Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1. Thu thập số liệu đã công bố
Thu thập số liệu liên quan đến tài nguyên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, kinh tế
xã hội, về sản phẩm du lịch và các tuyến du lịch đang khai thác, việc đào tạo nhân lực cho du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ
du lịch của tỉnh, các định hướng quy hoạch chi tiết để mời gọi đầu tư phát triển du lịch Hồ Hòa Bình...thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội, các Đề án phát triển du
lịch của tỉnh, số liệu thống kê, báo cáo của SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, số liệu của các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình và các khu,
điểm du lịch, niên giám thống kê của tỉnh và cả nước, các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố, các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh Hòa Bình về phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung, Hồ Hòa Bình nói riêng.
Thu thập số liệu về: Lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, số người tham gia phục vụ du lịch, các báo cáo tổng kết hoạt động du lịch của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thu thập các bản Quy hoạch du lịch khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình và Quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Hòa Bình tại Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình.
3.2.3.2. Thu thập số liệu mới Phương pháp khảo sát thực địa
Học viên đã tiến hành 3 đợt khảo sát thực địa vào tháng 2/2017 (vào dịp lễ hội đền Bờ), tháng 8/2017 (vào dịp hè) và tháng 12/2017 (vào dịp lễ hội) để quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng (số nhà làm du lịch, công trình phụ, đường giao thông..), tìm hiểu về văn hóa bản địa và các hoạt động du lịch diễn ra trong và ngoài mùa lễ hội. Các địa điểm tiến hành thực địa gồm: xã Thung Nai, xã Bình Thanh
(Cao Phong), xã Vầy Nưa (Đà Bắc), xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình),...
Phương pháp điều tra xã hội học
Học viên đã tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi các đối tượng đại diện cho cầu về du lịch (khách du lịch) và cung về du lịch (người dân địa phương, doanh nghiệp du lịch và chính quyền các cấp ở địa phương từ tỉnh, huyện, xã) để thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm, sở thích của du khách đến với Hồ Hòa Bình, đánh giá của khách du lịch về du lịch Hồ Hòa Bình, cũng như những thông tin liên quan đến mức độ và sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương. Học viên đã thiết kế 5 loại bảng hỏi khác nhau cho 5 đối tượng phỏng vấn, bao gồm: Du khách; người kinh doanh du lịch, cán bộ, nhân viên du lịch; người dân cung cấp sản phẩm du lịch; một số cán bộcơ quan quản lý nhà nước của xã, huyện và của tỉnh (xem phần phụ lục).
Trong đó tiến hành phỏng vấn 105 khách du lịch, 105 người dân địa phương cung cấp sản phẩm du lịch, 12 cán bộ thuộc 4 huyện, thành phố (Đà Bắc,
đến phát triển du lịch, 12 cán bộ của 4 xã trong Khu du lịch Hồ Hòa Bình (các
xã: Ngòi Hoa (Tân Lạc); Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong); Vầy Nưa (Đà Bắc)) và 05 người là doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch tại Bản Ngòi thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Thời gian phỏng vấn vào tháng 8 và tháng 12/2017, đây là thời điểm trùng vào dịp hè và lễ hội , nên lượng khách du lịch
đến với Hồ Hòa Bình khá đông, rất thuận lợi cho việc điều tra. Nhóm điều tra gồm có 3 người, tiến hành phỏng vấn tại các điểm du lịch tiêu biểu của Hồ Hòa Bình như: Đền Bờ, Bản Giang Mỗ, Bản Ngòi,…
Bảng 3.4. Sốlượng mẫu điều tra
Mẫu phiếu theo
đối tượng Địa điểm Số phiếu Cộng
1. Du khách Đền bờ 35
105
Bản Giang Mỗ 35
Công viên nước Ngòi Hoa 35
2. Người dân cung cấp sản phẩm du lịch
Đền bờ 35
105
Bản Giang Mỗ 35
Công viên nước Ngòi Hoa 35
3. Doanh nghiệp Công viên nước Ngòi Hoa 5 05
4.Lãnh đạo các Sở, các huyện và phòng
chuyên môn
UBND huyện Đà Bắc 3
12
UBND huyện Cao Phong 3
UBND huyện Tân Lạc 3
UBND TP Hòa Bình 3
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3
21
Sở Kế hoạch và Đầu tư 3
Sở Tài chính 3
Sở Tài nguyên và MT 3
Sở Công thương 3
Sở Giao thông vận tải 3
Công an tỉnh 3
5. Cán bộ xã Các xã: Ngòi Hoa (Tân Lạc); Bình
Thanh, Thung Nai (Cao Phong);
Vầy Nưa (Đà Bắc)
3 12
Sau khi thu thập thông tin qua phỏng vấn, học viên tiến hành nhập dữ liệu và phân tích thông tin bằng phần mềm Excel để đánh giá thực trạng du lịch Hồ
Hòa Bình trên các khía cạnh: Đặc điểm khách du lịch (số lượng, độ tuổi, giới tính, quê quán, nghề nghiệp), khả năng chi tiêu, thị hiếu, đánh giá của du khách về Hồ Hòa Bình; mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương từ du lịch; năng lực và mức độđáp ứng của doanh nghiệp du lịch địa phương,…
Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch Hồ Hòa Bình để tiến hành điều tra, thu thập số liệu tại các điểm đã chọn và một số cơ quan quản lý nhà nước của
xã, huyện và của tỉnh như thể hiện ở bảng 3.4.
3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân kết hợp với độ lệch chuẩn và phương sai để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động du lịch qua các năm như số khách đến từng khu du lịch và tất cả các khu du lịch, doanh thu của khu du lịch, chi phí, đầu tư vào các khu du lịch, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ du lịch,…
Phương pháp so sánh
Phương pháp này sử dụng để so sánh, đánh giá kết quả kinh doanh du lịch
qua các năm, giữa các khu du lịch trong cùng năm và giữa các loại hình du lịch
khác nhau,…
Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng những ý kiến đóng góp của người dân địa phương gần các điểm du lịch cũng như lấy ý kiến của các du khách. Qua đó, góp phần nắm bắt được các thông tin một cách thực tế về thực trạng tình hình, đưa ra được các giải pháp phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế tại địa phương.
Phương pháp dự báo
Dựa vào thực trạng tình hình phát triển du lịch Hồ Hòa Bình và sự phát triển kinh tế thị trường đểđưa ra một số dự báo về thị trường khách, doanh thu,