Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 81 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch hồ Hoà Bình

4.1.8. Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch Hồ Hòa Bình

4.1.8.1. Khách du lịch

a. Số lượt khách

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của du lịch Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ và du lịch cả nước, hoạt động du lịch ở tỉnh Hòa Bình nói chung và ở Khu du lịch Hồ Hòa Bình nói riêng ngày càng trở nên sôi động và đã đạt được kết quả quan trọng, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển du lịch cả nước và kinh tế - xã hội của địa phương. Trong giai đoạn 2011 - 2017, số lượng khách du lịch đến Khu du lịch Hồ Hòa Bình không ngừng gia tăng, tốc độ tăng trưởng khách trung bình năm đạt 23,4%/năm (trong đó khách quốc tế là 12,5%/năm và khách nội địa là 23,1%/năm) (Bảng 4.10).

b. Ngày lưu trú trung bình

Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, năm 2017 tỷ lệ khách lưu trú tại Khu du lịch Hồ Hòa Bình chiếm khoảng 5.7% trong tổng số khách đến hồ; trong đó, khách quốc tế có lưu trú chiếm khoảng 17.1% trong tổng số khách quốc tế đến Hồ Hòa Bình và khách nội địa lưu trú chiếm 5.3% trong tổng số khách nội địa đến Khu du lịch Hồ Hòa Bình. Ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế có lưu trú khoảng 1,8 ngày và khoảng 1,9

Bảng 4.10. Kết quả khách du lịch đến Khu du lịch Hồ Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2017 Các chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TTBQ 2011-2017 (%) Tổng lượt khách du lịch Lượt khách 210.200 224.000 252.600 303.000 409.500 584.000 732.000 23,4 - Khách quốc tế Lượt khách 12.400 14.760 14.720 18.300 18.631 20.300 25.100 12,5 - Khách nội địa Lượt khách 197.800 209.240 237.880 284.700 390.869 563.700 706.900 23,1 Tổng sốlượt khách lưu trú Lượt khách 4.900 6.800 10.100 14.700 20.800 27.000 42.000 38,8 - Khách quốc tế Lượt khách 450 600 900 1.100 1.500 2.000 4.300 34,2 - Khách nội địa Lượt khách 3.950 6.200 9.200 13.600 19.300 25.000 37.700 42,9 Ngày khách lưu trú TB 1,1 1,2 1,2 1,2 1,2 1,8 1,9

Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế

Ngày 1,1 1,1 1,2 1,3 1,2 1,7 1,8

Ngày lưu trú trung bình của khách nội địa

Ngày 1,1 1,2 1,2 1,2 1,2 1,8 1,9

4.1.8.2. Tổng thu từ khách du lịch

a. Mức chi tiêu của khách du lịch

Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình thì giai đoạn

2011 - 2017, mức chi tiêu của khách du lịch đến Hòa Bình nói chung và Khu du lịch Hồ Hòa Bình nói riêng còn thấp. Năm 2017, tính trung bình mỗi khách quốc tế đến Khu du lịch Hồ Hòa Bình chi tiêu trong một ngày khoảng 622.000 đồng (tương đương 28 USD), riêng đối với khách có lưu trú thì mức chi tiêu trung bình khoảng 35 USD/người/ngày; còn đối với khách du lịch nội địa thì mức chi tiêu trung bình khoảng 152.000 đồng/người/ngày (tương đương 7 USD), riêng đối với khách có lưu trú thì mức chi tiêu trung bình khoảng 20 USD/người/ngày(Bảng 4.11).

Bảng 4.11. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Hồ Hòa Bình năm 2017 năm 2017 Số lượt khách (ĐVT: Lượt) Tổng thu từ khách du lịch (ĐVT: Triệu đồng) Chi tiêu bình quân/ngày (ĐVT: Đồng) Quốc tế Nội địa Tổng Quốc tế Nội địa Tổng Quốc tế Nội địa

25.1 00 706.9 00 732.0 00 15.620 108.080 123.700 622.000 152.000

Nguồn: SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2017) Tổng thu từ khách du lịch được tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả trong thời gian ở Khu du lịch Hồ Hòa Bình. Cùng với sự gia tăng số lượt khách, tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và Khu du

lịch Hồ Hòa Bình nói riêng trong những năm qua cũng có mức tăng trưởng đáng kể. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, năm 2011 tổng thu từ khách du lịch toàn tỉnh mới đạt 490 tỷ đồng, thì đến năm 2017

tăng lên 1.215.979 triệu đồng, mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2011 - 2017 đạt 38,9%/năm. Còn đối với Khu du lịch Hồ Hòa Bình, năm 2011 tổng thu từ khách du lịch đạt xấp xỉ 38.550 triệu đồng; đến năm 2017 tăng lên 123.700

triệu đồng; mức tăng trưởng trung bình đạt 21,6%/năm. Mặc dù có mức tăng trưởng tương đối cao như vậy, nhưng xuất phát điểm thấp, mức chi tiêu của khách tăng không nhiều…, nên tổng thu từ khách du lịch của Khu du lịch Hồ

Hòa Bình còn khiêm tốn; nếu so sánh với toàn tỉnh thì tỷ lệcòn thấp: Năm 2017

chiếm 10,17% tổngthu từ khách du lịch toàn tỉnh (Bảng 4.12).

Bảng 4.12. Kết quả tổng thu từ khách du lịch của Khu du lịch Hồ Hòa Bình giai đoạn 2011- 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Các chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TTBQ 2011 - 2017 (%/ năm) Tổng thu từ khách du lịch 38.550 40.820 39.790 46.900 63.300 88.600 123.700 21,6 - Thu từ khách quốc tế 4.310 4.750 3.960 5.782 7.300 10.050 15.620 12,0 - Thu từ khách nội địa 34.240 36.070 35.830 41.118 56.000 78.550 108.080 21,7

Nguồn: SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình (2017)

b. Cơ cấu thu nhập

Hiện nay, các sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung và Khu du

lịch Hồ Hòa Bình nói riêng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn…, nên chưa thu hút được các thị trường cao cấp, có khả năng chi trả cao; ngoài ra, các hoạt động lữ hành trên địa bàn cũng chưa phát triển, do vậy hầu hết nguồn thu từ hoạt động du lịch là từ các dịch vụ lưu trú, ăn uống và thuê phương tiện vận chuyển trên mặt hồ; thu từ các dịch vụ khác còn thấp.

4.1.8.3. Việc làm

Trong những năm qua, kinh tế Khu du lịch hồ Hòa Bình có tốc độ tăng trưởng khá, tuy nhiên đóng góp từ du lịch vào phát triển kinh tế của khu vực còn thấp, mức sống của người dân có sự chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn; cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Năm 2017, Khu du lịch hồ Hòa Bình có mức tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 21%; trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 47%, sau đó là ngành công nghiệp và nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 29 triệu đồng/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)