Sự phối hợp của các cấp các ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 92 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch hồ Hòa Bình

4.2.5. Sự phối hợp của các cấp các ngành

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc. Do vậy, muốn phát triển đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì các ngành, các cấp, các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư phải có sự thống nhất và hợp lực theo đường lối chỉ đạo thì mới phát huy tối ưu lợi thế của du lịch để phát triển kinh tế.

Các cấp, các ngành trong tỉnh Hòa Bình nhận thức rõ phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vaitrò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực cho phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt, xuyên suốt từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh,phân công cụ thể, chi tiết cho từng ngành, từng cấp, từng đơn vị liên quan đến phát triển du lịch, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành cùng sự phối kết hợp nhịp nhàng của các cấp, các ngành trong tỉnh, du lịch Hồ Hòa Bình đã đạt tăng trưởng bình quân 21,4%/năm. Cụ thể: Năm 2011, đón 210.200 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 12.400 lượt, khách nội địa 197.800 lượt; thu nhập du lịch đạt 38.550 triệu đồng. Năm 2015, đón 409.500 lượt khách, trong đó khách quốc tế

18.631 lượt, nội địa đạt 390.869; thu nhập du lịch đạt 63.300 triệu đồng. Đến năm 2017, đón khoảng 732.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 25.000 lượt, khách nội địa đạt 706.900 lượt; thu nhập du lịch đạt 123.700 triệuđồng.

Để có được kết quả nêu trên, các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành

đã chủ động phối hợp rất tốt trong công tác quản lý nhà nước, trong các sự kiện của tỉnh nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của tỉnh, tổ chức hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư, phát triển bưu chính viễn thông và đào tạo nhân lực du lịch.

Các Đoàn liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên các hoạt động trong lĩnh vực du lịch, chấn chỉnh kịp thời các hoạt động kinh doanh, các dịch vụ du lịch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện, lành mạnh, mọi hoạt động du lịch trong Khu du lịch Hồ Hòa Bình trong 3 năm trở lại đây đã đi vào nề nếp. Ngoài ra, phải kể đến sự phối hợp và phân công nhiệm vụ cụ thể của từng ngành trong phát triển du lịch hồ Hòa Bình, như: Đào tạo nhân lực cho du lịch do ngành Lao động, Thương binh và Xã

hội tổ chức thực hiện; đầu tư hạ tầng, tuyên truyền, quảng bá, Hội thảo, xúc tiến đầu tư, vận động các nguồn tài trợ, đầu tư của xã hội, phát triển bưu chính, viễn

thông, mở các lớp bồi dưỡng tập huấn công tác du lịch…do các ngành Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải…

Trong thời gian tới, để du lịch Hồ Hòa Bình phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có, thì các Sở, Ban, ngành của tỉnh cần phối hợp tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãiđặc thù để khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư khai thác tài nguyên du lịch để phát triển các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch cộng đồng và các loại hình vui chơi giải trí cao cấp, thể thao mạo hiểm tại Khu du lịch hồ Hòa Bình. Các ngành, các

cấp phối hợp huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển du lịch theo định hướng trong Nghị quyết của Tỉnh uỷ; các mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và Đề án phát triển du lịch của các huyện, thành phố liên quan đến Khu du lịch hồ Hòa Bình. Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các dự án ưu tiên như: Quy hoạch, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, xâydựng hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác bảo vệ môi trường du lịch.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ HÒA BÌNH 4.3.1. Định hướng và mục tiêu phát triểndu lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch hồ hòa bình (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)