Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 49)

Phần 3 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Tình hình sử dụng đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên là 15.484,82 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 8.291,06 ha, trong đó diện tích trồng cây hàng năm là 8.267,85 ha. Đặc điểm về lý, hoá tính của đất: Có thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nhẹ, kết cấu viên hạt dung tích hấp thụ cao, tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá, đạm tổng số từ khá đến giàu, lân dễ tiêu, kali từ nghèo đến trung bình. Độ độc tố trong đất hầu như chỉ có ở đất gley bao gồm các dạng khí CH4, H2S. Đất có ưu thế trong thâm canh lúa và các loại cây trồng ngắn ngày khác (đất tơi xốp, dễ làm, đất thoát nước).

Kết quả phát triển kinh tế của huyện:

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quế Võ khoá XVII, đến nay nhiều chỉ tiêu kinh tế phát triển khá, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ bước đầu đã có sự phát triển. Năng suất, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên.

- Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (giá so sánh năm 2010) năm 2016 ước đạt 4.872,58 tỷ đồng.

- Tổng giá trị sản xuất: 18.557,94 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010).

Tổng giá trị tăng thêm bình quân đầu người (giá hiện hành) 34,4 triệu đồng/người/năm tương đương 1.638 USD/người/năm.

Cụ thể từng lĩnh vực:

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt: 1.502,45 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tương đương 1.842,39 tỷ đồng giá hiện hành, tăng 2,48% so với cùng kỳ năm 2015.

Nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.294,69 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,14% so cùng kỳ năm 2015.

Diện tích gieo trồng cả năm 18.000 ha, trong đó lúa 14.000 ha, cây thực phẩm 2.600 ha. Hệ số sử dụng đất 2,33 lần; năng suất lúa bình quân đạt 64,75 tạ/ha, tăng 1,75 tạ/ha so với năm 2015; giá trị một ha canh tác đạt 108,8 triệu đồng/năm (Giá hiện hành).

Huyện đã triển khai Đề án thí điểm tổ chức sản xuất tích tụ ruộng đất, xây dựng một số mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất lúa thành cánh đồng mẫu lớn như: Mô hình lúa Thiên ưu 8 tại 04 điểm tập trung là Thị Thôn (Hán Quảng), Giang Liễu (Phương Liễu), Trúc Ổ, Mộ đạo (Mộ Đạo) với diện tích 100 ha và một số mô hình tích tụ sản xuất lúa tại các xã Chi Lăng, Hán Quảng, Yên Giả,… với diện tích quy hoạch một mô hình từ 05 ha trở lên. Mô hình sản xuất khoai tây xuân 10 ha tại xã Chi Lăng, Hán Quảng. Tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể khoai tây Quế Võ.

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm, trong năm đã mở 46 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, với hơn 3.220 lượt người tham gia; Giá trị ngành trồng trọt ước đạt 738,53 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 1,58% so cùng kỳ năm 2015.

Lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản:

Tổng đàn vật nuôi trong năm 2016: Đàn bò 14.500 con, tăng 5,84%; đàn trâu 800 con, tăng 12,99%; đàn lợn 70.550 con, tăng 1,81%; gia cầm 750.000 con, tăng 9,79% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 15.035,8 tấn, tăng 8,88% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 481,1 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,91% so cùng kỳ năm 2015.

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện duy trì ổn định 1.019 ha. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ước đạt 6.729 tấn, tăng 56 tấn so với cùng kỳ năm 2014. Giá trị ngành thuỷ sản đạt 204,5 tỷ đồng (giá so sánh 2010), đạt 261,2 tỷ đồng giá hiện hành, tăng 4,71% so với năm 2015.

Dịch vụ nông nghiệp và quản lý hợp tác xã:

Toàn huyện có 124 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp (tăng 01 HTX so với cùng kỳ năm 2015), trong đó có 104 HTX dịch vụ nông nghiệp, 2 HTX trồng trọt, 4 HTX thủy sản, 9 HTX tổng hợp VAC, 5 HTX chuyên ngành khác. Các HTX hoạt động tốt theo luật HTX, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của huyện. Giá trị dịch vụ nông nghiệp ước đạt 75,060 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 2,82% so cùng kỳ năm 2015.

Sản xuất lâm nghiệp:

Toàn huyện trồng được 2,65 ha rừng hỗn giao, gồm các loại: Keo, thông, lát, muồng, lim... trong đó 1,05 ha rừng (bước 1) tại thôn Cựu Tự (Ngọc Xá) và 1,6

ha rừng (bước 2) tại Thành Dền (Đào Viên). Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ 128,6 ha rừng hiện có.

Giá trị ngành lâm nghiệp ước đạt 3,260 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 0,71% so cùng kỳ năm 2015.

+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng kết cấu hạ tầng

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng năm 2015 ước đạt 14.977 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 20,2% so với thực hiện năm 2014; Riêng công nghiệp ước đạt 13.791 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 20,62% so với thực hiện năm 2015.

Xây dựng kết cấu hạ tầng:

Công tác thuỷ lợi và phòng chống thiên tai được quan tâm đầu tư: Tổ chức giải phóng mặt bằng dự án nạo vét kênh tiêu KĐ2, KĐ7. Xây dựng kế hoạch nạo vét tuyến kênh tiêu Yên Đinh, kênh tiêu trạm bơm Chợ lãng, kênh tiêu KĐ 5.Hoàn thành kế hoạch đắp đất dự phòng 4.750 m3, đạt 100% kế hoạch. Xây dựng, triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2015. Rà soát, xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch xử lý vi phạm Luật đê điều, vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, kết quả xử lý đựoc 111/ 220 vi phạm đê điều và công trình thuỷ lợi.

Lĩnh vực giao thông - xây dựng: Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn được chú trọng. Trong năm toàn huyện làm mới được 20,5 km đường bê tông xi măng, giá trị đạt 45,8 tỷ đồng. UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu về các tuyến đường trục huyện, trục xã bị xuống cấp, hư hỏng để có kế hoạch đầu tư xây dựng.

Tổ chức chỉ đạo, triển khai xây dựng một số công trình trọng điểm như: Xây mới trường Mầm non Liên cơ, trường Tiểu học Việt Hùng số 2, trạm y tế Bồng Lai, trạm y tế Ngọc Xá, đường GT 279 đi Bằng An, đường GT Đại xuân đi Phương Liễu, cải tạo nhà làm việc hội đồng nhân dân (HĐND) -UBND huyện, cải tạo trụ sở nhà làm việc liên cơ quan và trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện,... Thực hiện tốt công tác cấp phép xây dựng theo thẩm quyền cho 47 hộ dân với 13.466m2 sàn, đảm bảo các chỉ giới, mốc giới xây dựng và hành lang giao thông, làm tốt công tác kiểm tra trật tự xây dựng; phát hiện và lập biên bản yêu cầu

ngừng thi công đối với 12 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, trong đó có 4 trường hợp ra quyết định đình chỉ xây dựng, đối với các hộ vi phạm khác đã chấp hành khắc phục các sai phạm, xử phạt hành chính 03 trường hợp với số tiền là 75 triệu đồng, chỉ đạo tháo dỡ 10 ki ốt xây dựng trái phép tại xã Phương Liễu.

Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ cắm mốc quy hoạch cho 20/20 xã; cắm mốc giới đồ án Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Phượng Mao và cắm mốc giới đồ án Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cho 19 xã theo đúng kế hoạch.

Tổ chức kiểm tra chất lượng công trình cho 03 công trình và kiểm tra đưa vào sử dụng 10 công trình cho các công trình trường học và đường giao thông nông thôn …. Giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 1.330 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 3,1% so với năm 2015.

Thương mại dịch vụ và quản lý thị trường:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước đạt 2.415 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 10,88% so với cùng kỳ năm 2015.

Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ ước đạt 2.078,49 tỷ đồng (giá SS 2010) tương đương 2.178,03 tỷ đồng giá hiện hành, tăng 8,87% so với cùng kỳ năm 2015.

Công tác quản lý thị trường chống buôn lậu và gian lận thương mại được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trật tự kinh doanh và chống đầu cơ tăng giá trên địa bàn huyện. Dịch vụ nông nghiệp tiếp tục được phát triển rộng khắp đã góp phần bảo đảm được nước, phân bón, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi được cung ứng thuận tiện đến từng hộ nông dân.

Tài nguyên và môi trường:

Công tác lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) được quan tâm. Hiện nay, đã xây dựng kế hoạch điều chỉnh quy hoạch đất của huyện; tổng hợp đăng ký nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn trên địa bàn.

Thực hiện công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 trên địa bàn huyện. Hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất 06 dự án, với diện tích 2,55 ha: Dự án cải tạo, nâng cấp TL279 đoạn Phố Mới - Chợ Chì (khu vực hiệu sách Quế Võ); dự án giao đất cho xí nghiệp Tân Tiến (xã Đại Xuân) với diện tích 0,29 ha; dự án thu hồi đất xây dựng trường Mầm non xã

Chi Lăng, diện tích 0,37 ha,.... Tổ chức thẩm định và xét duyệt 25 lô đất ở theo hình thức đấu giá và định giá với diện tích 2.408,45 m2; giao đất trên thực địa 23 lô, diện tích 2.317,25m2

.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nhiều chuyển biến. Tổng số hồ sơ thực hiện xong là 2.170 hồ sơ. Trong đó đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu 335 hồ sơ. Hồ sơ theo hướng dẫn 04/LN 378 hồ sơ (có 145 hồ sơ của năm 2015 chuyển sang). Đăng ký cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 175 hồ sơ. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất 972 hồ sơ. Xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp 310 hồ sơ. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất 328 hồ sơ.

Công tác môi trường được quan tâm thực hiện, chỉ đạo các địa phương thực hiện việc thu gom vận chuyển rác thải về bãi xử lý tập trung của tỉnh. Thẩm định và xác nhận 10 bản cam kết bảo vệ môi trường. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt nông thôn.

Công tác quản lý khoáng sản, tài nguyên nước được tăng cường. Chỉ đạo đội liên ngành của huyện thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm khai thác cát sỏi lòng sông, trong đó đã bắt giữ 10 tàu, thuyền, lập biên bản xử phạt hành chính, thu nộp kho bạc nhà nước huyện 315,75 triệu đồng.

Tài chính - Kho bạc - Ngân hàng:

Tài chính: Chỉ đạo các cơ quan đơn vị thực hiện tốt quản lý ngân sách theo đúng quy định và thực hiện thu, chi đúng dự toán đã được HĐND phê duyệt. Thu ngân sách đạt kết quả khả quan và dự báo sẽ hoàn thành kế hoạch cả năm, ước thực hiện thu ngân sách trên địa bàn đạt 181,784 tỷ đồng, tăng 37,41% so với cùng kỳ năm trước.

Ước thực hiện chi ngân sách địa phương đạt 632,943 tỷ đồng, tăng 40,55% so cùng kỳ năm 2015. Nhìn chung, các cấp, các ngành chấp hành chi trong dự toán ngân sách được giao, đảm bảo chi thực hiện đúng Luật ngân sách và các chế độ chính sách hiện hành (Truy cập từ trang http//bacninh.gov.vn).

Bức tranh kinh tế của huyện Quế Võ có nhiều gam màu sáng. Sản xuất công, nông nghiệp có nhiều thuận lợi, giữ vững được nhịp độ tăng trưởng, mọi chỉ tiêu kinh tế đều tăng khá hơn so với cùng kỳ. Trong thời gian tới, Quế Võ sẽ tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với xây dựng nông

thôn mới. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và thực hiện các dự án đầu tư phát triển công nghiệp-dịch vụ trên địa bàn... Bằng những giải pháp cụ thể, Quế Võ quyết tâm giữ vững ổn định và nhịp độ tăng trưởng để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế đã đặt ra.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội

Tình hình dân số và lao động:

Huyện Quế Võ gồm 21 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn và 20 xã với dân số khoảng 153.071 người (năm 2016), mật độ dân số 988,5 người/km2; có 3 khu công nghiệp tập trung và 02 cụm công nghiệp thu hút trên 10 nghìn lao động. Với mức độ tăng như hiện nay thì huyện Quế Võ có mức độ tăng dân số và lao động khá cao điều này làm cho lao động hàng năm của xã khá dồi dào nhưng lại gây sức ép cho việc giải quyết nhà ở, việc làm cho người lao động.

Là địa bàn có vị thế chiến lược về an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội quan trọng của tỉnh Bắc Ninh, với mật độ dân số và lao động như vậy ta thấy nhìn chung lao động của huyện chủ yếu vấn nằm trong lĩnh vực nông nghiệp với trình độ thấp chưa qua đào tạo mặc dù gần đây đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Văn hoá xã hội:

Chú trọng quản lý các di tích lịch sử văn hoá, xây dựng kế hoạch trùng tu các di tích lịch sử đã xuống cấp. Các hoạt động lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ kinh doanh văn hoá phẩm, Internet, quán karaoke … được quản lý chặt chẽ. Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo Nghị quyết số 20, số 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quyết định số 100, số 101 của UBND tỉnh.

Sự nghiệp văn hoá tiếp tục có bước phát triển, đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, gắn với thực hiện Chỉ thị số 03/2011 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Toàn huyện có 97/111 làng đạt danh hiệu Làng văn hóa (đạt 87,39%), tăng 21 làng, khu phố so với năm 2014; 34.645/38.737 số gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa (đạt 89,14%). 98/124 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (đạt 79,03%).

- Xếp loại chính quyền xã, thị trấn: 18/21 đơn vị đạt vững mạnh (tăng 01 đơn vị so với cùng kỳ 2016), 03/21 đơn vị đạt khá.

- Xếp loại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện: + 12/12 cơ quan chuyên môn đạt trong sạch vững mạnh.

+ 04/06 đơn vị sự nghiệp đạt trong sạch vững mạnh, 02/06 đơn vị đạt khá.

Giáo dục:

Huyện đã phát triển giáo dục theo hướng đa dạng hoá các loại hình đào tạo, từng bước xã hội hoá giáo dục; qui mô, chất lượng ở các ngành học, bậc học từng bước được nâng lên, kết quả thi học sinh giỏi bậc tiểu học đạt 14 giải quốc gia, 114 giải tỉnh đứng tốp đầu trong tỉnh; bậc trung học cơ sở đạt 03 giải quốc gia, 61 giải cấp tỉnh; bậc trung học phổ thông tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 95,87%. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học được quan tâm, đầu tư tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 95,87%. Toàn huyện có 41/52 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Y tế:

Huyện có một Trung tâm y tế với trên 80 giường bệnh; 21 xã, thị trấn có Trạm y tế; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; có 07/21 Trạm đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. Công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tại các cơ sở y tế cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Công tác chăm sóc sức khoẻ luôn được quan tâm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm. Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình tiếp tục được quan tâm, triển khai và thực hiện tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)