Thực trạng sản xuất, tiêu thụ khoaitây của hộ nông dân huyện Quế Võ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 55)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ khoaitây của hộ nông dân huyện Quế Võ,

DÂN HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Khái quát chung về sản xuất khoai tây huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

Những năn gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Quế Võ đã có những phát triển mạnh về cả diện tích, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Trong ba năm (2015-2017), thực hiện chương trình chuyển hóa cây trồng, dồn ô đổi thửa, số mảnh của từng hộ ít hơn, với diện tích lớn hơn, tạo tâm lý phấn khởi cho nông dân. Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện đạt khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,9%. Mặc dù giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ song sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập chính cho dân số trong huyện, là ngành sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của toàn xã hội.

Bên cạnh các cây trồng chính trong năm được bố trí thời vụ sản xuất trong các công thức luân canh chủ yếu, cây khoai tây chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất:

Bảng 4.1. Tình hình sản xuất khoai tây huyện Quế Võ giai đoạn 2008 – 2017

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2008 2.558,0 145,8 37.286,0 2009 2.163,0 138,4 29.929,0 2010 2.628,0 140,3 36.871,0 2011 2.496,0 132,3 33.010,0 2012 2.559,0 114,6 29.332,0 2013 2.040,0 129,1 26.343,0 2014 2.082,0 137,8 28.698,0 2015 1.923,0 153,6 29.537,0 2016 2.024,0 127,5 25.807,0 2017 2.121.490,0 144,9 26.040,0

Qua bảng thống kê trên ta thấy, diện tích trồng cây khoai tây của huyện trong những năm gần đây tăng giảm không ổn định. Trong đó năm 2009, diện tích trồng khoai tây giảm mạnh do nguồn cung ứng giống không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, chất lượng giống thấp. Năm 2015 là năm huyện có diện tích trồng khoai tây thấp nhất.

Cây khoai tây có thời điểm sản xuất tập trung chủ yếu vào đầu vụ đông. Thời điểm này được sản xuất chủ yếu là khoai thương thẩm, phần ít còn lại được sản xuất làm giống cho vụ sau vào cuối vụ đông trong công thức luân canh chủ yếu trong năm.

Bảng 4.2. Thời vụ sản xuất khoai tây của huyện Quế Võ

Vụ sản xuất Thời gian trồng Thời gian thu hoạch

Đông Từ ngày 20/9 đến ngày 30/10 Từ ngày 20/12 đến ngày 30/1 năm sau Đông -Xuân Từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau Từ tháng 2 đến tháng 3

Nguồn: Cục thống kê huyện Quế Võ

Theo kết quả bảng 4.2 cho thấy: Thời vụ trồng khoai tây của huyện Quế Võ tập trung vào vụ Đông, sản xuất từ ngày 20/9 đến ngày 30/10.

Có thể thấy vụ Đông là vụ có thể mở rộng diện tích trồng, do không có sự tranh chấp nhiều về thời vụ với một số cây trồng khác, hơn nữa phù hợp với công thức luân canh cơ bản tại huyện Quế Võ. Nó đáp ứng được nhu cầu lượng lớn khoai tây thương phẩm cho thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, một số ít diện tích khoai tây được trồng từ giữa tháng 12 đến tháng 1 năm sau (gọi là vụ đông xuân) chủ yếu được trồng để làm giống cho vụ sau, diện tích trồng không đáng kể, diện tích này tập trung chủ yếu ở hai xã Việt Hùng và Nhân Hoà.

Về thị trường tiêu thụ, một bộ phận người trồng khoai tây không phải lo lắng về đầu ra bởi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thực phẩm Orion đặt tại khu công nghiệp (KCN) Yên Phong - huyện Yên Phong đã bao tiêu toàn bộ khoai tây thương phẩm giống Atlantic (chiếm 45% sản lượng khoai tây của tỉnh năm 2011) cho người dân với mức tiêu thụ trung bình khoảng 4.000 - 4.500 tấn/năm. Còn những giống khác thì tiêu thụ tại các thị trường trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, Công ty Liwayway tại KCN Quế Võ – huyện Quế Võ là doanh nghiệp tiêu thụ sản lượng khoai tây rất lớn. Có những thời điểm người nông dân thu hoạch đến đâu có thương lái đến tận nhà thu mua với giá thành khá cao, đã tạo tâm lý cho người trồng khoai tây yên tâm sản xuất.

4.1.2. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1. Thông tin chung về hộ

- Diện tích, dân số

Đặc điểm của các vùng sản xuất khoai tây ở Quế Võ thì với điều kiện về đất đai, khí hậu, dân số, lao động ở mỗi vùng là khác nhau nên điều kiện về nguồn lực trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung mà sản xuất khoai tây nói riêng sẽ có sự khác biệt.

Bảng 4.3. Một số thông tin chung các hộ điều tra

TT Nhóm Diện tích tự nhiên (ha)

Diện tích đất nông nghiệp

Dân số

(người) (lao động) Lao động

1 Nhóm I 75,64 59,81 272 190

2 Nhóm II 66,94 52,12 213 142

3 Nhóm III 19,54 16,71 46 30

Bình quân 54,04 42,9 177 120,7

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quế Võ (2017)

-Nguồn lực lao động:

Nhóm I là nhóm có bình quân số người/hộ cao nhất trong các vùng trên với 4.8 người/hộ. Tiếp đến là nhóm II với 4.2 người/hộ và nhóm có số người/hộ thấp nhất là Nhóm III với 3.8 người/hộ. Tương ứng với số người/hộ thì số lao động trong hộ thể hiện nguồn lực lao động của mỗi vùng. Nhóm I là nhóm có số lao động bình quân/hộ cao nhất trong các hộ điều tra 2.8 lao động/hộ, kế tiếp là nhóm II với 2.5 lao động/hộ và cuối cùng là nhóm III chỉ 2.2 lao động/hộ. Qua đó cho ta thấy sự tỷ lệ thuận giữa số khẩu bình quân/hộ và số lao động bình quân/hộ.

Về điều kiện kinh tế các hộ sản xuất cho thấy, nhóm I là nhóm có số hộ tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với nhóm II và nhóm III .Và nhóm I cũng là vùng cây khoai tây được thâm canh theo hướng hàng hóa cao nên cây khoai tây là cây chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu thu nhập của hộ, một phần vì đây là vùng có điều kiện và trình độ thâm canh của hộ cao nên cây khoai tây là cây chiếm vị trí quan trọng trong thu nhập của hộ:

Bảng 4.4. Nguồn lực của hộ sản xuất khoai tây

Tiêu chí ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III Trung bình Nguồn lực lao động

Số khẩu BQ/hộ Khẩu 4.8 4.2 3.8 4.3

Lao Động BQ/hộ Khẩu 2.8 2.5 2.2 2.5

Điều kiện kinh tế

Khá % 66.7 32.2 40 46.3

Trung Bình % 30.3 62.2 53.3 48.6

Nghèo % 3.0 5.6 6.7 5.1

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

- Độ tuổi chủ hộ:

Bảng 4.5. Độ tuổi của chủ hộ điều tra

TT Thông tin chung Thông tin cụ thể

+ Giới tính: - Chủ hộ là Nam giới, chiếm 81,1% - Chủ hộ là Nữ giới, chiếm 18,9% 1 Nhóm I + Độ tuổi: - Từ 18 - 40 tuổi, chiếm 21,1%

- Từ 41 - 60 tuổi, chiếm 75,6% - Trên 60 tuổi chiếm 3,3%

+ Giới tính: - Chủ hộ là Nam giới, chiếm 84,0% - Chủ hộ là Nữ giới, chiếm 16,0 % 2 Nhóm II + Độ tuổi: - Từ 18 - 40 tuổi, chiếm 19,1%

- Từ 41 - 60 tuổi, chiếm 76,9% - Trên 60 tuổi chiếm 4,0 %

+ Giới tính: - Chủ hộ là Nam giới, chiếm 89,0% - Chủ hộ là Nữ giới, chiếm 11,0 % 3 Nhóm III + Độ tuổi: - Từ 18 - 40 tuổi, chiếm 17,1%

- Từ 41 - 60 tuổi, chiếm 77,0% - Trên 60 tuổi chiếm 5,9 %

-Cơ cấu thu nhập của hộ:

Cơ cấu thu nhập của hộ ở một số cây trồng chính có sự biến động qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: giá bán, đầu tư chăm sóc, diện tích…, của cây trồng qua các năm. Qua bảng số liệu điều tra cho thấy, thu nhập từ trồng trọt chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập của hộ sản xuất khoai tây ở Quế Võ. Trong năm 2017 thì thu nhập từ trồng trọt ở nhóm I chiếm 85.2%, nhóm II là 57.5%, nhóm III là 75.2%. Trong đó thu nhập từ khoai tây trong năm 2017 bình quân giữa các hộ ở nhóm I và nhóm II chiếm tỷ lệ cao nhất trong các vùng, và thấp nhất là nhóm III chỉ 7% trong cơ cấu thu nhập của hộ.

Bảng 4.6. Vai trò của một số cây trồng trong cơ cấu thu nhập của hộ năm 2017 của hộ năm 2017

ĐVT: %

Tiêu chí Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Thu nhập từ khoai tây/tổng thu nhập 12.0 11.0 7.0

Thu nhập từ trồng trọt/tổng thu nhập 85.2 57.5 75.2

Thu nhập từ chăn nuôi/tổng thu nhập 1.7 27.6 10.3

Thu nhập từ phi nông nghiệp/tổngthu nhập 13.1 14.9 14.5 Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Tỷ lệ thu nhập từ khoai tây trong cơ cấu thu nhập của hộ có sự biến động lớn qua các năm. Sự biến động về thị trường là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, giá bán của người nông dân.

4.1.2.2. Thực trạng sản xuất

a. Cơ cấu và diện tích sản xuất khoai tây:

Phát triển khoai tây là hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp của huyện vì vậy công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Công tác phối kết hợp của MTTQ và các Đoàn thể, UBND xã đã chỉ đạo các ngành, các thôn vận động nhân dân tích cực thi đua, khắc phuc khó khăn, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất khoai tây trên địa bàn huyện ở 3 đơn vị quản lý Nhà nước tham gia tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất khoai tây: Phòng NN& PTNT được UBND huyện giao tham mưu trong công tác quản lý nông nghiệp và chỉ đạo sản xuất, trạm BVTV huyện tham gia tập huấn chuyển

giao, giám sát việc thực hiện quy trình kĩ thuật sản xuất, Hội nông dân huyện phối hợp cùng các hội nông dân, cơ sở tổ chức tuyên truyền, chuyển giao kĩ thuật sản xuất tới người nông dân.

Thời gian quan, được sự quan tâm mạnh mẽ của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sự nhận thức và hưởng ứng của người dân, sản xuất khoai tây của hộ nông dân đã đạt được nhiều kết quả và dần hình thành những vùng chuyên canh, hợp tác xã. Thương hiệu khoai tây Quế Võ được khẳng định và bảo hộ.

Hình 4.1. Nhãn hiệu khoai tây Quế Võ

Nguồn: bacninh.gov.vn

Tính đến nay, khoai tây được nông dân trồng ở hầu hết các xã của huyện, tuy nhiên diện tích và sản lượng tập trung ở một số xã tiêu biểu: Nhân Hòa, Quế Tân, Việt Hùng, Bằng An, …

Nếu như trước đây, khoai tây được nông dân trồng rải rác, manh mún, không tập trung và hiệu quả kinh tế không cao thì đến nay, sau khi chính sách đổi mới trong nông nghiệp của huyện được triển khai, khoai tây được trồng rộng rãi, dần trở thành một trọng điểm của người dân Quế Võ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước.

Hàng năm, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có của huyện vẫn duy trì sản xuất với công thức luân canh chủ yếu là lúa chiêm - lúa mùa - cây màu vụ đông. Trung bình một năm, toàn huyện gieo trồng với diện tích giao động từ 2.792 ha đến 4.196 ha, trong đó diện tích khoai tây khoảng từ 1.300 ha

đến 1.400 ha. Các xã, thị trấn dọc theo quốc lộ 18 như Việt Hùng, Cách Bi, Phượng Mao và các xã Nhân Hoà, Quế Tân, Bằng An… có điều kiện đất đai khá phù hợp với cây khoai tây sinh trưởng và phát triển nên ở các xã này diện tích khoai tây được mở rộng, được coi là cây trồng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống đối với các hộ nông dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2015 - 2017 các hộ chủ yếu tập trung diện tích để sản xuất khoai tây.

Bảng 4.7. Cơ cấu các loại cây trồng tại các nhóm hộ điều tra

Đơn vị tính: %

TT Loại cây trồng Nhóm I Nhóm II Nhóm III BQ chung 3 Nhóm

1 Khoai tây 86,1 76,4 90,1 84,2

2 Khoai lang 2,5 6,7 1,4 3,5

3 Ngô 0,0 0,0 0,0 0,0

4 Đậu tương 0,0 1,0 0,0 0,3

5 Dưa các loại 0,8 7,6 2,4 3,6

6 Cây rau màu khác 10,6 8,4 6,1 8,3

Nguồn: kết quả điều tra, khảo sát

Trên cơ sở số liệu trên, ta có:

Qua bảng số liệu 4.7 và thể hiện tỉ lệ Biểu đồ 4.1 cho thấy, trong cơ cấu các cây trồng thì cây khoai tây được các hộ nông dân sản xuất với diện tích chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình chiếm 84,2% trên tổng diện tích. Đặc biệt, đối với hộ nông dân tại Nhóm III với diện tích trồng khoai tây trung bình chiếm 90,1% tổng diện tích điều tra, nông dân Nhóm điều tra số I có diện tích trồng khoai tây trung bình chiếm 86,1% và nông dân Nhóm II trung bình là 76,4%.

Tuy nhiên có một thực tế là trong những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của hộ nông dân huyện Quế Võ có sự phát triển, tăng giảm không ổn định.

Bảng 4.8. Tình hình sản xuất khoai tây của các hộ điều tra

STT Năm

Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Bình quân (%)

1 Diện tích (ha) 36,5 12,0 0,9 16,5

2 Năng suất (tạ/ha) 166,8 158,1 170,9 165,3

3 Sản lượng (tấn) 60,882 18,972 1,5 26,7

Nguồn: Kêt quả điều tra, khảo sát

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của nông dân huyện Quế Võ có sự khác biệt giữa các nhóm hộ điều tra, cụ thể:

Nhóm I, có diện tích trồng khoai tây là lớn nhất, năng suất đạt 166,8 tạ/ha, sản lượng: 60,882 tấn. Nhóm II có diện tích trồng khoai là 12 ha và sản lượng đạt 18,972 tấn. Riêng nhóm III có diện tích trồng khoai nhỏ nhất nên sản lượng cũng thấp nhất, chỉ đạt 1,5 tấn. Tuy nhiên trong 3 nhóm hộ tham gia điều tra khảo sát thì thấy nhóm III có năng suất trồng khoai lớn nhất, đạt 170,9 tạ/ha. Điều này cho thấy, khi trồng với quy mô nhỏ, người dân sẽ chăm sóc tốt hơn do đó khoai tây có năng suất cao hơn.

Đối với nông dân 3 nhóm điều tra, qua báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây (2015, 2016 và 2017) của UBND các xã, diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây cũng cho thấy có sự tăng giảm không ổn định.

b, Các hình thức tổ chức sản xuất:

Người dân Quế Võ có nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp, trong đó sản xuất sản phẩm khoai tây được xem là cây trồng chính trong vụ đông.

Với nhu cầu ngày càng cao và nhận thức được thế mạnh của loài cây này các hình thức tổ chức sản xuất khoai tây được các cấp uỷ đảng, chính quyền cũng như người nông dân huyện Quế Vơ rất quan tâm, bám sát. Hiện nay, theo thống kê trên địa bàn huyện đang tồn tại một số hình thức sản xuất chủ yếu sau:

- Sản xuất theo hộ gia đình:

Đây là hình thức sản xuất chủ yếu của hộ nông dân trên địa bàn huyện Quế Võ. Số lượng khoai tây trên địa bàn huyện chủ yếu là do các hộ gia đình sản xuất. Hình thức sản xuất này chủ yếu ở nhóm III và một phần nhóm I, II. Nó mang những đặc điểm sau:

TT Nội dung Đặc điểm

1 Cách thức tổ chức Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hộ, các hộ gia sản xuất

đình tự chủ quyết định tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2 Quy mô sản xuất Phạm vi hẹp trong một gia đình với diện tích nhỏ lẻ trung bình mỗi hộ sản xuất khoảng từ 3-3,5 sào (Bắc Bộ). 3 Các yếu tố - Sử dụng lao động và quỹ đất sản xuất nông nghiệp

đầu vào cho sản của gia đình để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, xuất một số ít hộ có nhu cầu còn mượn, thuê thêm ruộng

của những hộ khác trong thôn, xóm và thuê thêm lao động ở bên ngoài vào những thời điểm chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)