Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.4. Các nghiên cứu có liên quan

Những năm qua vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã được nhiều nhà khoa học, tập thể quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình, nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất phương hướng và có đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy mạnh quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Trong hệ thống cây lương thực, thực phẩm ở nước ta, cây khoai tây có vai trò ngày càng quan trọng trong nền nông nghiệp. Để khai thác tiềm năng và đẩy mạnh sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, UBND huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng Đề án thí điểm sản xuất, tích tụ ruộng đất thông qua việc thuê, góp quyền sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng nhãn hiệu, xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu khoai tây Quế võ đã nộp lên Cục sở hữu trí tuệ và được ký quyết định đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ.

UBND tỉnh Bắc Ninh đang hoàn thiện Đề án “Cung ứng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu nông sản cho các KCN giai đoạn 2015-2020”. Do dự báo đến năm 2020, tầm nhìn 2030 số lượng công nhân trong các KCN ở Bắc Ninh tăng lên, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm cũng tăng theo. Đề án được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đó, đồng thời khai thác một cách có hiệu quả thị trường tiềm năng này.

Dự án nghiên cứu thực trạng về tình hình sản xuất khoai tây, chế biến và thị trường tiêu thụ khoai tây tại một số địa phương trong nước. Trên cơ sở đó, so sánh với thị trường tiêu thụ, tình hình sản xuất của một số quốc gia trên thế giới.

Dự án “Nghiên cứu chuỗi giá trị khoai tây ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hệ thống Nông nghiệp và tổ chức Oxfam tổ chức nghiên cứu các giải pháp chiến lược nhằm phát triển chuỗi giá trị khoai tây ở Việt Nam:

Về vấn đề thiếu giống hoặc sử dụng nguồn giống kém chất lượng: Cần có đánh giá đầy đủ về năng lực sản xuất giống và nhu cầu về giống tại các địa phương, cần có các chính sách hỗ trợ đầu tư kho lạnh nhằm bảo quản khoai tây giống đảm bảo và khoai tây thương phẩm là rất cần thiết.

Về mặt tổ chức sản xuất: Các địa phương cần có kế hoạch và chiến lược phát triển từ đó đề ra các giải pháp cung ứng về giống kịp thời, việc nghiên cứu và phát triển các mô hình sản xuất khoai tây nhằm giảm chi phí sản xuất giữ vai trò hết sức cần thiết, trong đó cần có biện pháp đẩy mạnh việc tập trung diện tích và cơ giới hoá nông nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất.

Về hoạt động chế biến: Các doanh nghiệp cần đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, cần có sự liên kết giữa nhà sản xuất và nhà doanh nghiệp chế biến dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước để đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng thu mua bán khoai tây ở các địa phương. Hoạt động marketing và xúc tiến thương mại cũng cần được quan tâm của các địa phương phát triển sản xuất khoai tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)