Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Phần 3 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Qua nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm dân số, nguồn lao động cho thấy huyện Quế Võ những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây như sau:

* Thuận lợi:

- Huyện Quế Võ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu ôn hòa, đất tơi xốp, dễ làm, dễ thoát nước ,.. phù hợp cho sản xuất các cây lương thực thực phẩm trong đó có cây khoai tây.

- Người dân huyện Quế Võ vốn có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất khoai tây. Lực lượng lao động nông nghiệp tương đối dồi dào về số lượng. Trình độ dân trí ngày càng tăng lên nên dễ dàng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh, sản xuất.

- Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với những chính sách ưu đãi đối với sản xuất, tiêu thụ khoai tây như: hỗ trợ vốn vay và những ưu đãi đi kèm, hỗ trợ nguồn giống và cử cán bộ chuyển giao kỹ thuật canh tác cho nông dân, dần hình thành nên những vùng chuyên canh sản xuất khoai tây, lập những kho lạnh để bảo quản nguồn giống đảm bảo đủ số lượng và chất lượng giống cho người dân địa phương..

Liên kết với những doanh nghiệp tiêu thụ để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân, hỗ trợ giá sản phẩm…

- Huyện Quế Võ có quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh, với 3 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp tập trung, hàng năm thu hút hàng chục nghìn lao động từ các địa phương khác đến đã tạo nên thị trường tiêu thụ khoai tây lớn và tiềm năng.

* Khó khăn:

- Tốc độ CNH, đô thị hóa kéo theo việc thu hồi đất nông nghiệp với lượng lớn gây nên tình trạng giảm đáng kể về diện tích trồng khoai tây. Điều đó dẫn đến sản lượng khoai tây cũng sụt giảm.

- Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của huyện Quế Võ diễn ra mạnh, việc hình thành nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ… đã thu hút phần lớn lao động nông nghiệp. Do đó, việc tập

trung sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh sẽ gặp khó khăn do thiếu lao động.

Nhận thức của một bộ phận lao động nông thôn, nhất là lực lượng thanh niên chưa đầy đủ, chưa thấy được giá trị của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung trong đó có sản xuất cây khoai tây.

- Nguồn lực đầu vào gặp nhiều khó khăn: chi phí cho giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuê lao động… cao. Ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi sản xuất và mở rộng sản xuất.

- Thị trường đầu ra cho sản phẩm khoai tây còn bấp bênh, khoai Trung Quốc có hình thức đẹp, giá thành rẻ nên chiếm lĩnh thị trường khoai nội địa.

Nắm bắt được thuận lợi, đồng thời nhận thức được những khó khăn là yếu tố cơ bản để huyện Quế Võ đưa ra được những giải pháp nhằm thúc sản xuất và tiêu thụ khoai tây cho hộ nông dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Quế Võ.

3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra

-Chọn điểm nghiên cứu:

Chọn 3 xã điều tra nghiên cứu, gồm: Xã Việt Hùng, xã Quế Tân và xã Nhân Hoà, đại diện cho huyện Quế Võ về tình hình phát triển sản xuất khoai tây; về địa hình, chất đất và về dân số, lao động.

-Chọn mẫu điều tra:

Căn cứ vào tình hình sản xuất khoai tây của các hộ nông dân của 3 xã, bình quân thu nhập hàng năm/sào của các hộ tự sản xuất khoai tây cùng với điều kiện và thời gian cho phép, em tiến hành chọn ngẫu nhiên 100 hộ chuyên sản xuất khoai tây của 3 xã, chia thành 3 nhóm như sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu các nhóm hộ

Chỉ tiêu Tổng hộ Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Số hộ 100 50 40 10

Cơ cấu (%) 100 50 40 10

Diện tích trồng khoai tây của hộ (sào BB)

Nhóm I là nhóm có quy mô trồng khoai tây lớn, từ 6 – 9 sào Bắc Bộ (BB), điều tra 50 hộ trong tổng số 100 hộ.

Nhóm II là nhóm có quy mô trồng khoai tây trung bình 1- dưới 6 sào BB, điều tra 40 hộ trong tổng số 100 hộ.

Nhóm III là nhóm có quy mô trồng khoai nhỏ, dưới 1 sào Bắc Bộ, điều tra 10 hộ trong tổng số 100 hộ.

Ngoài việc phỏng vấn các hộ nông dân trực tiếp sản xuất khoai tây, em còn tham khảo thêm ý kiến của ban quản lý HTX và cán bộ xã, huyện. Họ là những người nắm rõ được các hình thức tổ chức sản xuất, hoạt động sản xuất và tiêu thụ diễn ra thế nào và các chính sách hộ trợ cho nông dân.

3.3.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu

-Thu thập tài liệu thứ cấp:

Ở phạm vi nội dung của luận văn, đó là thu thập thông tin, số liệu các báo cáo của UBND huyện Quế Võ, các ngành chức năng của huyện như: Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên môi trường, Chi cục thống kê huyện và các xã điều tra… Thu thập qua báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và các tài liệu liên quan của HTX – dịch vụ- nông nghiệp 3 xã.

Các tài liệu thu thập được sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên tổng quan và cơ sở khoa học quan trọng để lựa chọn để tài nghiên cứu, xác định nội dung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ khoai tây.

-Thu thập tài liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp là số liệu thu thập bằng cách điều tra – phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất khoai tây. Số liệu sơ cấp được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ.

Để thu thập số liệu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai tây trên địa bàn huyện Quế Võ và các số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu em tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 100 hộ sản xuất khoai tây theo mẫu câu hỏi soạn thảo trước. Các dạng câu hỏi soạn thảo bao gồm câu hỏi đóng, câu hỏi mở và kết hợp cả hai. Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin nghiên cứu gồm các nhóm thông tin sau: Đó là những thông tin về hộ gia đình – tuổi, giới tính, trình độ văn hóa,chuyên môn, quy mô sản xuất khoai tây của hộ, tập quán canh tác, các khoản chi phí, thu nhập, hình thức tiêu thụ khoai tây, giá cả…

(Nội dung chi tiết của bảng câu hỏi sẽ được trình bày trong phiếu điều tra) * Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp, nghe, nhìn…qua quá trình về thực tế tại địa phương.

Đối tượng điều tra: hộ nông dân trực tiếp sản xuất khoai tây, cán bộ xã và huyện Quế Võ.

Mẫu điều tra: phỏng vấn 100 hộ trên địa bàn 3 xã Việt Hùng, Quế Tân và Nhân Hòa .

3.3.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Phương pháp xử lý thông tin:

Xử lý bằng MS Office (Excel, Word) trên máy vi tính, máy tính,...

- Phương pháp phân tích thông tin:

a. Phương pháp thống kê mô tả:

Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ lệch chuẩn… ta có thể dùng phương pháp này để phân tích số liệu thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai tây của các hộ nông dân trên địa bàn 03 xã.

b. Phương pháp so sánh:

Phương pháp này được áp dụng để so sánh năng suất, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của các nhóm hộ có quy mô khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau

c. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo:

- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp phân tích dựa trên các tham vẫn của cán bộ nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo và người dân có kinh nghiệm.

- Phương pháp chuyên khảo: là phương pháp dựa trên việc thu thập ý kiến của các hộ điển hình, thông qua đó để có những thông tin cần thiết.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực phục vụ sản xuất và tiêu thụ khoai tây tại huyện:

- Diện tích đất đai - Lao động

- Cơ sở hạ tầng - Vốn

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai tây:

- Diện tích, năng suất, sản lượng của các loại khoai tây được chọn nghiên cứu

- Chí phí sản xuất các loại khoai tây chủ yếu

- Mức biến động giá cả các loại khoai tây cơ bản của huyện từ năm 2015 – 2017.

- Chi phí trung gian (IC):

Chi phí trung gian (IC), còn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho một mô hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm: Chi phí vật chất, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.

IC = Cj.Pj. Trong đó:

Cj: là giá vốn đầu tư hoặc con thứ j như: cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu…

Pj: là giá đầu tư thứ j

N: là số đầu vào được sử dụng LC: là số công lao động gia đình Doanh thu: (TR)

TR = Qi.Pi. Trong đó: Qi là sản phẩm loại i được tiêu thụ Pi: đơn giá sản phẩm loại i

-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ khoai tây

Kết quả sản xuất (GO): Là tổng giá trị bằng tiền của toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định ( thường là 1 năm)

Công thức tính là: GO= Qi.Pi trong đó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

Pi là giá sản phẩm thứ i.

Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Đây là phần giá trị tăng thêm của người lao động

Công thức: VA= GO-IC.

Trong đó: IC là chi phí trung gian

Thu nhập hỗn hợp (MI): Ðây là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một kì sản xuất

MI = VA – (A + T + tiền thuê lao động) Trong đó:

A là khấu hao tào sản cố định

T là thuế hoặc chi phí tài chính khác

Hiệu quả kinh tế: là so sánh giữa kết quả sản xuất thu được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả sản xuất đó.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ KHOAI TÂY CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH DÂN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Khái quát chung về sản xuất khoai tây huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

Những năn gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Quế Võ đã có những phát triển mạnh về cả diện tích, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Trong ba năm (2015-2017), thực hiện chương trình chuyển hóa cây trồng, dồn ô đổi thửa, số mảnh của từng hộ ít hơn, với diện tích lớn hơn, tạo tâm lý phấn khởi cho nông dân. Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện đạt khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,9%. Mặc dù giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ song sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập chính cho dân số trong huyện, là ngành sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của toàn xã hội.

Bên cạnh các cây trồng chính trong năm được bố trí thời vụ sản xuất trong các công thức luân canh chủ yếu, cây khoai tây chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất:

Bảng 4.1. Tình hình sản xuất khoai tây huyện Quế Võ giai đoạn 2008 – 2017

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2008 2.558,0 145,8 37.286,0 2009 2.163,0 138,4 29.929,0 2010 2.628,0 140,3 36.871,0 2011 2.496,0 132,3 33.010,0 2012 2.559,0 114,6 29.332,0 2013 2.040,0 129,1 26.343,0 2014 2.082,0 137,8 28.698,0 2015 1.923,0 153,6 29.537,0 2016 2.024,0 127,5 25.807,0 2017 2.121.490,0 144,9 26.040,0

Qua bảng thống kê trên ta thấy, diện tích trồng cây khoai tây của huyện trong những năm gần đây tăng giảm không ổn định. Trong đó năm 2009, diện tích trồng khoai tây giảm mạnh do nguồn cung ứng giống không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chất lượng giống thấp. Năm 2015 là năm huyện có diện tích trồng khoai tây thấp nhất.

Cây khoai tây có thời điểm sản xuất tập trung chủ yếu vào đầu vụ đông. Thời điểm này được sản xuất chủ yếu là khoai thương thẩm, phần ít còn lại được sản xuất làm giống cho vụ sau vào cuối vụ đông trong công thức luân canh chủ yếu trong năm.

Bảng 4.2. Thời vụ sản xuất khoai tây của huyện Quế Võ

Vụ sản xuất Thời gian trồng Thời gian thu hoạch

Đông Từ ngày 20/9 đến ngày 30/10 Từ ngày 20/12 đến ngày 30/1 năm sau Đông -Xuân Từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau Từ tháng 2 đến tháng 3

Nguồn: Cục thống kê huyện Quế Võ

Theo kết quả bảng 4.2 cho thấy: Thời vụ trồng khoai tây của huyện Quế Võ tập trung vào vụ Đông, sản xuất từ ngày 20/9 đến ngày 30/10.

Có thể thấy vụ Đông là vụ có thể mở rộng diện tích trồng, do không có sự tranh chấp nhiều về thời vụ với một số cây trồng khác, hơn nữa phù hợp với công thức luân canh cơ bản tại huyện Quế Võ. Nó đáp ứng được nhu cầu lượng lớn khoai tây thương phẩm cho thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, một số ít diện tích khoai tây được trồng từ giữa tháng 12 đến tháng 1 năm sau (gọi là vụ đông xuân) chủ yếu được trồng để làm giống cho vụ sau, diện tích trồng không đáng kể, diện tích này tập trung chủ yếu ở hai xã Việt Hùng và Nhân Hoà.

Về thị trường tiêu thụ, một bộ phận người trồng khoai tây không phải lo lắng về đầu ra bởi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thực phẩm Orion đặt tại khu công nghiệp (KCN) Yên Phong - huyện Yên Phong đã bao tiêu toàn bộ khoai tây thương phẩm giống Atlantic (chiếm 45% sản lượng khoai tây của tỉnh năm 2011) cho người dân với mức tiêu thụ trung bình khoảng 4.000 - 4.500 tấn/năm. Còn những giống khác thì tiêu thụ tại các thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, Công ty Liwayway tại KCN Quế Võ – huyện Quế Võ là doanh nghiệp tiêu thụ sản lượng khoai tây rất lớn. Có những thời điểm người nông dân thu hoạch đến đâu có thương lái đến tận nhà thu mua với giá thành khá cao, đã tạo tâm lý cho người trồng khoai tây yên tâm sản xuất.

4.1.2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1. Thông tin chung về hộ

- Diện tích, dân số

Đặc điểm của các vùng sản xuất khoai tây ở Quế Võ thì với điều kiện về đất đai, khí hậu, dân số, lao động ở mỗi vùng là khác nhau nên điều kiện về nguồn lực trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung mà sản xuất khoai tây nói riêng sẽ có sự khác biệt.

Bảng 4.3. Một số thông tin chung các hộ điều tra

TT Nhóm Diện tích tự nhiên (ha)

Diện tích đất nông nghiệp

Dân số

(người) (lao động) Lao động

1 Nhóm I 75,64 59,81 272 190

2 Nhóm II 66,94 52,12 213 142

3 Nhóm III 19,54 16,71 46 30

Bình quân 54,04 42,9 177 120,7

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quế Võ (2017)

-Nguồn lực lao động:

Nhóm I là nhóm có bình quân số người/hộ cao nhất trong các vùng trên với 4.8 người/hộ. Tiếp đến là nhóm II với 4.2 người/hộ và nhóm có số người/hộ thấp nhất là Nhóm III với 3.8 người/hộ. Tương ứng với số người/hộ thì số lao động trong hộ thể hiện nguồn lực lao động của mỗi vùng. Nhóm I là nhóm có số lao động bình quân/hộ cao nhất trong các hộ điều tra 2.8 lao động/hộ, kế tiếp là nhóm II với 2.5 lao động/hộ và cuối cùng là nhóm III chỉ 2.2 lao động/hộ. Qua đó cho ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)