Vị trí Quốc gia Sản xuất (tấn)
1 Trung Quốc 88.160.000 2 Ấn Độ 42.180.000 3 Hoa Kỳ 29.991.770 4 Nga 26.535.000 5 Ucraine 24.250.100 6 CHLB Đức 11.990.500 7 Ba Lan 9.491.100 8 Bangladesh 9.200.070 9 Hà Lan 7.700.660 10 Pháp 6.390.115 Nguồn: http://www.dhfoods.com.vn Ở Việt Nam, từ sau năm 1970 cây khoai tây được coi là cây trồng lý tưởng cho vùng đồng bằng Sông Hồng và trở thành một cây lương thực quan trọng. Một năm thường sản xuất 2 vụ: vụ Đông và đông xuân. Cây khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ sau 90 ngày trồng khoai tây có thể cho tới 20 – 25 tấn sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ sử dụng và thương mại hoá điều mà các cây trồng khác khó có thể đạt được (Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao, 2015).
Năm 1987 cây khoai tây chính thức được Bộ Nông nghiệp đánh giá là một cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa. Lợi ích của cây khoai tây đối với ngành trồng trọt là rất lớn. Đất trồng khoai tây thường tơi xốp nên tiết kiệm phân bón, công lao động cho các cây trồng khác, làm tăng năng suất cây trồng vụ kế tiếp. Bên cạnh đó sản phẩm phụ của cây khoai tây như lá, thân được tận dụng làm phân xanh có tác dụng tốt trong việc cải tạo đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
Để mở rộng sản xuất khoai tây, công tác quy hoạch điểm sản xuất, vùng sản xuất phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương đã được xây
dựng để hình thành lên các vùng sản xuất, các điểm sản xuất đủ lớn, tập trung sản xuất chuyên canh các cây trồng có giá trị kinh tế cao dựa trên cơ sở định hướng quy hoạch của từng quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Hình thức sản xuất:
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, sản xuất khoai tây cũng ngày càng phát triển. Hiện nay, ở các nước đang sản xuất loại nông sản này tồn tại nhiều hình thức sản xuất khác nhau:
- Theo hộ gia đình. - Hợp tác xã - Trang trại
Giữa các hình thức sản xuất này, có điểm chung giống nhau là: trình độ sản xuất ngày càng tiên tiến và sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp nhằm đạt được sản lượng lớn, hiệu quả cao.
Tuy nhiên cũng tồn tại điểm khác nhau, đó là về quy mô diện tích sử dụng đất. Diện tích sử dụng của các hình thức sản xuất theo hộ gia đình thường nhỏ hơn nên việc cơ giới hóa trong sản xuất thấp, quy mô sản xuất nhỏ hơn so với các hình thức sản xuất mang tính tập thể như hợp tác xã hay trang trại.
- Kỹ thuật sản xuất:
Kỹ thuật sản xuất có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm khoai tây. Nó thể hiện ở:
- Làm đất: Hiện nay người sản xuất khoai tây thường chọn đất trồng trên đất cấy 2 vụ lúa, nơi đất bằng phẳng, vàn, vàn cao. Chọn loại đất chất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù xa, thuận tiện tưới tiêu, thoát nước. Khâu làm đất được người trồng quan tâm nhất là độ ẩm của đất. Đất nhỏ tơi thích hợp cho khoai, đất cục quá to làm cho củ phát triển méo mó, đất quá mịn cũng không tốt.
- Mật độ và cách trồng: Đây là kỹ thuật rất quan trọng trong quá trình sản xuất khoai tây của người nông dân:
+ Mật độ: với củ nhỏ: 1m2 trồng 10 củ, cách nhau 17-20 cm Với củ bình thường: 1m2 trồng 10 củ, cách nhau 25-30 cm Lượng giống: trung bình 30-40kg/sào
+ Cách trồng: Để khoai tây có năng suất cao, chất lượng tốt, củ khoai không bị xanh do nằm trên mặt đất người trồng thường che phủ bằng rơm rạ: rạch hàng,
rải rơm rạ cắt ngắn hoặc bón lót phân chuồng, đạm và lân xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân, đặt củ giống theo khoảng cách. Tưới nước trước khi bón phân để kích thích cây mọc nhanh.
-Vật tư, phân bón và kỹ thuật bón: Các loại phân bón được người trồng sử dụng như phân chuồng, phân đạm, phân lân và kali.
Qua tìm hiểu cho thấy người trồng khoai sử dụng các loại phân bón theo tỉ lệ nhất định:
Lượng phân: Phân chuồng loại mục: 1ha là 15-20 tấn Đạm urê: 1 ha là 250-300kg
Lân supe: 1 ha là 350-400kg Kali sunphat: 1 ha là 200-250 kg Kỹ thuật bón:
Bón lót: Rải toàn bộ phân chuồng và lân + 1/3 đạm + 2/3 kali lên trên mặt luống giữa hai hàng khoai.
Bón thúc lần 1: Sau khi cây mọc cao 15-20cm: 1/3 đạm, 1/3 kali. Bón thúc lần 2: Sau thúc lần 1: 15-20 ngày: 1/3 đạm, 1/2 kali.
- Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại: Sâu, bệnh hại cây trồng là một trong những nhân tố chính gây thiệt hại ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của cây trồng. Đặc biệt, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu biến đổi thất thường đã gây lên ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cây trồng.
Trong sản xuất khoai tây, có những loại sâu, bệnh hại được phát hiện như: bệnh virus xoăn lùn, virus cuốn lá, bệnh héo xanh, bệnh mốc sương (Sương mai), rệp. Do vậy, đã có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả kinh tế của cây khoai tây.
Tùy theo từng loại sâu, bệnh mà người dân đã sử dụng các loai thuốc khác nhau để phòng và loại trừ. Ngoài ra được sự hướng dẫn của các đơn vị chức năng, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và khoa học trong sản xuất nên trong nhiều thập kỷ phát triển, cây khoai tây vẫn được đánh giá là cây dễ trồng và chăm sóc.
- Nguồn giống và chất lƣợng giống:
Trong nông nghiệp, sự cạnh tranh cũng xảy ra ở nhiều mặt. Người nông dân luôn chọn giải pháp công nghệ hợp lý trong điều kiện của mình, nhất là những cây trồng, vật nuôi với những giống phù hợp nhất để sản xuất cho lợi nhuận cao
nhất. Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản.
Đối với sản xuất khoai tây cũng vậy. Các loại giống khoai tây được trồng chủ yếu hiện nay là KT2, KT3, Hà Lan, giống khoai Đức. Các loại giống khác như Atlantic, Trung Quốc… chiếm diện tích không đáng kể. Các cơ quan liên quan, cơ quan quản lý ngành nông nghiệp của các quốc gia cũng đã tăng cường tập huấn kỹ thuật, khuyến cáo nông dân kiểm soát khoai giống ngay từ đầu, thực hiện đúng quy trình bảo quản, trồng và nhân giống để tạo ra nguồn giống chất lượng cao giúp người dân ổn định sản xuất (Nguyễn Quang Đăng, 2015).
- Thời vụ sản xuất:
Thời vụ trồng khoai được xác định là từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau, thời vụ thích hợp nhất trồng xung quanh 15 tháng 11. Tuy nhiên các quốc gia tùy theo diễn biến thời tiết đã bố trí thời vụ phù hợp với điều kiện cụ thể.
2.1.3.2. Tiêu thụ
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Đó là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, là giai đoạn đưa sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông tới người tiêu dùng.
Tiêu thụ luôn gắn với 2 yếu tố là thị trường và giá. Ở nước ta, phần lớn các vùng sản xuất khoai tây còn mang tính tự phát, hình thức tiêu thụ chính là bán lẻ tại các chợ địa phương. Nhưng trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp các ngành, những vùng chuyên canh khoai tây với quy mô diện tích lớn được hình thành góp phần phát triển sản xuất khoai tây hàng hoá lớn.
Tuy nhiên, những vùng chuyên canh thế này không nhiều, vùng sản xuất khoai tây với quy mô nhỏ vẫn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng “được mùa mất giá”. Hơn nữa, người nông dân luôn là người phải chấp nhận giá bởi vì họ không có khả năng bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch, họ phải chấp nhận cho dù giá rẻ, nếu không sẽ không bán được sản phẩm. Một thực tế bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất khoai tây nói riêng đó là tính thời vụ cao. Việc khắc phục thời vụ còn hạn chế trong khi tập quán sản xuất của người dân là sản xuất đại trà, hầu hết các hộ đều không quan tâm tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất khoai tây. Do vậy, sản xuất khoai tây cần phải theo một định hướng, quy hoạch cụ thể của địa phương, lựa chọn loại có giá trị cao được thị trường ưa
chuộng sẽ giúp tăng hiệu quả sản xuất đáng kể. Xu hướng phát triển ở nước ta, hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăng tiến tạo ra thị trường tiêu khoai tây phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm.
Ở Việt Nam mức tiêu dùng khoai tây khoảng 671.100 tấn. Lượng khoai tây được sử dụng nhiều nhất ở cả hai miền Nam, Bắc là vào mùa thu, đông và các dịp lễ tết. Theo kết quả khảo sát của Dự án sản xuất khoai tây Việt Nam, tỷ trọng thị trường khoai tây chế biến nội địa là 40% sản phẩm tiêu thụ ở hệ thống siêu thị, 20% bán cho các nhà hàng khách sạn, 30% tiêu thụ tại các đại lý, 5% bán cho các trường học, 5% cho người bán hàng rong (Lê Quốc Doanh, 2013).
Bảng 2.3. Mức tiêu dùng khoai tây tƣơi của Việt Nam
Dân số năm 2016 (nghìn ngƣời) Dân số năm 2017 (nghìn ngƣời) % tiêu dùng khoai tây Số ngƣời tiêu dùng khoai tây Khoai tây/ khẩu Lƣợng khoai tây tiêu dùng Nghìn ngƣời % Tấn % 1/ Vùng sx khoai tây 20.480,6 21.950,94 97,2 19.406,1 27,2 12,72 246.837.5 52,0 Thành thị 3.835 3.927,59 100 3.927,6 5,5 10,52 41.318.3 8,6 Nông thôn 16.645,6 18.023,35 96,6 15.478,6 21,7 13,28 205.555.2 43,4 2/Vùng không sản xuất khoai tây 65.205,2 66.634,65 85,5 51.825,5 72,8 4,38 233.167.3 48,0 Thành thị 15.646 17.023,76 98,2 15.735,3 22,2 6,63 104.325.2 21,2 Nông thôn 49.559,2 49.610,89 80,9 36.090,2 50,6 3,57 128.842.1 26,8 3/Tổng số 85.685,885 88.585,59 88,4 71.231,7 100 6,73 480.040.8 100
Nguồn: Đỗ Kim Chung (2017)
Ngoài ra khoai tây còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung câp nguồn thực phẩm cho chế biến, nhất là những năm gần đây dưới sức hút của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa thì nhu cầu khoai tây tươi cho chế biến lại tăng lên đáng kể. Cùng với việc gia tăng về sản lượng và diện tích, sự hoàn thiện về chất lượng giống nên khoai tây còn góp phần cho xuất khẩu, theo thống kê hiện nay hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1% sản lượng khoai tây trong nước sang Singapo, Malaysia và gần đây nhất là sang Lào, Camphuchia.
Về đối tượng mua: Cùng với tiến trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập, tập quán ăn uống của con người cũng dần có những thay đổi đáng kể. Nhất là những năm gần đây, cầu về khoai tây tăng rõ rệt. Đã có thời khi nói đến khoai tây là người ta nghĩ ngay tới khoai tây tươi. Nhưng hiện nay, trước nhu cầu đang gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp thực phẩm ăn nhanh, snack và thực phẩm tiện dụng, việc sử dụng khoai tây chế biến ngày càng phổ biến. Tiêu dùng khoai tây đang chuyển từ thị trường tiêu thụ tươi sang các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng.
2.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ khoai tây
a/ Nhóm yếu tố bên trong
Sản xuất và tiêu thụ khoai tây nói riêng và lương thực thực phẩm nói chung đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Đó là vấn đề tất yếu khách quan mà bất kỳ ngành sản xuất nào cũng gặp phải. Những yếu tố đó đều có tác động hai mặt đến quá trình sản xuất, tiêu thụ, đó là những ảnh hưởng tích cực và những tác động tiêu cực.
- Yếu tố cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là các công trình vật chất kỹ thuật mà kết quả hoạt động của nó là những dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, được bố trí trên một lãnh thổ nhất định. Vì vậy có thể nói cơ sở hạ tầng là điều kiện vật chất quan trọng, có tính quyết định tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung. Cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tăng cường được khả năng giao lưu hàng hóa, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích hộ kinh tế gia đình tăng gia sản xuất góp phần làm tăng thu nhập, giảm sự phân hóa giầu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa nông dân và người làm ngành nghề khác.
Cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương, giao thông, thuỷ lợi …, có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng nói chung. Cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ sẽ tạo đà cho quá trình phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất.
- Yếu tố nguồn lực và sử dụng đầu vào
Phát triển sản xuất một loại cây trồng nào đều cần phải quan tâm đến yếu tố nguồn lực và sử dụng các yếu tố đầu vào phù hợp, hiệu quả. Đặc biệt, trong quá
trình phát triển, tăng năng suất, chất lượng và thị trường tiêu thụ khoai tây thì nhu cầu sử dụng các nguồn lực đầu vào (như nguồn lực: tài chính, đất đai, lao động,…) rất quan trọng. Trong phát triển sản xuất và sử dụng đầu vào cần có sự liên hệ, phối hợp chặt chẽ với các chương trình khuyến nông, các trung tâm, vụ, viện nghiên cứu nhằm tiếp cận, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng.
- Yếu tố giống và kỹ thuật công nghệ sản xuất
Giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, người ta đã đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên quy mô công nghiệp hiện đại, họ đã sản xuất hàng loạt giống cây trồng mới, được chọn lọc và cho nhân giống, lai tạo ra những thế hệ cây trồng nhiều ưu điểm, cải tạo gen thành những giống cây kháng bệnh, kháng sâu rầy, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế vững chắc trong sản xuất nông nghiệp.
Yếu tố giống và kỹ thuật sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển cây trồng. Mạnh dạn áp dụng những kỹ thuật sản xuất mới phù hợp, thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác.
- Yếu tố quản lý dịch bệnh
Quản lý dịch bệnh là trên cơ sở những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Mục đich của quản lý dịch bệnh là tìm ra những biện pháp có hiệu quả, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, làm cho cây trồng đạt năng suất cao và phẩm chất nông sản tốt.
Sâu bệnh dịch hại cây trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển, đến năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng. Cây khoai tây là một loại cây trồng dễ bị nhiễm dịch bệnh hại, đặc biệt đối với các giống đã cũ, được trồng qua nhiều vụ thì tỷ lệ nhiễm dịch bệnh rất cao. Bên cạnh đó, do thời tiết khí hậu biến đổi thất thường cũng là nguyên nhân để sâu bệnh hại phát triển. Do vậy, công tác quản lý dịch bệnh hại cây trồng là rất cần thiết, phải chủ động thường xuyên bám nắm đồng ruộng nhằm phát hiện kịp thời diễn biến sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao.
b. Nhóm yếu tố bên ngoài - Nhóm các chính sách
Các chính sách của Nhà nước và của tỉnh Bắc Ninh có tác dụng trực tiếp tới sự phát triển của sản xuất và tiêu thụ khoai tây. Nhóm chính sách này quy định cụ thể quy hoạch vùng sản xuất khoai tây của tỉnh Bắc Ninh nói chung và