Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 98)

5.1. KẾT LUẬN

Trong các cây lương thực thực phẩm hiện nay, có thể nói cây khoai tây có vị trí, vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất nông nghiệp cũng như trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của mỗi địa phương.

Trên thế giới, cây khoai tây có vai trò to lớn trong việc cung cấp lương thực thế giới, là loài cây trồng phổ biến đứng thứ tư về mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Trong phát triển sản xuất cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chính sách, quy hoạch, nguồn lực, thị trường tiêu thụ, dịch bệnh hại, điều kiện tự nhiên,…Những yếu tố này đều có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển sản xuất của quốc gia, của mỗi địa phương.

Những năm gần đây trên địa bàn huyện Quế Võ, sản xuất khoai tây của hộ nông dân được coi là vụ sản xuất chính thứ ba trong năm. Phát triển sản xuất với nhiều hình thức tổ chức sản xuất như: theo hộ gia đình, theo Hợp tác xã, hộ gia đình thu gom sản phẩm, trong đó hình thức theo hộ gia đình là chính. Thị trường tiêu thụ sản phẩm khoai tây của hộ nông dân, chủ yếu thông qua các hộ thu gom của địa phương, được tiêu thụ tại địa phương một phần nhỏ, còn phần lớn được tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Tuy nhiên, trong phát triển sản xuất, tiêu thụ cây khoai tây của hộ nông dân tại huyện Quế Võ có rất nhiều các điều kiện thuận lợi và gặp không ít những khó khăn nhất định:

* Điều kiện thuận lợi: Huyện Quế Võ có hệ thống đường giao thông Quốc lộ, tỉnh lộ thuận lợi giao thương tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội với các vùng, có địa hình đất cao, thoát nước, thành phần cơ giới đất nhẹ, đất pha cát phù hợp với cây khoai tây. Người nông dân Quế Võ đã có kinh nghiệm sản xuất khoai tây. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Quế Võ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cây khoai tây, hỗ trợ công chỉ đạo sản xuất, đặc biệt là hỗ trợ cho các xã, các hộ nông dân xây kho lạnh để bảo quản giống khoai tây giúp người dân chủ động về giống chất lượng cao.

* Khó khăn: Các nguồn lực sử dụng đầu vào còn hạn chế, thiếu vốn đầu tư, chi phí đầu vào cao; thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh; chế biến và quảng bá sản phẩm của địa phương chưa được quan tâm đầu tư nhiều; nguồn

giống chất lượng cao còn hạn chế, bộ giống còn nghèo nàn, giống cũ, được trồng qua nhiều vụ chiếm tỷ lệ cao; trình độ người nông dân còn hạn chế, do đó việc áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật sản xuất cao gặp không ít khó khăn.

Giải pháp thực hiện trong thời gian tới đối với các hộ gia đình, và các cấp chính quyền trên địa bàn huyện Quế Võ, đó là: cơ sở hạ tầng và quy hoạch sản xuất, giải pháp kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào; cơ cấu giống và chất lượng sản phẩm; thị trường đầu ra, chế biến và quảng bá sản phẩm;

Phát triển sản xuất cây khoai tây theo hướng sản xuất tập trung chuyên canh. Tập trung tuyên truyền, vận động các hộ nông dân về việc tích tụ ruộng đất thông qua việc mượn, thuê, đổi thửa hình thành những điểm sản xuất, vùng sản xuất có quy mô diện tích tương đối lớn, thuận lợi trong quá trình tổ chức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó, dựa vào địa hình, chất đất, kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất hiện đại, tiên tiến của các hộ gia đình nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và hướng tới thị trường nước ngoài.

5.2. KIẾN NGHỊ

* Với Chính phủ

Chính phủ cần quan tâm hơn nữa ban hành những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, giảm thiểu các thủ tục hành chính, thủ tục thế chấp trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay cho phát triển sản xuất cây trồng, tiếp cận thuận lợi các chương trình, dự án phát triển sản xuất cây trồng của Chính phủ.

Dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, từng tỉnh, quan tâm hơn nữa xây dựng quy hoạch những vùng, khu vực kinh tế tập trung sản xuất chuyên canh những cây trồng có giá trị kinh tế cao, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

* Đối với chính quyền địa phương (tỉnh, huyện)

Ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân về giống, phân bón, quy hoạch chi tiết cụ thể vùng sản xuất tập trung các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây khoai tây. Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, công tác khuyến nông vào sản xuất cây trồng nói chung, cây khoai tây nói riêng.

UBND tỉnh Bắc Ninh quan tâm hơn nữa đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu, chọn lọc tạo ra các bộ giống có chất lượng cao đưa vào sản xuất đại trà

trong toàn huyện. Từng bước loại bỏ các giống cũ, chất lượng thấp. Đồng thời quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn giống mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà trên đồng ruộng.

UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Quế Võ ban hành các chính sách riêng, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương, giảm thiểu thủ tục hành chính đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia trên thị trường tiêu thụ sản phẩm khoai tây tại Bắc Ninh.

Các cấp chính quyền địa phương đóng vai trò chủ đạo trong việc liên kết “4 nhà”: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông, nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ, mở rộng quy mô sản xuất tập trung chuyên canh các loại cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao, đảm bảo bao tiêu ổn định sản phẩm đầu ra, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Mặc dù đã được chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, thuỷ lợi nội đồng, nhưng các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã quan tâm hơn nữa trong việc quy hoạch, đầu tư nâng cấp trọng điểm, đồng bộ hệ thống kênh mương tưới tiêu từ các trạm bơm đầu nguồn về đến hệ thống kênh tưới, tiêu nội đồng, tránh gây ra sự lãng phí thất thoát nước, cũng như chống ngập úng cho cây trồng khi có mưa lũ sảy ra.

*Đối với các hộ gia đình, Hợp tác xã sản xuất khoai tây tại địa bàn nghiên cứu:

Các hộ nông dân kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất sẵn có với việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm thực hiện đúng các quy trình sản xuất, chăm bón cây trồng, tiết kiệm nguồn lực đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tranh thủ sự khuyến khích, hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí của Nhà nước, kết hợp với nguồn lực của gia đình tập trung phát triển sản xuất mở rộng về quy mô, nâng cao giá trị hiệu quả kinh tế cây trồng.

Khi đã có sự liên kết, hợp đồng với các nhà doanh nghiệp để đảm bảo bao tiêu sản phẩm đầu ra thì các hộ sản xuất cũng cần tạo ra sự tin tưởng đối với các nhà doanh nghiệp trong quá trình thực hiện liên kết, hợp đồng. Tránh sảy ra tình trạng phá vỡ sự liên kết hợp đồng gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như về lòng tin đối với các bên tham gia liên kiết hợp đồng. Nhằm tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định và phát triển trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013). Thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tại hội nghị Tổng kết sản xuất vụ đông 2012, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông 2013 các tỉnh phía Bắc, Hà Nội.

2. Chi cục Thống kê huyện Quế Võ (2015-2017). Niên giám thống kê 2015-2017, Quế Võ.

3. Chi cục thống kê huyện Quế Võ (2017). Niên giám thống kê năm 2017 Quế Võ. 4. Công ty giống cây trồng Thái Bình (2013). Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây. 5. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2012 - 2017). Niên giám thống kê năm 2012 - 2017,

Bắc Ninh.

6. Đỗ Kim Chung (2013). Thị trường khoai tây ở Việt Nam. NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

7. Đỗ Kim Chung (2017). Bài giảng “Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế xã hội ở Việt Nam”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

8. Đường Hồng Dật (2004). Cây khoai tây. NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

9. Hoàng Thanh Tùng (2012). Báo cáo tổng kết. Hội thảo tổng kết dự án “Nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây ở Việt Nam” ngày 15/6/2013, Hà Nội.

10. Lê Sỹ Lợi (2008). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát thuật tăng năng suất khoai tây trên đất ruộng một vụ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 212 tr. 11. Nguyễn Quang Đăng (2006). Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây khoai

tây vụ đông của xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Trường Đại học nông nghiệp I - Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Minh An (2006). Giáo trình Quản trị sản xuất. Nhà xuất bản Trung tâm đào tạo Bưu chính viễn thông 1, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Quang Thạch, Trương Thị Vịnh và Đặng Trần Trung (2010). Các giải pháp kỹ thuật trồng khoai tây chế biến chip giống Atlantic tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí khoa học và Phát triển. 8(6).tr. 929-930. 14. Tạ Thu Cúc (1979). Giáo trình rau. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 15. Trương Văn Hộ (2010). Cây khoai tây ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Vũ Triệu Mân (1993). Điều tra một số bệnh thuộc nhóm poly virus và virus khoai

tây Y (PVY) ở vùng đồng bằng sông Hồng miền Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học - Khoa trồng trọt 1991 - 1992, Đại học Nông nghiệp I. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

Tình hình phát triển sản xuất, tiêu thụ khoai tây năm 2017 của hộ nông dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Họ và tên chủ hộ: ………….…………..………Sinh năm: ………..

Thôn: ………..: …………..……….

Ngày điều tra: ………...…………..………...……….

THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH

Tổng số khẩu: ………….khẩu.

Tổng số lao động: …………...lao động, trong đó: Lao động chính: ……lao động. Lao động phụ: ……….. ..lao động.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 2.1 Tình hình chung:

Diện tích đất trồng lúa và hoa màu: .….... sào …... thước.

Công thức luân canh cây trồng trong năm: ………….………

2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây của hộ a/ Cơ sở vật chất cho sản xuất khoai tây của hộ

1] Cơ sở vật chất mà hộ có khi thực hiện sản xuất cây khoai tây? 1: Máy làm luống

2: Hộ có phương tiện vận chuyển 3: Hộ có bình phun

4: Hộ có máy bơm 5: Hộ có giếng khoan 6: Dụng cụ sản xuất khác

[2] Trong vụ vừa qua, gia đình anh/chị đã sử dụng nguồn vốn thế nào để đầu tư sản xuất cây khoai tây?

1: Có vay 2: Không vay

3] Gia đình anh/chị đã sử dụng nguồn lao động ra sao cho sản xuất cây khoai tây? 1: Lao động gia đình

[4]. Trong năm qua hộ gia đình đã trồng loại giống nào? 1: Khoai Sip (KT2)

2: Khoai KT3

3: Khoai Đức (Solara) 4: Khoai Hà Lan (Diamant) 5: Khoai Trung Quốc 6: Giống khá

[5]. Hộ gia đình sản xuất khoai thương phẩm hay khoai giống? 1: Khoai thương phẩm

2: Khoai giống

[6]. Trong năm qua hộ gia đình đã sản xuất những loại rau màu nào khác ngoài khoai tây?

1: Khoai lang 2: Ngô 3: Đậu tương 4: Rau các loại

[7]. Thời vụ tổ chức sản xuất khoai tây của hộ gia đình? 1: Vụ đông

2: Vụ đông xuân

[8] Những khó khăn chủ yếu khi sản xuất khoai tây?

1: Gặp khó khăn về áp dụng công nghệ, kỹ thuật thâm canh 2: Chi phí đầu vào cao

3: Khó khăn bảo quản, chế biến sản phẩm 4: Thiếu lao động, đất sản xuất

5: Thiếu vốn đầu tư sản xuất

6: Thiếu nguồn giống chất lượng cao

[9 ] Dự định phát triển sản xuất khoai tây của hộ trong thời gian tới như thế nào? 1: Giữ nguyên diện tích

2: Mở rộng diện tích 3: Giảm diện tích 4: Bắt đầu trồng 5: Thôi không trồng

[10 ] Các hình thức tiêu thụ khoai tây hiện nay là gì? 1: Bán trực tiếp

2: Người nông dân bán cho người thu gom 3: Hợp tác xã bao tiêu một phần sản phẩm 4: Hợp tác xã tiêu thụ một phần sản phẩm

5: Hợp tác xã bao tiêu một phần sản phẩm thông qua hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp

6: thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp [11 ]Những khó khăn chủ yếu khi tiêu thụ khoai tây?

1: Thị trường tiêu thụ bấp bênh, tư thương ép giá 2: Thiếu cơ sở chế biến sản phẩm

3: Thiếu công ty lớn ký hợp đồng tiêu thụ

4: Chưa thành lập được HTX, xác lập thương hiệu tập thể 5: Khoai tây Trung quốc cạnh tranh

[12] Hiệu quả kinh tế một sào khoai tây năm 2017?

Chi Phí Đơn vị tính Số lƣợng Đơn giá ( đ) Thành tiền ( đ) Giống Kg Phân chuồng Kg Đạm Kg Lân Kg Kali Kg Thuốc BVTV

Công lao động Ngày công

Tổng chi Tổng thu Lãi

Cảm ơn anh/chị đã tham gia phỏng vấn!

Bắc Ninh, ngày tháng năm 2018

Ngƣời điều tra

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY - 2017

XÃ VIỆT HÙNG - HUYỆN QUẾ VÕ

TT Họ tên chủ hộ Năm Số Số lao động Địa chỉ

sinh nhân (thôn)

Chính Phụ

khẩu

1 Nguyễn Đăng Giáo 1977 4 2 1 Lợ

2 Nguyễn Đăng Bảng 1961 6 4 Lợ

3 Nguyễn Quang Nhiễu 1975 6 2 1 Lợ

4 Nguyễn Thị Bẩy 1960 5 4 Lợ

5 Nguyễn Đăng Hiệu 1976 4 2 1 Lợ

6 Nguyễn Đăng Thành 1965 5 3 Lợ 7 Nguyễn Thị Sen 1953 5 3 Lợ 8 Nguyễn Thị Dịu 1963 7 3 2 Lợ

9 Nguyễn Đăng Luật 1957 4 4 Lợ

10 Nguyễn Đăng Duẩn 1980 4 2 Lợ

11 Nguyễn Văn Hoạ 1970 5 2 1 Can Vũ

12 Nguyễn Văn Dưỡng 1954 5 2 2 Can Vũ

13 Nguyễn Thị Ngần 1969 5 3 Can Vũ

14 Nguyễn Văn Được 1984 4 2 1 Can Vũ

15 Nguyễn Đức Kết 1962 4 4 Can Vũ

16 Nguyễn Thị Mỳ 1964 5 3 1 Nghiêm Xá

17 Nguyễn Quang Chuẩn 1963 4 3 Nghiêm Xá

18 Nguyễn Thị Kiên 1957 5 3 Nghiêm Xá

20 Nguyễn Thị Tươi 1959 6 4 Nghiêm Xá

21 Nguyễn Quang Trung 1969 5 4 Nghiêm Xá

22 Nguyễn Danh Nam 1955 5 3 Nghiêm Xá

23 Nguyễn Đình Năm 1981 4 2 Nghiêm Xá

24 Nguyễn Kim Cương 1971 4 2 1 Lựa

25 Nguyễn Đình Cường 1955 7 4 Lựa

26 Nguyễn Văn Tần 1967 6 2 1 Lựa

27 Dương Viết Luyến 1975 6 2 2 Lựa

28 Nguyễn Thị Đậu 1969 6 2 2 Guột

29 Nguyễn Thị Quyên 1973 5 2 1 Guột

30 Nguyễn Thị Lan 1977 4 1 1 Guột

31 Nguyễn Văn Sáu 1966 4 3 1 Guột

32 Dương Phương Ly 1977 4 2 2 Guột

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI TÂY - 2017

XÃ QUẾ TÂN - HUYỆN QUẾ VÕ

TT Họ tên chủ hộ Năm Số

Số lao

động Địa chỉ

sinh nhân (thôn)

khẩu Chính Phụ 1 Nguyễn Đức Long 1973 4 2 0 Lạc xá 2 Nguyễn Đức Thắng 1965 7 2 2 Lạc xá 3 Nguyễn Đức Các 1961 8 3 2 Lạc xá 4 Nguyễn Đức Hải 1964 4 2 0 Lạc xá 5 Nguyễn Đức Giỏi 1972 7 3 1 Lạc xá

6 Nguyễn Văn Cương 1970 4 2 0 Lạc xá

7 Trần Minh Song 1968 5 2 1 Lạc xá

8 Đinh Văn Nam 1972 4 2 0 Lạc xá

9 Nguyễn Thị Vải 1962 4 2 0 Lạc xá

10 Đinh Văn Thạo 1962 4 2 0 Lạc xá

11 Nguyễn Thị Đễ 1968 4 2 0 Lạc xá

12 Nguyễn Văn Sử 1965 4 2 0 Quế Tân

13 Đinh Văn Chín 1964 7 2 1 Quế Tân

14 Đinh Văn Khả 1964 5 2 1 Quế Tân

15 Nguyễn Thị Đáng 1961 5 2 1 Quế Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)