Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.3. Kinh nghiệm rút ra trong sản xuất và tiêu thụ khoaitây của hộ nông dân huyện
Công tác giống:
Công nghệ hạt giống tại huyện Quế Võ cần được coi là chìa khóa cho sự đột phá về năng suất, chất lượng nông sản trong thời gian tới. Từ kinh nghiệm của các nước có thể thấy chọn giống nông sản không nên đặt mục tiêu tạo ra nhiều giống, dễ dẫn đến sự nhiễu loạn, mất kiểm soát, mà cần tuyển chọn kỹ để có giống ưu tú phổ biến thành thương hiệu nổi bật, đứng vững trong sản xuất. Ngoài ra cần tập trung vào sinh lý và dinh dưỡng của giống thay vì chỉ tính đến các khả năng kháng bệnh, dịch (Nguyễn Quang Đăng, 2015).
Cải tiến phƣơng pháp canh tác: Là chìa khóa để tăng năng suất và sản xuất bền vững (Công ty giống Thái Bình, 2013).
Hộ sản xuất khoai tây Quế Võ nên đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết hợp kinh nghiệm truyền thống. Hữu cơ hóa đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học giúp cải tạo đất thoái hóa và nâng cao độ màu mỡ, nhờ đó sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón và tăng xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Bí quyết thành công của các nươc đã chứng minh là xây dựng chuẩn các phương thức canh tác với công nghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù cho từng vùng sản xuất có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ đảm bảo hiệu quả tối ưu của sản xuất nông sản theo vùng.
Cơ giới hóa:
Cơ giới hóa đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp. Các thiết bị nông nghiệp nên được sử dụng trong sản xuất khoai tây của hộ nông dân hiện nay như máy kéo, máy cày, máy bừa, máy bơm nước, phun, và thiết bị chế biến. Phát triển trong tương lai cần tập trung vào chất lượng và tính bền vững của việc áp dụng khoa học, công nghệ, đổi mới và sáng tạo.
Đầu tƣ kho tàng, phơi sấy, bảo quản vận chuyển, giảm hao hụt: Để tránh được tình trạng khi cầu tăng thì không đủ đáp ứng đơn hang ần đầu tư dài hạn cho hệ thống kho chứa, bảo quản.
Tăng cƣờng chế biến phế, phụ phẩm:
Việc sử dụng các phụ phẩm thành những sản phẩm có giá trị cao thường khá phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu và đầu tư lớn. Cần tiếp tục ứng dụng những công nghệ và thiết bị mới ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan vào chế biến phụ phẩm; tổ chức và quản lý tốt các công đoạn sau thu hoạch đảm bảo nguồn phụ phẩm có chất lượng. Đặc biệt, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn vay để nông dân tiếp cận máy móc hiện đại vào tái chế những phụ phẩm có hiệu quả.
Củng cố và nâng cao hiệu quả liên kết ngang - dọc trong sản xuất và tiêu thụ nông sản:
Từ kinh nghiệm của các nước có thể thấy các mối liên kết ngang dọc cần được xây dựng trên cơ chế thị trường nhưng phải cùng hướng tới sự phát triển chung của ngành, theo một chiến lược cụ thể. Theo đó các tác nhân gắn kết với nhau cả về lợi ích và trách nhiệm đối với sự phát triển của chuỗi cung ứng và toàn ngành (Nguyễn Quang Đăng, 2015). Vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp
và hợp tác xã tín dụng nông nghiệp là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của chuỗi cung ứng. Các hợp tác xã kiểu mới cần được nâng cao năng lực và huy động các nguồn lực chính từ các hoạt động liên kết, để có thể cung cấp các dịch vụ nông nghiệp, chế biến, cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng, tín dụng và ngân hàng, bảo hiểm, kho tàng, vận tải, khuyến nông, tiếp thị sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ cho nông dân và cộng đồng nông thôn.
Vai trò của Nhà nƣớc và các thể chế:
Từ kinh nghiệm của các nước có thể thấy mặc dù các chính sách được thực hiện để điều chỉnh và hỗ trợ chỉ một hoặc một số tác nhân cụ thể trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhưng lại có tác động đến toàn bộ các đối tượng khác trong hệ thống. Do đó khi ban hành các chính sách, việc nghiên cứu tác động tổng thể lên tất cả các tác nhân trong chuỗi như hệ lụy của một nội dung chính sách tác động đến một/một nhóm tác nhân trong chuỗi là hết sức cần thiết.