Tình hình sản xuất khoaitây của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 67)

STT Năm

Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Bình quân (%)

1 Diện tích (ha) 36,5 12,0 0,9 16,5

2 Năng suất (tạ/ha) 166,8 158,1 170,9 165,3

3 Sản lượng (tấn) 60,882 18,972 1,5 26,7

Nguồn: Kêt quả điều tra, khảo sát

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của nông dân huyện Quế Võ có sự khác biệt giữa các nhóm hộ điều tra, cụ thể:

Nhóm I, có diện tích trồng khoai tây là lớn nhất, năng suất đạt 166,8 tạ/ha, sản lượng: 60,882 tấn. Nhóm II có diện tích trồng khoai là 12 ha và sản lượng đạt 18,972 tấn. Riêng nhóm III có diện tích trồng khoai nhỏ nhất nên sản lượng cũng thấp nhất, chỉ đạt 1,5 tấn. Tuy nhiên trong 3 nhóm hộ tham gia điều tra khảo sát thì thấy nhóm III có năng suất trồng khoai lớn nhất, đạt 170,9 tạ/ha. Điều này cho thấy, khi trồng với quy mô nhỏ, người dân sẽ chăm sóc tốt hơn do đó khoai tây có năng suất cao hơn.

Đối với nông dân 3 nhóm điều tra, qua báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây (2015, 2016 và 2017) của UBND các xã, diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây cũng cho thấy có sự tăng giảm không ổn định.

b, Các hình thức tổ chức sản xuất:

Người dân Quế Võ có nguồn thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp, trong đó sản xuất sản phẩm khoai tây được xem là cây trồng chính trong vụ đông.

Với nhu cầu ngày càng cao và nhận thức được thế mạnh của loài cây này các hình thức tổ chức sản xuất khoai tây được các cấp uỷ đảng, chính quyền cũng như người nông dân huyện Quế Vơ rất quan tâm, bám sát. Hiện nay, theo thống kê trên địa bàn huyện đang tồn tại một số hình thức sản xuất chủ yếu sau:

- Sản xuất theo hộ gia đình:

Đây là hình thức sản xuất chủ yếu của hộ nông dân trên địa bàn huyện Quế Võ. Số lượng khoai tây trên địa bàn huyện chủ yếu là do các hộ gia đình sản xuất. Hình thức sản xuất này chủ yếu ở nhóm III và một phần nhóm I, II. Nó mang những đặc điểm sau:

TT Nội dung Đặc điểm

1 Cách thức tổ chức Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hộ, các hộ gia sản xuất

đình tự chủ quyết định tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2 Quy mô sản xuất Phạm vi hẹp trong một gia đình với diện tích nhỏ lẻ trung bình mỗi hộ sản xuất khoảng từ 3-3,5 sào (Bắc Bộ). 3 Các yếu tố - Sử dụng lao động và quỹ đất sản xuất nông nghiệp

đầu vào cho sản của gia đình để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, xuất một số ít hộ có nhu cầu còn mượn, thuê thêm ruộng

của những hộ khác trong thôn, xóm và thuê thêm lao động ở bên ngoài vào những thời điểm chăm sóc chính vụ và thời điểm thu hoạch.

- Nguồn vốn sử dụng: Vốn tích luỹ tự có của gia đình , vốn đi vay.

Ưu điểm: Hộ gia đình hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tổ chức sản xuất các loại cây trồng nào trên diện tích của mình, chủ động tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Nhược điểm: Do diện tích của hộ phân tán, nhỏ lẻ ở các xứ đồng, diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún gây cản trở trong việc áp dụng máy móc sản xuất tiên tiến, chủ động trong giống cây trồng còn thấp...vì vậy trong quá trình tổ chức sản xuất thường hay gặp khó khăn, nguồn lực cho sản xuất hạn chế, sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm thấp.

Đây là hình thức sản xuất có tồn tại nhưng hạn chế. Hiện nay trên địa bàn huyện Quế Võ mới chỉ có một Hợp tác xã đó là HTX Hùng Châu tại xã Việt Hùng, huyện Quế Võ với ngành nghề đăng ký kinh doanh là tổ chức sản xuất và kinh doanh nông sản, trong đó chủ yếu là khoai tây. Hình thức tổ chức sản xuất này mang những đặc điểm đặc trưng:

TT Nội dung Đặc điểm

1 Cách thức tổ chức Tổ chức Đại hội xã viên để bầu ra Ban quản trị Hợp tác xã - đại diện cho xã viên chủ động quyết định tổ chức sản xuất trên những diện tích do xã viên góp lại, diện tích thuê, mượn của những hộ không có nhu

cầu sản xuất. sản xuất

2

Quy mô cho sản xuất

Phạm vi rộng, với diện tích tập trung của các hộ gia đình xã viên, hình thành các ô thửa, các điểm sản

xuất đủ lớn để tổ chức phát triển sản xuất. 3 Các yếu tố - Sử dụng lao động và quỹ đất sản xuất nông nghiệp

của các hộ xã viên góp lại và diện tích thuê, mượn thêm của các hộ khác để phát triển sản xuất. Vào những thời điểm chăm sóc chính vụ hoặc thời điểm

thu hoạch thuê thêm lao động ở bên ngoài. - Nguồn vốn sử dụng: Các hộ xã viên góp lại, lãi do

phát triển sản xuất và vốn đi vay. đầu vào cho sản

xuất

Hình thức tổ chức sản xuất này tồn tại ở nhóm điều tra số I. Tuy chưa phổ biến, nhưng nó cũng mang những ưu điểm nhất định cần phát huy: Diện tích sản xuất thường được tập trung thành những ô thửa lớn, do đó rất thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất, áp dụng cơ giới hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, huy động nguồn lực cho sản xuất, chất lượng sản phẩm được nâng lên, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức sản xuất theo hình thức này cũng gặp không ít khó khăn mỗi khi đưa ra các phương án tổ chức sản xuất thì phải có thời gian họp, bàn bạc, thống nhất, cần những khoản chi phí lương, phụ cấp chi phí cho các bộ phận quản lý điều hành Hợp tác xã.

-Tổ chức sản xuất theo các hộ thu gom sản phẩm:

Hình thức này tồn tại ở tất cả các nhóm hộ nông dân sản xuất khoai tây, có từ 2 - 4 hộ gia đình tổ chức thu mua sản phẩm:

TT Nội dung Đặc điểm

1 Cách thức tổ chức Căn cứ vào khả năng của mình, hộ gia đình tự chủ quyết định tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm. sản xuất

2 Quy mô sản xuất

Qui mô hẹp, một gia đình hoặc có thể liên kết một số gia đình tổ chức thu gom và tiêu thụ sản phẩm. 3 Các yếu tố - Sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu và một bộ

phận thuê lao động ở bên ngoài để tổ chức thu gom. - Nguồn vốn: Vốn tích luỹ của hộ, vốn đi vay. đầu vào cho sản

xuất

Đây là cách thức cầu nối, khâu trung gian giữa người nông dân trực tiếp sản xuất với người tiêu thụ thông qua các kênh tiêu thụ trên thị trường.

c, Kỹ thuật sản xuất

Kỹ thuật sản xuất phù hợp và sử dụng đầu vào có ý nghĩa rất quan trọng để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết “trước kia người nông dân trồng khoai tây theo kiểu truyền thống nên năng suất thấp, chất lượng không bảo đảm khiến giá cả cũng bấp bênh. Khoảng 10 năm trở lại đây, khi tiến bộ khoa học đã được áp dụng rộng rãi cùng với quy hoạch bài bản đã giúp nông dân dần thoát nghèo và vươn lên làm giàu”. Ở đây, các yếu tố đó là kỹ thuật làm đất, kỹ thuật sử dụng phân bón, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.

* Kỹ thuật làm đất:

Sau khi thu hoạch lúa mùa xong, người nông dân bắt đầu triển khai các công đoạn quy trình chuẩn bị làm đất sản xuất khoai tây. Đất phù hợp cho cây khoai tây phát triển là đất pha cát nhẹ, tơi xốp, thoáng khí.

Hiện nay, đa số các hộ nông dân, các Hợp tác xã sản xuất đều thuê dịch vụ làm đất bằng máy cơ giới, do vậy đất sản xuất đảm bảo tơi xốp, thoáng khí, dễ trồng.

* Kỹ thuật sử dụng phân bón:

Người nông dân sản xuất khoai tây chủ yếu sử dụng các loại phân bón như: Phân chuồng, phâm đạm, phân lân và kali (phân tổng hợp N-P-K, có sử dụng nhưng ít). Một số hộ gia đình cũng đã sử dụng các loại phân bón theo các quy trình hướng dẫn, khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp và kết hợp với kinh nghiệm sẵn có của họ, sử dụng đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả:

- Giai đoạn bón lót: Đối với phân chuồng và phân lân bón toàn bộ100%; phân đạm bón 30,3%; Kali bón khoảng 7,4% tổng lượng đầu tư, nhưng bên cạnh đó các hộ nông dân tại nhóm I chiếm tỷ lệ cao là 13,8% tổng lượng phân bón Kali, tại nhóm II chiếm tỷ lệ thấp 3,2% tổng lượng đầu tư Kali.

- Giai đoạn bón thúc đợt 1: Phân đạm 64,5%; Kali 60,5% tổng lượng đầu tư.

- Giai đoạn bón thúc đợt 2: Phân đạm: 5,2%; Kali: 32,1% tổng lượng đầu tư.

* Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại:

Sâu, bệnh hại cây trồng là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và cây khoai tây nói riêng.

Sâu, bệnh hại vùng lá làm cho lá bị khuyết, giảm diện tích quang hợp sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ khoai tây. Các bệnh hại vùng rễ và thân có thể gây chết cây, dẫn đến bị khuyết mật độ cây và ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng của cây khoai tây. Tại khu vực sản xuất khoai tây của hộ nông dân huyện Quế Võ hiện nay, xuất hiện một số loại sâu bệnh hại cây khoai tây như: sâu sám, sâu xanh, sâu khoang, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh vi rút, bệnh ghẻ củ,… Đặc biệt, trong một vài năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu biến đổi thất thường gây lên ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng; sự lạm dụng trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã gây nên sự suy thoái hệ sinh thái động vật, thực vật. Do vậy, đã có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, hiệu quả kinh tế của cây trồng nếu không có sự thay đổi nhận thức trong quá trình phát triển sản xuất cây trồng đảm bảo sự bền vững.

d, Nguồn giống

Chất lượng giống quyết định đến chất lượng khoai tây, quyết định tới năng suất và hiệu quả trong sản xuất khoai tây. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, rõ ràng các hộ sản xuất khoai tây ở nhóm I với quy mô lớn ( 6-9 sào Bắc Bộ) thì chi phí mua giống cũng lớn hơn so với nhóm trồng khoai tây với quy mô trung bình ( 1-5 sào Bắc Bộ) và nhóm trồng quy mô nhỏ ( dưới 1 sào Bắc Bộ).

Có 2 loại giống được trồng chủ yếu là KT2, giống khoai Đức, giống khoai Trung Quốc và giống khác chiếm diện tích không đáng kể. Người nông dân của 3 nhóm hộ điều tra đều sử dụng các giống kể trên trong quá trình sản xuất khoai tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)