.800 lượt; thu nhập du lịch đạt 38.550 triệu đồng. Năm 2015, đón 409.500 lượt khách, trong đó khách quốc tế

18.631 lượt, nội địa đạt 390.869; thu nhập du lịch đạt 63.300 triệu đồng. Đến năm 2017, đón khoảng 732.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 25.000 lượt, khách nội địa đạt 706.900 lượt; thu nhập du lịch đạt 123.700 triệuđồng.

Để có được kết quả nêu trên, các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành

đã chủ động phối hợp rất tốt trong công tác quản lý nhà nước, trong các sự kiện của tỉnh nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của tỉnh, tổ chức hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư, phát triển bưu chính viễn thông và đào tạo nhân lực du lịch.

Các Đoàn liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, chấn chỉnh kịp thời các hoạt động kinh doanh, các dịch vụ du lịch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện, lành mạnh, mọi hoạt động du lịch trong Khu du lịch Hồ Hòa Bình trong 3 năm trở lại đây đã đi vào nề nếp. Ngoài ra, phải kể đến sự phối hợp và phân công nhiệm vụ cụ thể của từng ngành trong phát triển du lịch hồ Hòa Bình, như: Đào tạo nhân lực cho du lịch do ngành Lao động, Thương binh và Xã

hội tổ chức thực hiện; đầu tư hạ tầng, tuyên truyền, quảng bá, Hội thảo, xúc tiến đầu tư, vận động các nguồn tài trợ, đầu tư của xã hội, phát triển bưu chính, viễn

thông, mở các lớp bồi dưỡng tập huấn công tác du lịch…do các ngành Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải…

Trong thời gian tới, để du lịch Hồ Hòa Bình phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, thì các Sở, Ban, ngành của tỉnh cần phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãiđặc thù để khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư khai thác tài nguyên du lịch để phát triển các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch cộng đồng và các loại hình vui chơi giải trí cao cấp, thể thao mạo hiểm tại Khu du lịch hồ Hòa Bình. Các ngành, các

cấp phối hợp huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển du lịch theo định hướng trong Nghị quyết của Tỉnh uỷ; các mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và Đề án phát triển du lịch của các huyện, thành phố liên quan đến Khu du lịch hồ Hòa Bình. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án ưu tiên như: Quy hoạch, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, xâydựng hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác bảo vệ môi trường du lịch.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ HÒA BÌNH 4.3.1. Định hướng và mục tiêu phát triểndu lịch 4.3.1. Định hướng và mục tiêu phát triểndu lịch

4.3.1.1. Định hướng phát triển Khu du lịch Hồ Hòa Bình

Là một khu du lịch có đầy đủ các điều kiện để đầu tư phát triển thành khu du lịch quốc gia, với nhiều tiềm năng cả về mặt tự nhiên lẫn về mặt nhân văn để khai thác phục vụ phát triển du lịch… Khu du lịch Hồ Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay thành phố Hòa Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng

70km. Chính vì vậy, phát triển Khu du lịch Hồ Hòa Bình sẽ tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận không nhỏ người dân sống ở khu vực nông thôn, miền núi hiện còn rất khó khăn, góp phần vào chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Đầu tư, phát triển nhanh Khu du lịch Hồ Hòa Bình, trước hết nhằm: Góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với vai trò là ngành kinh

tế quan trọng của địa phương.

địa phương.

Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi - nơi có tiềm năng phát triển du lịch.

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu,

nâng cao dân trí, góp phần tích cực vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc.

Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các địa phương trong

tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế.

Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường và tài nguyên du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đảm bảo việc khai thác hợp lý, bảo vệ

và phát triển các nguồn tài nguyên, gắn liền với bảo vệmôi trường sinh thái, môi

trường nhân văn, từđó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp.

Phát triển các loại hình du lịch có tiềm năng như: Du lịch lễ hội, tâm linh; du lịch văn hoá trải nghiệm văn hoá truyền thống các dân tộc; du lịch thể thao, giải trí; du lịch sinh thái; du lịch thông qua hội nghị, hội thảo, các chương trình sự kiện,... Hình thành các tuor, tuyến du lịch hấp dẫn, chất lượng cao; các khu thểthao vui chơi

giải trí, nghỉdưỡng với mục đích kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

4.3.1.2. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Đến năm 2025, xây dựng Khu du lịch Hồ Hòa Bình có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tươngđối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa

dạng, phong phú; có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc Hoà Bình. Đưa Khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh

Hòa Bình, là một trong 12 Khu du lịch trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa dân tộc Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hòa Bình.

b. Mục tiêu cụ thể

Về khách du lịch:

Năm 2020, Khu du lịch Hồ Hòa Bình đónkhoảng 630.000 lượt khách, trong đó 29.000 lượt khách quốc tế, thu nhập du lịch đạt khoảng 200 tỷ đồng;

Năm 2025 đónkhoảng 1.019.000 lượt khách, trong đó 51.000 lượt khách quốc tế, thu nhập du lịch đạt khoảng 600 tỷ đồng;

Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1.550.000 lượt khách, trong đó 94.000

lượt khách quốc tế, thu nhập du lịch đạt khoảng 1800 tỷ đồng.

Việc làm:

Năm 2020 tạo việc làm cho 900 lao động, trong đó 500 lao động trực tiếp;

Năm 2025 tạo việc làm cho 2.100 lao động, trong đó 1.400 lao động trực tiếp;

Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho 4.000 lao động, trong đó 1.300 lao động trực tiếp.

Về cơ sở vật chất:

Năm 2020 đạt khoảng 170 phòng;

Năm 2025 đạt khoảng 410 phòng;

Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 830 phòng.

4.3.2. Giải phápphát triển du lịch hồ Hòa Bình

4.3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch theo định hướng thị trường

Quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Du lịch hồ Hòa Bình không thể phát triển một cách tự phát mà cần được quy hoạch một cách thận trọng, khoa học và định hướng thị trường. Thời gian qua, công tác điều tra cơ bản, quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, du lịch Hòa Bình nói chung

và Hồ Hòa Bình nói riêng hiện mới chỉ quan tâm giới thiệu những gì mình có,

chưa quan tâm đến những gì thị trường cần. Trong khi, đây là yếu tố quyết định thành công trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Qua kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài này, có thể thấy rằng, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề xây dựngquy hoạch mang tầm nhìn dài hạn, có tính bền vững và khả thi hơn, vấnđề cần làm là nghiên cứu thị trường để xác định rõ những thị trường mục tiêu nào

muốnhướngđến và tập trung vào các sảnphẩmmục tiêu ấy.Cụ thể:

Nghiên cứu nhu cầu du lịch: Đầu tư cho công tác nghiên cứu, phân tích

thị trường trong quy hoạch, điểm đến, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh cũng như chính sách, định hướng của nhà nước với du lịch... xem khách cần gì để hướng tới xây dựng, đưa ra sản phẩm phù hợp và tốt nhất đáp ứng nhu cầu các thị trường khách.

Lập Quy hoạch chi tiếtcác điểm du lịch trên khu vực Hồ Hòa Bình:

Phải lập Quy hoạch chi tiết các vùng có tiềm năng tài nguyên du lịch để phục vụ cho mục đích phát triển Hồ Hòa Bình và Danh mục các dự án đầu tư (Bảng 4.25). Vấn đề cốt lõi để du lịch hồ Hòa Bình phát triển bền vững, hỗ trợ bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương là cần quy hoạch chi tiết phát triển các tuyến, điểm du lịch cấp quốc gia và cấp địa phương trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững và theo hướng thị trường, cụ thể:

Khi quy hoạch phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, nguồn khách, định hướng sản phẩm dịch vụ du lịch đảm bảo tính hấp dẫn, đặc thù cho địa phương trên cơ sở tiềm năng và xu hướng phát triển nhu cầu của khách. Cụ thể, qua kết

quả nghiên cứu thực tế về nhu cầu của khách du lịch, thì các sản phẩm mà khách có nhu cầu và mong muốn nhất khi đến Hồ Hòa Bình là: Thưởng thức ẩm thực đặc sản địa phương, nghỉ dưỡng và du ngoạn ngắm cảnh.

Cần phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương với các tổ chức bộ ngành chức năng, các chuyên gia quy hoạch du lịch, chuyên gia sinh thái học và quản lý môi trường trong và ngoài nước để đảm bảo tính khả thi của các dự án.

Quy hoạch phát triển du lịch hồ Hòa Bình phải dựa trên quy hoạch tổng thể về pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như của cả nước, đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với giao thông vận chuyển, với quy hoạch đô thị, phòng chống thiên tai, phù hợp với văn bản pháp quy của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)