Cơ cấu và năng suất các giống khoaitây qua các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 70)

Nhóm I NhómII Nhóm III TB Chung Giống Năng Năng Cơ Năng Năng

cấu suất cấu suất cấu suất cấu suất (%) (tạ/ha) (%) (tạ/ha) (%) (tạ/ha) (%) (tạ/ha)

1. Sip (KT2) 67,7 164,4 55,1 169,8 61,4 167,1 2 Đức (Solara) 32,3 167,9 33,9 174,5 71 182,0 33,1 171,2 3 Trung Quốc 11 149,0 11 149 4 Giống khác 29 166,1 29 166,1

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Về cơ cấu giống, qua số liệu trên cho thấy, tại các nhóm hộ điều tra, khoai tây Đức (solara) được trồng nhiều nhất, được trồng ở cả 3 nhóm hộ. Đặc biệt trong nhóm hộ số III, khoai Đức chiếm tỉ lệ cơ cấu cao nhất trong các loại được hộ nông dân sản xuất, chiếm 71%. Thứ hai là giống khoai Sip (KT2) cũng được trồng khá đại trà, cụ thể là trong nhóm hộ điều tra số I và số II. Tại Nhóm I, giống KT2 có cơ cấu tỷ lệ cao nhất, chiếm 67,7%, giống khoai Đức có cơ cấu tỷ lệ thấp hơn, chiếm 32,3%. Ở nhóm II giống khoai Đức lại chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm I, đó là 33,9%, giống có nguồn gốc Trung Quốc chiếm tỷ lệ thấp nhất 11% và chỉ được trồng ở nhóm II. Một số giống khoai khác cũng được các hộ nông dân của nhóm điều tra số I trồng với năng suất khá cao, 166,1 tạ/ha.

Về năng suất, giống khoai Đức có năng suất trung bình đạt cao nhất đạt 171,2 tạ/ha, thứ hai là giống KT2 đạt 167,2tạ /ha, giống của Trung Quốc có năng suất thấp 149 tạ/ha.

Như vậy, trong các giống khoai được hộ nông dân Quế Võ sản xuất thì giống khoai Đức được trồng với diện tích nhiều nhất và cũng là giống có năng năng suất trung bình cao nhất. Có thể nói đây là giống được người nông dân huyện Quế Võ đã quen và được trồng phổ biến qua nhiều năm.

Nguồn giống: Trong những năm gần đây, khoai tây đã trở thành cây trồng chủ lực của nông dân huyện Quế Võ, là cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện Quế Võ có 16 kho lạnh bảo quản khoai tây giống được tập trung ở một số xã như: Việt Hùng, Quế Tân, Bằng An, Nhân

Hoà, Mộ Đạo và Phượng Mao. Trung bình 1 kho chứa được 40 tấn khoai giống. Đến thời điểm này, huyện đã chủ động được gần 650 tấn giống, đáp ứng 70% nhu cầu về nguồn khoai giống. 30% còn lại được người dân gửi tại kho lạnh ở các huyện Từ Sơn, TP. Bắc Ninh…Bên cạnh đó, khó khăn về giống được tháo gỡ do Trạm Khuyến nông huyện đã có thông báo gửi các địa phương đăng ký mua khoai giống đảm bảo chất lượng cho bà con nông dân sản xuất khoai tây vụ đông trên địa bàn toàn huyện.

e, Nguồn lực và chi phí cho sản xuất khoai tây của hộ:

Chi phí sản xuất là một bộ phận cấu thành giá trị sản xuất, là những gì mà người sản xuất bỏ ra để thu được kết quả đó. Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí bằng tiền và chi phí tự có. Chi phí bằng tiền là những khoản mục bằng tiền của người sản xuất để mua các sản phẩm, dịch vụ phục vụ sản xuất. Nó bao gồm: tiền mua giống, phân bón, thuốc BVTV, tiền thuê làm đất…Còn chi phí tự có bao gồm lao động gia đình, giống tự có và nguồn phân hữu cơ tân dụng từ chăn nuôi. Hơn nữa, chi phí sản xuất không chỉ phản ánh hiệu quả sản xuất mà nó còn thể hiện trình độ sản xuất, trình độ thâm canh và khả năng đầu tư của các hộ sản xuất.

Bảng 4.10. Các chi phí đầu tƣ cho sản xuất khoai tây tính trên 1 sào Bắc Bộ của các nhóm hộ điều tra

Diễn giải Nhóm I Nhóm II Nhóm III GT (1000 đồng) CC (%) GT (1000 đồng) CC (%) GT (1000 đồng) CC (%) Tổng chi phí 3.766 100 2.987 100 1.440 100 1.Chi phí bằng tiền 1.966 53 1.602 53,64 827 57,44 Giống 350 9,3 220 7,36 160 11,11 Phân bón 515 13,67 370 12,39 250 17,36 BVTV 230 6,2 150 5,02 110 7,64 Chi phí khác 901 23,92 862 28,86 307 21,31 2. Chi phí tự có 1.770 46,99 1.385 46,36 613 42,56 Phân chuồng 270 7,17 185 6,19 113 7,85 Lao động 1.500 39,83 1.200 40,17 500 34,72

Qua bảng số liệu, cho thấy trong sản xuất khoai tây của các hộ thì chi phí tự có chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong đó chủ yếu là chi phí về lao động gia đình. Điều này chứng tỏ trong sản xuất khoai tây thì yếu tố lao động ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả sản xuất.

Xét riêng từng loại nhóm hộ trồng khoai tây ta thấy chi phí sản xuất từng loại có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm III là nhóm hộ sản xuất với quy mô nhỏ dưới 1 sào Bắc Bộ, chi phí đầu tư cho sản xuất khoai tây là tương đối thấp so với hai nhóm còn lại là sản xuất khoai tây với quy mô trung bình - nhóm II ( 1- dưới 6 sào Bắc Bộ) và quy mô lớn – nhóm I (6-9 sào Bắc Bộ). Nhìn vào bảng số liệu thì chi phí chủ yếu bỏ ra để trồng khoai tây chủ yếu là công làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân bón, và thuốc bảo vệ thực vật. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất. Đây là hai yếu tố đầu vào quan trọng đối với sản xuất khoai tây. Xét về quy mô sản xuất thì thấy mức sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nhóm I lớn nhất so với nhóm II và nhóm III. Giá phân bón nhóm I là 515 nghìn đồng, nhóm II ít hơn là 370 nghìn đồng, và thấp nhất là nhóm III là 250 nghìn đồng. Tương tự như vậy, chi phí bỏ ra để mua thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của nhóm I cũng là cao nhất 230 nghìn đồng, ít hơn là nhóm II chi phí bỏ ra để mua thuốc BVTV là 150 nghìn đồng và thấp nhất là nhóm III là 110 nghìn đồng. Như vậy, mức đầu tư phân bón và thuốc BVTV của nhóm I cao hơn so với mức đầu tư của nhóm II và nhóm III.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất:

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, có sự tham gia của các loại máy móc tham gia thường xuyên hoặc theo giai đoạn vào quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất khoai tây thì các loại máy móc đó là máy bơm, dụng cụ làm đất, đường ống tưới nước ngầm, giếng khoan, và một số loại tài sản cố định khác. Chi phí về khấu hao cho các loại tài sản này đối với ba nhóm hộ là có sự khác biệt. Đối với nhóm hộ có diện tích trồng rau màu khác thì hầu hết các hộ nông dân không sử dụng hệ thống tưới nước ngầm và ít đầu tư vào máy móc hiện đại nên chi phí khấu hao tài sản cố định của nhóm III là thấp hơn so với hai nhóm I và nhóm II. Cụ thể, tình hình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của các nhóm hộ qua điều tra thực tế được thể hiện qua bảng 4.10 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)