của hộ năm 2017
ĐVT: %
Tiêu chí Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Thu nhập từ khoai tây/tổng thu nhập 12.0 11.0 7.0
Thu nhập từ trồng trọt/tổng thu nhập 85.2 57.5 75.2
Thu nhập từ chăn nuôi/tổng thu nhập 1.7 27.6 10.3
Thu nhập từ phi nông nghiệp/tổngthu nhập 13.1 14.9 14.5 Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát
Tỷ lệ thu nhập từ khoai tây trong cơ cấu thu nhập của hộ có sự biến động lớn qua các năm. Sự biến động về thị trường là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, giá bán của người nông dân.
4.1.2.2. Thực trạng sản xuất
a. Cơ cấu và diện tích sản xuất khoai tây:
Phát triển khoai tây là hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp của huyện vì vậy công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công tác phối kết hợp của MTTQ và các Đoàn thể, UBND xã đã chỉ đạo các ngành, các thôn vận động nhân dân tích cực thi đua, khắc phuc khó khăn, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện ở 3 đơn vị quản lý Nhà nước tham gia tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất khoai tây: Phòng NN& PTNT được UBND huyện giao tham mưu trong công tác quản lý nông nghiệp và chỉ đạo sản xuất, trạm BVTV huyện tham gia tập huấn chuyển
giao, giám sát việc thực hiện quy trình kĩ thuật sản xuất, Hội nông dân huyện phối hợp cùng các hội nông dân, cơ sở tổ chức tuyên truyền, chuyển giao kĩ thuật sản xuất tới người nông dân.
Thời gian quan, được sự quan tâm mạnh mẽ của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sự nhận thức và hưởng ứng của người dân, sản xuất khoai tây của hộ nông dân đã đạt được nhiều kết quả và dần hình thành những vùng chuyên canh, hợp tác xã. Thương hiệu khoai tây Quế Võ được khẳng định và bảo hộ.
Hình 4.1. Nhãn hiệu khoai tây Quế Võ
Nguồn: bacninh.gov.vn
Tính đến nay, khoai tây được nông dân trồng ở hầu hết các xã của huyện, tuy nhiên diện tích và sản lượng tập trung ở một số xã tiêu biểu: Nhân Hòa, Quế Tân, Việt Hùng, Bằng An, …
Nếu như trước đây, khoai tây được nông dân trồng rải rác, manh mún, không tập trung và hiệu quả kinh tế không cao thì đến nay, sau khi chính sách đổi mới trong nông nghiệp của huyện được triển khai, khoai tây được trồng rộng rãi, dần trở thành một trọng điểm của người dân Quế Võ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước.
Hàng năm, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có của huyện vẫn duy trì sản xuất với công thức luân canh chủ yếu là lúa chiêm - lúa mùa - cây màu vụ đông. Trung bình một năm, toàn huyện gieo trồng với diện tích giao động từ 2.792 ha đến 4.196 ha, trong đó diện tích khoai tây khoảng từ 1.300 ha
đến 1.400 ha. Các xã, thị trấn dọc theo quốc lộ 18 như Việt Hùng, Cách Bi, Phượng Mao và các xã Nhân Hoà, Quế Tân, Bằng An… có điều kiện đất đai khá phù hợp với cây khoai tây sinh trưởng và phát triển nên ở các xã này diện tích khoai tây được mở rộng, được coi là cây trồng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống đối với các hộ nông dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2015 - 2017 các hộ chủ yếu tập trung diện tích để sản xuất khoai tây.