Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ khoai tây ở một số địa phương củaViệt Nam củaViệt Nam

Cây khoai tây được nhập nội vào nước ta từ Châu Âu, do người Pháp đưa vào. Trước năm 1966 diện tích trồng cây khoai tây chỉ đạt dưới 1 nghìn ha và được trồng rải rác ở một số địa phương như: Sapa (Lào Cai), Đông Anh (Hà Nội), Đà Lạt (Lâm Đồng), Thường Tín (Hà Tây cũ), Cao Bằng, Đồ Sơn (Hải Phòng),… Những năm 60,70 nhờ cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc mà diện tích trồng khoai tây đã được mở rộng. Năm 1971 có 5000 ha thì năm 1980 diện tích trồng khoai tây đã tăng lên 10.000 ha, năm 2005 là 35.000 ha.

Đối với người nông dân ở Đà lạt, Lào Cai,... cây khoai tây không chỉ là cây trồng quan trọng trong cơ cấu luân canh mà còn được coi là cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên năm 1985 diện tích khoai tây giảm mạnh chỉ còn 23.600 ha. Năng suất khoai tây thời kỳ này cũng tăng lên nhanh chóng, đạt trung bình 12 tấn/ha. Sản lượng khoai tây từ 342.000 – 576.000 tấn/năm.

Giai đoạn từ năm 2012 đến nay, diện tích khoai tây tăng dần và giữ ở mức 30.000 - 35.000 ha. Tại nhiều tỉnh của miền Bắc như Hải Phòng, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Hưng Yên.... các hộ nông dân đã mở rộng vùng chuyên canh khoai tây: Nông dân không để cho đất “nghỉ”. Khi lứa khoai tây vụ đông cuối cùng gần thu hoạch, họ lại bắt tay vào vụ đông xuân. Với họ giờ đây không chỉ 2 vụ lúa mà còn nhiều vụ rau màu khác. Đến nay nhiều tỉnh có hàng nghìn ha đất canh tác đạt giá trị sản xuất 50 triệu/ha trở lên.

Nhìn chung tình hình sản xuất khoai tây vẫn còn tồn tại một số vấn đề hạn chế như sau:

Thứ nhất: khoai tây là cây trồng mới được đưa vào sản xuất nên chưa có bộ giống thích hợp. Mặt khác người dân chưa có kinh nghiệm bảo quản giống khoai tây nên họ rất thụ động trong việc cung cấp giống.

Thứ hai: người dân ở khu vực này còn nghèo nên việc đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu là hết sức khó khăn do đó khoai tây thường không được cung cấp đủ dinh dưỡng theo quy trình kỹ thuật để sinh trưởng, phát triển.

Thư ba: ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta chưa có quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương nên năng suất chưa cao, chưa khuyến khích được người sản xuất.

Thứ tư: bà con nhiều vùng dân tộc thiểu số chưa có thói quen trồng và dùng khoai tây trong bữa ăn hàng ngày. Vì vậy thị trường tiêu thụ khoai tây ở nhiều địa phương còn rất khó khăn.

Ở miền Bắc, các hộ gia đình có xu hướng tiêu dùng khoai tây trong việc nấu các món luộc và rán. Còn ờ miền Nam khoai tây thường được dùng cho người già, trẻ em, người ốm hay các dịp đám cưới, tiệc hay tết. Do giá mua khoai tây theo tháng, cỡ củ, giống, địa phương khác nhau nên lượng tiêu dùng không đồng đều các vùng miền trong các tháng. Nhưng hầu như xu hướng của người tiêu dùng miền Bắc quan tâm đến chất lượng hơn là giá cả nên họ sẵn sàng mua với giá cao hơn. Còn người dân miền Nam thì ngược lại.

Xét trong khoảng thời gian gần đây thì thấy rằng cả diện tích và năng suất, thị trường tiêu thụ khoai tây nước ta tăng giảm không ổn định. Chính điều đó làm cho sản lượng khoai tây của cả nước dao động thất thường, sản xuất của ngành chưa phát triển ổn định và ý nghĩa kinh tế của cây khoai tây trong dân chúng bị hạn chế. Để khắc phục được hạn chế này, việc triển khai thực hiện thành công trên thực tế các mô hình, dự án, đề án, chương trình, kế hoạch và các nghiên cứu của Chính phủ, trung tâm, vụ, viện về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng trong phát triển sản xuất, tiêu thụ khoai tây là vô cùng quan trọng.

2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất, tiêu thụ khoai tây tại tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh vốn là một tỉnh nông nghiệp được bao bọc bởi những con sông lớn như: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Hàng năm, vùng đất nơi đây luôn được phù sa bồi đắp, tạo nên những mùa vàng bội thu. Nông nghiệp Bắc Ninh đã từng bước phát triển mạnh mẽ chuyển hướng từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, góp phần

nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Trong những năm gần đây, cây khoai tây được Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh xác định là cây chủ lực trong sản xuất cây trồng vụ đông của tỉnh bởi cây khoai tây không yêu cầu thời vụ khắt khe, dễ canh tác, cho hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên cơ sở khai thác các điều kiện thuận lợi sẵn có về mặt tự nhiên, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, rất phù hợp cho cây khoai tây sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, khoai tây được trồng ở tất cả các huyện trong tỉnh.

Ngoài việc mở rộng vùng chuyên canh sản xuất khoai tây, người dân còn được tổ chức tập huấn về kỹ thuật gieo trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng khoai tâynhư: hỗ trợ giống, chuyển giao kỹ thuật trồng khoai tây và xây dựng thương hiệu khoai tây Quế Võ, khoai tây Atlantic Từ Sơn.... Để nâng cao hiệu quả sản xuất việc giải quyết tốt các vấn đề như: thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, sản xuất gắn với chế biến xuất khẩu, giao thông, thuỷ lợi. Sản xuất khoai tây trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực, người dân đã sớm đưa các giống mới có giá trị vào sản xuất. Bắc Ninh có lơị thế gần thị trường lớn là Hà Nội. Tỉnh không chỉ là vành đai rau mà còn là nơi cung cấp các loại rau, củ, quả cho thị trường miền núi, đây là bài học cho các vùng khác học tập.

2.3. KINH NGHIỆM RÚT RA TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI TÂY CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)