Dự định của hộ về phát triển sản xuất khoaitây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 85)

Đơn vị tính:%

TT Nhóm Nội dung Cơ cấu

1 Nhóm I

Giữ nguyên diện tích 23,4

Mở rộng diện tích 51,5

Giảm diện tích 18,9

Bắt đầu trồng 0,0

Thôi không trồng 6,2

2 Nhóm II

Giữ nguyên diện tích 43,5

Mở rộng diện tích 31,4

Giảm diện tích 18,2

Bắt đầu trồng 0,0

Thôi không trồng 6,9

3 Nhóm III

Giữ nguyên diện tích 43,2

Mở rộng diện tích 21,6

Giảm diện tích 18,8

Bắt đầu trồng 0,0

Thôi không trồng 16,4

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ các hộ nông dân dự định trong một vài năm tới mở rộng diện tích trồng khoai tây chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ các hộ có dự định giữ nguyên diện tích chiếm tỷ lệ cao thứ hai và các hộ dự định giảm diện tích chiếm tỷ lệ cao thứ 3. Riêng các hộ thôi không trồng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Số liệu trên cũng cho thấy một điều là khoai tây vẫn là cây trồng chủ đạo trong hệ thống cây hoa mầu có giá trị kinh tế cao của nông dân huyện Quế Võ.

Tuy năm 2017 được cho là năm người dân được mùa khoai thì thị trường lại mất giá, khiến bà con nông dân không xoay xở xuất hết sản lượng khoai tây. Tình trạng người dân đem khoai tây bán dọc tuyến quốc lộ 18, trước cổng khu

công nghiệp huyện Quế Võ cho thấy rõ nhất tình trạng bất ổn vụ mùa khoai tây Việt bị trượt giá.

Lý giải nguyên nhân này, chị Hoàng Thị Tâm là chủ đại lý thu gom khoai tây lớn chia sẻ: “Chính vì khoai tây Quế Võ có uy tín trên thị trường và có sức tiêu thụ mạnh nên tình trạng khoai tây không rõ nguồn gốc đội lốt thương hiệu khoai tây Quế Võ, gây ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm trên thị trường. Nhất là sự trà trộn của khoai tây Trung Quốc được thương lái đưa về bán tại đây khiến giá khoai Quế Võ bị ép xuống chỉ còn 4.000 -5000 đồng/kg”.

Thực tế thị trường tại khu vực các chợ của địa phương lân cận khi người tiêu dùng mua và hỏi nguồn gốc của khoai sẽ được các tiểu thương khẳng định chắc chắn đó là khoai tây ta gắn mác khoai tây Bắc Ninh với lời chào vô cùng hấp dẫn và mức giá khá bèo từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, khiến người mua dễ bị đánh lừa. Chỉ bằng một vài kỹ xảo, tiểu thương đã phù phép cho khoai tây Trung Quốc biến thành khoai tây ta và ngay lập tức có giá thành gấp 3 đến 4 lần giá gốc.Vì vậy đang có hiện tượng vì tuy tín nên khoai tây bị mất giá.

4.2. YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, TIÊU THỤ KHOAI TÂY CỦA HỘ NÔNG DÂN QUẾ VÕ

4.2.1. Yếu tố thuận lợi

Huyện Quế Võ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuát và tiêu thụ khoai tây.Yếu tố thuận lợi đầu tiên phải nói đến đó là vị trí, cơ sở hạ tầng. Huyện Quế Võ có đường giao thông Quốc lộ 18 chạy qua với chiều dài 22 km. Hệ thống đường tỉnh lộ nối các huyện trong tỉnh với nhau và hệ thống đường liên thôn, liên xã trong huyện dài khoảng 380 km đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội với các vùng, các tỉnh trọng điểm về kinh tế của vùng Bắc Bộ.

Mặt khác, trên địa bàn huyện còn có các hệ thống các kênh mương nội đồng chính trên địa bàn huyện, như: kênh Tào Khê, kênh Hiền Lương 4 và kênh Hiền Lương 6 và các hệ thống kênh cấp I, cấp II và cấp III được phân bố khắp địa bàn, nguồn nước dồi dào, hệ thống đường giao thông nội đồng đã được đầu tư cải tạo, sửa chữa và nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cây khoai tây của hộ nông dân trong huyện.

Thuận lợi về địa hình, chất đất: Quế Võ là địa phương có địa hình đất cao, thoát nước, thành phần cơ giới đất nhẹ, đất pha cát phù hợp với các loại cây rau

màu nói chung, là cây khoai tây nói riêng, như các xã: Quế Tân, Việt Hùng, Bằng An, Nhân Hoà và Hán Quảng.

Người nông dân Quế Võ đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản xuất khoai tây. Mặt khác, trình độ dân trí ngày một nâng cao, tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất khoai tây; đầu tư thâm canh cao.

UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND huyện Quế Võ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, trên địa bàn huyện trong đó có cây khoai tây, hỗ trợ công chỉ đạo sản xuất…,

Bên cạnh đó, còn rất nhiều các chính sách tạo điều kiện cho thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn thông thoáng, giảm thiểu các thủ tục hành chính. Khuyến khích mở rộng các thị trường hàng hoá trên địa bàn tỉnh. Các chính sách về công tác khuyến nông, tư vấn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cũng được chú trọng, quan tâm. Do đó, đã có tác động rất lớn đến phát triển sản xuất khoai tây của hộ nông dân về quy mô và chất lượng trên địa bàn huyện Quế Võ.

Nhu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm khoai tây hiện tại và tương lai của huyện Quế Võ rất lớn. Từ nhiều năm nay, huyện Quế Võ đã trở thành vùng sản xuất khoai tây với diện tích lớn, sản lượng nhiều. Do vậy, các tư thương, doanh nghiệp ở các tỉnh phía Bắc, phía Nam đã biết đến. Sản phẩm khoai tây thương phẩm của hộ nông dân Quế Võ được tiêu thụ chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, phần còn lại tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc và tại địa phương. Mặt khác, hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ đã hình thành 2 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Việt Hùng và cụm công nghiệp Nhân Hoà - Phương Liễu) và 3 khu công nghiệp tập trung (khu công nghiệp Quế Võ 1; khu công nghiệp Quế Võ 2 và khu công nghiệp Quế Võ 3), với hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động và hàng vạn lao động sẽ làm việc và sinh sống tại đây. Do đó, nhu cầu tiêu thụ khoai tây tại chỗ của người dân Quế Võ là rất lớn.

4.2.2. Yếu tố khó khăn

Bên những yếu tố thuận lợi trên, sản xuất và tiêu thụ khoai tâycủa hộ nông dân tại huyện Quế Võ còn có một số yếu tố khó khăn nhất định như: khó khăn đầu ra sản phẩm, giá bán thấp; khó khăn về chi phí đầu vào cao; khó khăn về nguồn giống chất lượng cao..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)