Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 41)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Trong địa giới tỉnh Hoà Bình, Hồ Hoà Bình nằm trong phạm vi của thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, diện tích khoảng 228.100 ha.

Ranh giới Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình được xác định là các xã vùng lòng hồ:

- Xã Thái Thịnh và các phường Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh thuộc thành phố Hòa Bình.

- Xã Bình Thanh và Thung Nai thuộc huyện Cao Phong. - Xã Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa thuộc huyện Tân Lạc. - Xã Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn và Ba Khan thuộc huyện Mai Châu.

- Xã Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền

Lương và Toàn Sơn thuộc huyện Đà Bắc.

Diện tích Khu du lịch Hồ Hòa Bình khoảng 52.200 ha, trong đó vùng lõi tập trung phát triển khoảng 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước).

3.1.1.2. Địa hình

Khu vực thuộc địa hình vùng thấp trong tỉnh Hòa Bình, bao quanh bởi các dãy núi cao, xen kẽ giữa các dãy núi là các thung lũng. Địa hình bị che cắt bởi nhiều ngòi, khe, suối, độ dốc bình quân 300C, độ che phủ bình quân gần 50%. Trên mặt hồcác đảo lớn, nhỏ, hai bên hồ là núi cao, cánh rừng và các hang động tự nhiên. Khu vực có một sốnúi cao trên 1000 m: Núi Pu Canh, núi Đức Nhàn, núi

Biêu, núi Mường Chiềng... (huyện Đà Bắc); Núi Spai Linh (huyện Mai Châu); Núi Thạch Bi, núi Toàn Thắng (huyện Tân Lạc).

3.1.1.3. Khí hậu

Khu vực nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,

được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình

bình quân 1.255mm, tập trung vào tháng 4 đến tháng 9.

3.1.1.4. Thủy văn

Chịu ảnh hưởng chếđộ thủy văn sông Đà, với chiều dài khoảng 151km và hệ

thống sông, suối, đảm bảo nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất; chất lượng

nước mặt khá tốt. Hồ Hòa Bình có diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha. Mực nước dâng bình thường của hồ chứa là 117 m, mực nước chết là 80 m so với mực nước biển, mực nước dâng gia cường là 122m. Trong những năm gần đây, sau khi nhà

máy thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu bắt đầu tích nước, mực nước trong hồ giảm đi, dao động trong khoảng 81 - 113m so với mực nước biển.

3.1.1.5. Nước ngầm

Có trữ lượng khá lớn, chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm.

3.1.1.6. Cảnh quan sinh thái

Khu vực nổi bật với cảnh quan mặt nước trong xanh, hàng trăm hòn đảo lớn, nhỏ, hai bên hồ với những cánh rừng, dãy núi đá vôi sừng sững, tạo nên cảnh

quan thiên nhiên hùng vĩ.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

a. Dân số

Năm 2017, dân số khu vực Hồ Hòa Bình (gồm thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu) khoảng 330 nghìn người, chiếm 40% dân số toàn tỉnh Hòa Bình. Tốc độtăng trưởng dân số bình quân giai đoạn 2011 - 2017 là 0,99%/năm; cao hơn so tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn tỉnh (0,73%/năm). Dân cư tập trung đông nhất tại các thị trấn và trung tâm thành phố Hòa Bình, mật độ dân số trung bình toàn khu vực năm 2017 khoảng 230

người/km2; tập trung cao nhất tại thành phố Hòa Bình với mật độ656 người/km2, mật độ thấp nhất tại huyện Đà Bắc với 68 người/km2.

b. Dân tộc

Theo thống kê, khu vực nghiên cứu có 6 dân tộc chính: Mường, Thái, Kinh,

Tày, Dao, Mông. Trong đó, dân tộc Mường chiếm đa số, là dân tộc bản địa đã để

lại một nền văn hóa đậm nét tiêu biểu cho văn hóa người Mường ở Việt Nam. Mỗi dân tộc vẫn còn giữ được nét truyền thống văn hóa riêng với những lễ hội, kiến

trúc nhà, trò chơi dân gian, điệu múa, tập quán sinh sống... đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, đặc sắc thu hút du khách đến với khu vực nghiên cứu.

Hiện nay cuộc sống đồng bào dân tộc còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, một số bản làng đã được định hướng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên lợi ích từ du lịch đến với đồng bào dân tộc còn thấp.

c. Lao động

Tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động của khu vực Hồ Hòa Bình chiếm khoảng 60% dân số, tuy nhiên tỷ lệlao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 35% sốngười trong độ tuổi lao động. Trong đó, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn các ngành khác, Hòa Bình cũng như một số địa phương khác đang gặp vấn đề về “chảy máu chất xám”, không thu hút được lực lượng lao động chuyên môn cao vềđịa phương làm việc. Đây là khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế khu vực.

3.1.2.2. Sản xuất kinh doanh

Năm 2016, Khu du lịch hồ Hòa Bình có mức tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 21%; trong đó dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 47%, sau đó là

ngành công nghiệp và nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 27 triệu đồng/năm (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Khu du lịch Hồ Hòa Bình năm 2016

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2016

Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành Tỷđồng 9014.51

Trong đó:

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản Tỷđồng 2112.05 - Công nghiệp và xây dựng Tỷđồng 2886.58

- Dịch vụ Tỷđồng 4015.88

Cơ cấu Giá trị sản xuất theo ngành (giá hiện hành)

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 23,00 - Công nghiệp và xây dựng % 30,00

- Dịch vụ % 47,00

Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng/người 27,3 Nguồn: Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình (2017)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài Phát triển du lịch Hồ Hòa Bình được xây dựng dựa trên việc sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Tiếp cận theo tuyến du lịch trọng tâm, gồm các điểm Đền Bờ, Công viên

nước Ngòi Hoa, Bản dân tộc Mường ở Giang Mỗ.

Tiếp cận các cấp tỉnh, huyện và xã: Những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, cụ thể như: Định hướng quy hoạch phát triển, các chính

sách đã, đang và sắp thực hiện, các số liệu thống kê, báo cáo, các dựán, đề án, kế

hoạch đầu tư công của tỉnh để phát triển du lịch hồ, các yếu tốtác động trong quá trình phát triển du lịch hồ…

Tiếp cận hai khu vực công và tư: Để phát triển du lich hồ Hòa Bình cần thiết phải có cả đầu tư công và đầu tư tư nhân. Đầu tư công để kiến tạo và tạo

điều kiện cho đầu tư tư nhân tham gia vào phát triển du lịch.

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Các điểm du lịch vùng Hồ Hòa Bình nằm rải rác ở huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu và thành phố Hoà Bình, cụ thể (Bảng 3.2):

Bảng 3.2. Đặc điểm các tuyến du lịch hồ Hòa Bình

Chỉ tiêu Đơn vị tính Tuyến du lịch Du lịch cộng đồng (Đường bộ) Du lịch đường thủy

Sốđiểm đi qua cXã/ ảng 5 3

Tên các điểm

du lịch Tên

Bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh, huyện Cao Phong); Bản Ải (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc); Bản Lác (xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu); Bản Pom Coọng, Bản Văn

(thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu); Bản Ké (xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc) Cảng Thung Nai; Vịnh Ngòi Hoa; Đền Thác Bờ Đăc điểm chính

- Phong cảnh, khí hậu, Lễ hội, văn

hóa, ẩm thực, sinh hoạt cộng đồng Phong cảnh, Lễ hội, tâm linh Sản phẩm du lịch đặc trưng phSảẩn m Các sản phẩm thủ công, ẩm thực dân tộc, nhà sàn Tâm linh Số khách trung bình/năm khách Lượt 400.000 135.000

Các tuyến du lịch đường bộ, gồm: Bản Mỗ - Giang Mỗ (Xã Bình Thanh, huyện Cao Phong); Bản Ải (Xã Phong Phú, huyện Tân Lạc); Bản Lác (Xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu); Bản Pom Coọng, Bản Văn (Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu); Bản Ké (Xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc).

-Tuyến du lịch đường thủy, gồm: Cảng Thung Nai - Đền Thác Bờ - cảng Thung Nai; Cảng Bích Hạ - Đền Thác Bờ - cảng Bích Hạ: Trước là tuyến du lịch chính, thu hút nhiều du khách, do không được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ

tầng, nên hiện nay lượng khách đến Cảng rất ít; Cảng Thung Nai -Vịnh Ngòi Hoa - Thác Bờ - cảng Thung Nai: Là tuyến du lịch cuối tuần phổ biến.

Để đạt được mục tiêu đề ra, trong các khu vực trên, chúng tôi đã chọn ra một số điểm đặc thù, điển hình để khảo sát các đặc điểm của từng tài nguyên du lịch và thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Đề tài được nghiên cứu tập trung ởcác điểm du lịch nằm trong tuyến du lịch Hồ Hòa Bình bao gồm: Đền Bờ, Công viên nước Ngòi Hoa, Bản dân tộc Mường ở Giang Mỗ. Đây là các điểm du lịch trọng tâm đang được khai thác phục vụ du lịch và

được sựquan tâm đặc biệt của tỉnh cũng như sự quan tâm của các du khách trong

và ngoài nước (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Đặc điểm các điểm nghiên cứu

Chỉ tiêu Đền bờ Công viên nước Ngòi Hoa Bản Giang Mỗ

Tài nguyên du lịch Nhân văn Nhân văn Nhân văn

Sản phẩm du lịch

đặc trưng Du lịch tâm

linh

Vui chơi, giải trí, Du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng

(Khách đang có hướng giảm dần) Số khách trung

bình/ năm 160.000 lượt (vừa đi vào hoạt độ10.000 ng từ

tháng 5/2017)

20.000 lượt

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Thu thập số liệu đã công bố

Thu thập số liệu liên quan đến tài nguyên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, kinh tế

xã hội, về sản phẩm du lịch và các tuyến du lịch đang khai thác, việc đào tạo nhân lực cho du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ

du lịch của tỉnh, các định hướng quy hoạch chi tiết để mời gọi đầu tư phát triển du lịch Hồ Hòa Bình...thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội, các Đề án phát triển du

lịch của tỉnh, số liệu thống kê, báo cáo của SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, số liệu của các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình và các khu,

điểm du lịch, niên giám thống kê của tỉnh và cả nước, các tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố, các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh Hòa Bình về phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung, Hồ Hòa Bình nói riêng.

Thu thập số liệu về: Lượng khách du lịch, doanh thu du lịch, số người tham gia phục vụ du lịch, các báo cáo tổng kết hoạt động du lịch của Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thu thập các bản Quy hoạch du lịch khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình và Quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Hòa Bình tại Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình.

3.2.3.2. Thu thập số liệu mới Phương pháp khảo sát thực địa

Học viên đã tiến hành 3 đợt khảo sát thực địa vào tháng 2/2017 (vào dịp lễ hội đền Bờ), tháng 8/2017 (vào dịp hè) và tháng 12/2017 (vào dịp lễ hội) để quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng (số nhà làm du lịch, công trình phụ, đường giao thông..), tìm hiểu về văn hóa bản địa và các hoạt động du lịch diễn ra trong và ngoài mùa lễ hội. Các địa điểm tiến hành thực địa gồm: xã Thung Nai, xã Bình Thanh

(Cao Phong), xã Vầy Nưa (Đà Bắc), xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình),...

Phương pháp điều tra xã hội học

Học viên đã tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi các đối tượng đại diện cho cầu về du lịch (khách du lịch) và cung về du lịch (người dân địa phương, doanh nghiệp du lịch và chính quyền các cấp ở địa phương từ tỉnh, huyện, xã) để thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm, sở thích của du khách đến với Hồ Hòa Bình, đánh giá của khách du lịch về du lịch Hồ Hòa Bình, cũng như những thông tin liên quan đến mức độ và sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương. Học viên đã thiết kế 5 loại bảng hỏi khác nhau cho 5 đối tượng phỏng vấn, bao gồm: Du khách; người kinh doanh du lịch, cán bộ, nhân viên du lịch; người dân cung cấp sản phẩm du lịch; một số cán bộcơ quan quản lý nhà nước của xã, huyện và của tỉnh (xem phần phụ lục).

Trong đó tiến hành phỏng vấn 105 khách du lịch, 105 người dân địa phương cung cấp sản phẩm du lịch, 12 cán bộ thuộc 4 huyện, thành phố (Đà Bắc,

đến phát triển du lịch, 12 cán bộ của 4 xã trong Khu du lịch Hồ Hòa Bình (các

xã: Ngòi Hoa (Tân Lạc); Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong); Vầy Nưa (Đà Bắc)) và 05 người là doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch tại Bản Ngòi thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Thời gian phỏng vấn vào tháng 8 và tháng 12/2017, đây là thời điểm trùng vào dịp hè và lễ hội , nên lượng khách du lịch

đến với Hồ Hòa Bình khá đông, rất thuận lợi cho việc điều tra. Nhóm điều tra gồm có 3 người, tiến hành phỏng vấn tại các điểm du lịch tiêu biểu của Hồ Hòa Bình như: Đền Bờ, Bản Giang Mỗ, Bản Ngòi,…

Bảng 3.4. Sốlượng mẫu điều tra

Mẫu phiếu theo

đối tượng Địa điểm Số phiếu Cộng

1. Du khách Đền bờ 35

105

Bản Giang Mỗ 35

Công viên nước Ngòi Hoa 35

2. Người dân cung cấp sản phẩm du lịch

Đền bờ 35

105

Bản Giang Mỗ 35

Công viên nước Ngòi Hoa 35

3. Doanh nghiệp Công viên nước Ngòi Hoa 5 05

4.Lãnh đạo các Sở, các huyện và phòng

chuyên môn

UBND huyện Đà Bắc 3

12

UBND huyện Cao Phong 3

UBND huyện Tân Lạc 3

UBND TP Hòa Bình 3

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 3

21

Sở Kế hoạch và Đầu tư 3

Sở Tài chính 3

Sở Tài nguyên và MT 3

Sở Công thương 3

Sở Giao thông vận tải 3

Công an tỉnh 3

5. Cán bộ xã Các xã: Ngòi Hoa (Tân Lạc); Bình

Thanh, Thung Nai (Cao Phong);

Vầy Nưa (Đà Bắc)

3 12

Sau khi thu thập thông tin qua phỏng vấn, học viên tiến hành nhập dữ liệu và phân tích thông tin bằng phần mềm Excel để đánh giá thực trạng du lịch Hồ

Hòa Bình trên các khía cạnh: Đặc điểm khách du lịch (số lượng, độ tuổi, giới tính, quê quán, nghề nghiệp), khả năng chi tiêu, thị hiếu, đánh giá của du khách về Hồ Hòa Bình; mức độ tham gia và hưởng lợi của người dân địa phương từ du lịch; năng lực và mức độđáp ứng của doanh nghiệp du lịch địa phương,…

Căn cứ vào thực trạng phát triển du lịch Hồ Hòa Bình để tiến hành điều tra, thu thập số liệu tại các điểm đã chọn và một số cơ quan quản lý nhà nước của

xã, huyện và của tỉnh như thể hiện ở bảng 3.4.

3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân kết hợp với độ lệch chuẩn và phương sai để tính toán các chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động du lịch qua các năm như số khách đến từng khu du lịch và tất cả các khu du lịch, doanh thu của khu du lịch, chi phí, đầu tư vào các khu du lịch, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ du lịch,…

Phương pháp so sánh

Phương pháp này sử dụng để so sánh, đánh giá kết quả kinh doanh du lịch

qua các năm, giữa các khu du lịch trong cùng năm và giữa các loại hình du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)