Kết luận chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoaitây của hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 89)

Liwayway. Ngoài ra có Công ty TNHH Orion Vina đạt tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh cũng đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm khoaitây cho bà con nông dân tại huyện Quế Võ”.( Ông Đặng Văn Nhẫn - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Quế Võ).

Nhìn chung số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm khoai tây cho nông dân Quế Võ như vậy là rất ít. Vì vậy vấn đề tiêu thụ, chế biến sản phẩm vẫn đang là nỗi lo lớn nhất của hộ nông dân.

4.2.3. Kết luận chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện Quế Võ nông dân huyện Quế Võ

Huyện Quế Võ nằm trong vùng Đồng bằng Châu Thổ nên địa hình tương đối bằng phẳng và điều kiện thổ nhưỡng tương đối phù hợp cho nhiều loại cây trồng nhất là các loại cây ngắn ngày và cây vụ đông phù hợp cho việc thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Là một huyện có tiềm năng phát triển cây khoai tây rất lớn, trong tiến trình phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện luôn coi cây khoai tây là một trong những cây trồng chủ lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân.

Được coi là cây trọng điểm nên thời gian qua, huyện Quế Võ đã có nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất. Vì vậy sản xuất khoai tây đã thu được một số kết quả đáng khích lệ, hiệu quả kinh tế được nâng lên, thu nhập của người dân được cải thiện. Một số hộ đã tích lũy xây được nhà kiên cố hay mua mới phương tiện đi lại.

Thương hiệu và chất lượng khoai tây của huyện Quế Võ đã được nhiều địa phương biết tới và được tiêu thụ ở nhiều thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất và tiêu thụ khoai tây của huyện Quế Võ gặp không ít hạn chế. Khó khăn lớn nhất là nguồn lực đầu vào trong sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Điều đó ảnh hưởng lớn đến tâm lý sản xuất và giá trị kinh tế của cây khoai tây, vài năm trở lại đây, diện tích và năng suất sản xuất khoai tây của nông dân huyện Quế Võ tăng giảm không ổn định và có xu hướng giảm dần về diện tích. Thị trường đầu ra bấp bênh nên giá cả khoai tây có tính cạnh tranh thấp. Có thể nói, sản xuất và tiêu thụ khoai tây của nông dân huyện Quế Võ hiện nay đang gặp nhiều hạn chế và giá trị sản xuất chưa tương thích với tiềm năng vốn có của địa phương.

4.3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, TIÊU THỤ KHOAI TÂY

4.3.1. Định hƣớng

Để đưa ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân, đầu tiên chúng ta phải căn cứ thực trạng phát triển sản xuất khoai tây của các hộtại huyện Quế Võ, cụ thể: thực trạng về phát triển diện tích và cơ cấu; thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; thực trạng phát triển kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào; thực trạng cơ cấu giống và chất lượng; kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất khoai mang lại.

Căn cứ vào những nhu cầu và dự định mở rộng diện tích sản xuất khoai tây của hộ nông dân trên địa bàn huyện Quế Võ.

Trong phát triển sản xuất cây khoai tây của hộ tham gia sản xuất tại huyện Quế Võ, bên cạnh những yếu tố thuận lợi còn có rất nhiều những yếu tố khó khăn, hạn chế. Do vậy, các hộ gia đình, các Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao rất cần sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của các cấp, các ngành chức năng, các cơ quan nghiên cứu nhằm hạn chế thấp nhất những khó khăn trong quá trình mở rộng quy mô phát triển sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, huyện Quế Võ đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, cụ thể như: hỗ trợ về nghiên cứu chọn lọc, phục tráng giống nhằm tạo ra những nguồn giống chất lượng cao, phù hợp với đồng đất, điều kiện của địa phương; các chính sách, giải

pháp thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cùng với hệ thống các công trình giao thông thủy lợi phục vụ cho công tác sản xuất và tưới tiêu đã và đang được quan tâm đầu tư. Do đó, đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất khoai tây trở thành vụ sản xuất chính trong năm, có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp toàn huyện. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan nghiên cứu, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương (đặc biệt là cấp xã), Ban quản trị các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và sự thay đổi nhận thức của người nông dân, cây khoai tây vụ đông sẽ có nhiều triển vọng phát triển ở Quế Võ.

Căn cứ vào những định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện Quế Võ trong thời gian tới. Trong phát triển nông nghiệp, định hướng đến năm 2020, tăng cường đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, giá trị kinh tế cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường thế giới (Đại hội Đảng bộ huyện Quế Võ, 2010). Năm 2015, UBND huyện triển khai thực hiện đề án thí điểm tích tụ ruộng đất thông qua việc thuê, mượn ruộng đất để hình thành các khu sản xuất cây hàng hoá tập trung tại các xã trên địa bàn huyện.

Căn cứ vào nhu cầu thị trường về tiêu thụ sản phẩm khoai tây hiện tại và tương lai của huyện Quế Võ. Từ nhiều năm nay, huyện Quế Võ đã trở thành điểm sản xuất khoai tây với diện tích lớn, sản lượng nhiều. Do vậy, các tư thương, doanh nghiệp ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Nam đã biết đến.

Ngoài các kênh tiêu thụ hiện nay, trong tương lai gần các kênh tiêu thụ tại chỗ về khoai tây sẽ nhiều, bởi vì huyện Quế Võ hiện tại đã có 2 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Việt Hùng; Cụm công nghiệp Nhân Hoà - Phương Liễu và 3 khu công nghiệp tập trung: Khu công nghiệp Quế Võ I tại Xã Phương Liễu, Phượng Mao, Phường Vân Dương và xã Nam Sơn (TP.Bắc Ninh) với quy mô diện tích trên 800ha; Khu công nghiệp Quế Võ II tại Xã Ngọc Xá, Châu Phong với quy mô diện tích trên 450 ha; Khu công nghiệp Quế Võ III tại xã Việt Hùng, Phù Lương và Quế Tân với quy mô diện tích trên 600 ha, với hàng trăm nhà máy, công ty, xí nghiệp đi vào hoạt động và hàng vạn lao động sẽ sống và làm việc tại đây, do đó nhu cầu về khoai tây dùng làm thức ăn, chế biến sẽ tăng lên.

Định hướng các giải pháp cho các năm tiếp theo đối với các hộ gia đình, cấp chính quyền huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau:

- Trong những năm tiếp theo, định hướng phát triển sản xuất cây khoai tây theo hướng sản xuất tập trung chuyên canh. Tập trung công tác tuyên truyền, vận động các hộ nông dân về việc tích tụ ruộng đất thông qua việc mượn, thuê, đổi thửa hình thành những điểm, vùng sản xuất có quy mô diện tích tương đối lớn, thuận lợi trong quá trình tổ chức phát triển sản xuất.

- Trong quá trình sản xuất kiên quyết loại bỏ những cách thức sản xuất còn chưa phù hợp, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng khoai tây, như: một số hộ gia đình vẫn còn tâm lý ngại đầu tư chi phí đầu vào cao như: chi phí mua củ giống mới chất lượng cao mà sử dụng nguồn giống hiện có của gia đình đã trồng qua nhiều vụ, chất lượng giống thấp; đầu tư phân bón còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai tây, dẫn đến kết quả năng suất thấp, chất lượng kém, có ảnh hưởng chung đến hình ảnh sản phẩm khoai tây chất lượng cao của huyện.

- Dựa vào địa hình, chất đất, kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất hiện đại, tiên tiến của các hộ gia đình để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường trong nước và hướng tới thị trường nước ngoài.

Đặc thù của huyện Quế Võ là diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người rất ít. Vì vậy, việc bố trí khung thời vụ phù hợp cho cây khoai tây trong năm có ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương phát triển mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm khoai tây của huyện trong những năm tiếp theo.

4.3.2. Giải pháp cụ thể

a/ Giải pháp về sản xuất

* Hoàn thiện các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất - Chính sách hỗ trợ về vốn:

Hiện nay, một số hộ nông dân vay vốn nhưng không sử dụng vào sản xuất khoai tây mà tiêu dùng với nhiều mục đích khác. Do đó, để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân cần phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ vốn theo hướng mới. Theo đó, có thể cho hộ vay theo hợp đồng nhưng đơn vị cấp vốn sẽ chi trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp giống, phân, máy móc cho hộ. Cử cán bộ giám sát đối với các hộ vay, nếu hộ nào sai phạm thì sẽ xử lý.

UBND xã, huyện lập tổ cung cấp hỗ trợ về thị trường như giá đầu vào, giá sản phẩm đầu ra, thời tiết, dịch bệnh…Cử cán bộ chuyên trách kết hợp với hộ nông dân tìm nguồn tiêu thụ ổn định với sản lượng lớn.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng và quy hoạch vùng sản xuất:

Hàng năm UBND huyện nên thực hiện tiến hành rà soát, thống kê cụ thể các diện tích gieo trồng tại các xã, thị trấn nhằm xây dựng định hướng, kế hoạch quy hoạch phát triển vùng sản xuất, điểm sản xuất tập trung phù hợp với điều kiện, tập tục canh tác của từng nơi trên phạm vi toàn huyện. Duy trì diện tích sản xuất khoai tây cho ăn tươi ở mức độ vừa phải. Tập trung cho sản xuất khoai tât cho chế biến công nghiệp, trong đó chú ý việc xây dựng hệ thống sản xuất giống để cung cấp cho sản xuất khoai tây nguyên liệu có chứng nhận VietGap.

Tiến hành đầu tư xây dựng điểm các dự án sản xuất tập trung, thông qua các hình thức cho thuê, mượn, góp diện tích để hình thành các vùng có diện tích lớn tập trung cho sản xuất chuyên canh cây khoai tây. Đồng thời xây dựng lộ trình xã hội hoá đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ các dự án, các điểm sản xuất tập trung, nhưng trước hết cần ưu tiên đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng đối với những địa phương trọng điểm của huyện về phát triển nông nghiệp, phát triển cây hàng hoá.

Có chính sách về đất đai, điều kiện đầu tư, thuế để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào ngành chế biến khoai tây. Tạo điều kiện để hình thành và phát triển các mô hình sản xuất như Hợp tác xã sản xuất khoai tây (vì hiện nay o Quế Võ mới có 1 HTX sản xuất khoai đó là HTX Hùng Việt), mô hình liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để tạo thành các vùng sản xuất khoai tây nguyên liệu đủ lớn.

*Giải pháp về kỹ thuật sản xuất và sử dụng đầu vào:

Quy trình kỹ thuật sản xuất từ khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cây trồng.

-Giải pháp về khâu làm đất:

Sau khi thu hoạch lúa mùa xong, cần nhanh chóng làm đất, đất cần phải tơi xốp, thoáng khí, đất thịt nhẹ, đất pha cát, có độ ẩm thích hợp, tránh làm đất khi đất quá ướt hoặc quá khô sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến củ giống khi trồng xuống.

-Giải pháp về phân bón:

Phương pháp bón phân cần cân đối giữa lượng phân đạm, phân lân, kalivà phân chuồng. Cần chia ra các giai đoạn chăm bón như bón lót, bón thúc đợt 1, bón thúc đợt 2 sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đầu tư về phân bón cho cây trồng thì các hộ thường bón quá nhiều phân hoá học, ít chú ý đến phân hữu cơ (phân chuồng).

Qua tham khảo, nghiên cứu tác giả đưa ra lượng và tỷ lệ phân bón thích hợp cho 1 sào (Bắc Bộ) sản xuất khoai tây như sau:

Phân chuồng: Từ 400 - 450 kg, bón lót: 100%

Phân đạm: Từ 10 - 12 kg, trong đó: Bón lót: 30%; bón thúc đợt 1: 65%;bón thúc đợt 2: 5%.

Phân Lân: Từ 35 - 40 kg, trong đó: Bón lót: 100%

Kali: Từ 8 - 9 kg, trong đó: Bón lót: 7%; bón thúc đợt 1: 60%; bón thúcđợt 2: 33%.

-Bảo vệ thực vật:

Các hộ thường xuyên kiểm tra bám nắm đồng ruộng nhằm phát hiện kịp thời khi sâu bệnh mới xuất hiện để phòng trừ kịp thời, đạt hiệu quả cao.

Khi phun phòng trừ các hộ sản xuất cần tuân thủ theo nguyên tắc: 4 đúng: Đúng thuốc: Theo nguyên tắc: sâu nào, thuốc đấy.

Đúng liều lượng: Khi pha thuốc phải tuân thủ theo đúng liều lượng ghi trên nhãn mác bao bì của thuốc.

Đúng thời điểm: Phòng trừ cần đúng thời điểm khi sâu mới nở rộ hoặc bệnh mới chớm xuất hiện.

Đúng lúc: Thường thì phun phòng trừ vào buổi sáng sớm và chiều mát. Chăm sóc là khâu quan trọng tăng năng suất cây trồng, nếu chăm sóc đúnglúc, đúng kỹ thuật sẽ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây và giảm tỷ lệ hao hụt khi bảo quản. Tuy nhiên, người nông dân mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất chăm sóc cây trồng nhưng chỉ là kinh nghiệm truyền thống, nhiều khi không còn thích hợp với những giống mới như hiện nay, vì vậy các hộ cần tiếp nhận những thông tin khoa học kỹ thuật từ những chương trình, dự án, hội thảo khoa học đầu bờ về sản xuất cây khoai tây trên địa bàn địa phương.

- Sử dụng đầu vào:

Trên địa bàn huyện Quế Võ đa phần các hộ nông dân sản xuất khoai tây đều thiếu vốn sản xuất. Vì vậy, giải pháp nhằm tăng nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, các hộ cần chủ động có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn ngay từ đầu năm nhằm tạo ra một lượng vốn nhất định để đầu tư ban đầu cho sản xuất. Tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, của các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã, của các tổ chức vay vốn ưu đãi cho nông dân sản xuất trên địa bàn xã, huyện, tỉnh.

Các cấp chính quyền, Ban quản trị Hợp tác xã tăng cường công tác tuyên truyền vận động một bộ phận hộ gia đình loại bỏ các cách thức, đầu tư, chăm bón còn chưa hợp lý đối với quá trình phát triển sản xuất cây khoai tây. Trong quá trình phát triển sản xuất tập trung, quan tâm, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ công nghệ kết hợp với kinh nghiệm sản xuất sẵn có, nhằm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các yếu tố đầu vào cho sản xuất như kỹ thuật chăm sóc, phân bón, đất đai, lao động,…

-Giải pháp về cơ cấu giống và chất lượng sản phẩm:

Bất kỳ sản xuất một loại cây trồng nào thì giống là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của cây trồng. Trong sản xuất cây khoai tây, yếu tố giống quyết định phần lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần nắm chắc được đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của cây khoai tây “khoai chân lạ, mạ chân quen”, vì thế các giống đã được trồng qua nhiều vụ cần được thay đổi, phục tráng, xử lý mầm bệnh trước khi đưa vào sản xuất nhằm tăng khả năng kháng chịu sâu bệnh hại, khắc phục một phần hiện tượng thoái hoá của giống, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên.

Tận dụng lợi thế và uy tín của địa phương, kinh nghiệm sản xuất của người nông dân, tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan, trung tâm, vụ, viện nghiên cứu, các chương trình dự án phát triển sản xuất cây khoai tây, đặc biệt là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)