Kênh tiêu thụ khoaitây của nông dân huyện Quế Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 75)

Nguồn: kết quả điều tra, khảo sát

Đặc điểm khác biệt giữa các kênh tiêu thụ sản phẩm khoai tây của nông dân huyện Quế Võ đó là vai trò của người thu gom địa phương đối với các hộ ở nhóm II, III. Họ có sự linh hoạt hơn, họ tìm được các đầu mối ở thị trường chợ bán buôn để cung cấp hàng trực tiếp thay vì phải thông qua người thu gom lớn như các hộ ở nhóm I. Lượng sản phẩm được tiêu thụ theo hình thức này theo ước tính chiếm khoảng 12% tổng khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên tác nhân thu gom lớn vẫn đóng vai trò then chốt trong việc tiêu thụ sản phẩm, với 85% khối lượng sản phẩm được tiêu thu qua tác nhân này.

Hộ sản xuất Hợp tác xã Doanh nghiệp Người thu gom Người buôn bán Người bán lẻ Cửa hàng bán lẻ Siêu thị, khách sạn, nhà hàng Người tiêu dùng

Đặc điểm thể hiện tiềm năng thị trường của sản phẩm khoai tây của nông dân qua các xã điều tra là sản phẩm được đưa đến những thị trường xa và được chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn.

b, Đối tượng mua

Đối tượng thu mua sản phẩm khoai tây của người dân 3 xã điều tra được xác định là:

- Thị trường miền Nam; - Thị trường chế biến;

- Thị trường hàng chợ rau ở miền Bắc.

Trong đó thì đối tượng thu mua là các doanh nghiệp chế biến trong và ngoại tỉnh, đối tượng thu mua phục vụ thị trường tiêu dùng miền Nam thì thường chọn mua của các hộ có quy mô sản xuất lớn, cụ thể là các hộ thuộc nhóm I, II. Vì họ thu mua để phục vụ công nghiệp chế biến và thị trường lớn nên phải có nguồn cung đảm bảo về số lượng và chất lượng. Thường thì đối tượng thu mua này đã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra đối với hộ sản xuất hay thông qua hộ thu gom tại địa phương, một số lựa chọn thu mua qua hợp tác xã.

Vai trò của tác nhân thu gom lớn trong tiêu thụ sản phẩm khoai tây của hộ nông dân thuộc nhóm I và nhóm II là rất quan trọng, được thể hiện với 95% khối lượng sản phẩm qua tác nhân này và đây là đầu mối cung ứng hàng cho các tác nhân ở các thị trường khác nhau. Các tác nhân thu gom lớn thường thu mua lại từ thu gom nhỏ ở các vùng sản xuất và trực tiếp từ nông dân qua hình thức đầu tư đầu vào cho dân, sau đó mua lại sản phẩm. Khối lượng mỗi thu gom thu được trong 1 năm bình quân khoảng 100 tấn, với mỗi thu gom thì họ bán ở những thị trường khác nhau, tùy vào mối quen biết từ trước. Bên cạnh những thu gom này thì hiện nay có một số thu gom với khối lượng khoảng 50 tấn/năm hoạt động rất linh hoạt, có thời điểm họ là người thu gom cho bán buôn hưởng hoa hồng nhưng có lúc họ lại là người bán buôn chấp nhận rủi ro về giá và đàm phán trực tiếp với các tác nhân khác ở các thị trường. Đặc điểm những thu gom lớn, họ thường có phương tiện vận chuyển hoặc chủ động được nên có thể đi thu gom hoặc chở về nơi chế biến. Việc giao dịch giữa các tác nhân hầu hết qua điện thoại và chuyển tiền qua ngân hàng hoặc gửi bưu điện.

Sơ đồ 4.2. Đối tƣợng thu mua sản phẩm khoai tây của các nhóm hộ điều tra

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Nông dân sản xuất

Thu gom nhỏ

ở địa phương Người chăn nuôi

Thu gom lớn ở Quế Võ Bán buôn lớn Bán buôn nhỏ Bán lẻ Người tiêu dung Cơ sở chế biến Thị trường Miền Nam Thị trường miền Trung

Thời điểm thu mua thì thường lựa chọn thu mua trong một thời gian ấn định do vậy giá sẽ được thống nhất trước với các bán buôn 1 hoặc 2 ngày so với lúc nhận hàng.

Đối tượng thu mua phục vụ chợ rau trong tỉnh hay các tỉnh lân cận thì thường thu mua của các hộ có quy mô nhỏ hơn, cụ thể là các hộ thuộc nhóm III. Và đối tượng thu mua này thường mang tính không ổn định, số lượng giới hạn và giá cả thay đổi theo thị trường của chợ rau. Sản phẩm khoai tây được bán buôn tại các chợ đầu mối ở Hà Nội và các tỉnh thu mua qua thu gom nhỏ ở địa phương. Thời điểm thu mua không xác định cụ thể mà có thể kéo dài, rải rác.

c. Giá cả một số loại khoai tây

Giá cả sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định sản xuất của hộ nông dân. Bởi vì thực tế họ không tính toán lợi nhuận thu được là bao nhiêu, vì vậy mà giá bán sản phẩm của vụ này có thể cao hơn so với vụ trước. Trong 3 năm gần đây vấn đề giá đầu ra bấp bênh làm cho hộ nông dân sản xuất khoai tây mang tâm lý lo sợ. Mặc dù trên địa bàn xã đã có HTX liên kết với công ty TNHH Thực phẩm ORION VINA, Công ty TNHH LIWAYWAY bao tiêu sản phẩm làm hợp đồng tiêu thụ và một số chợ đầu mối như: chợ Hà Đông, chợ Long Biên… nhưng do tính mùa vụ của các ngành sản xuất nông nghiệp “vào mùa thu hoạch giá rẻ, được mùa rớt giá” nên giá bán khoai tây không ổn định.

Vấn đề lớn về giá bán mà hộ nông dân gặp phải đầu tiên đấy là tuy sản xuất tốn kém nhưng không có sự chênh lệch nhiều về giá bán với các loại khoai tây của các tỉnh thành khác nhất là với khoai tây có xuất sứ Trung Quốc vì người tiêu dùng thiếu thông tin.

Thứ hai, vấn đề giá bán cổng trại cũng có sự chênh lệch rõ rệt vào thời điểm chính vụ và trái vụ. Hiện nay, nhiều hộ đang phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình chủ yếu là được bán cho người thu mua tại ruộng không có hợp đồng ràng buộc, hay chỉ hợp đồng bằng miệng về thời điểm, giá bán trong tương lai. Song thị trường luôn biến động khi khoai tây vào vụ thu hoạch chính, sản phẩm trên thị trường bão hòa, giảm giá liên tục, khoai tây lại là sản phẩm rất khó để bảo quản lâu dài người thu mua phá hợp đồng bằng miệng làm người sản xuất bị ép xuống mức giá quá thấp tạo nên sự biến động lớn giá bán .

Bảng 4.14. Mức biến động giá bán một số loại khoai tây của nhóm hộ qua điều tra, khảo sát

Đơn vị: 1000 đồng Diễn giải Nhóm I Nhóm II Nhóm III Trái vụ Chính vụ Trái vụ Chính vụ Trái vụ Chính vụ 1. Sip (KT2) 7 6,5 7 6 7 8 2.Trung Quốc 6 5 3. Đức 9 10 10 11 4. Giống khác 8 7 Bình quân 8 8,3 7,7 7,3 7,5 7,5

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Qua bảng số liệu trên ta thấy, giá bán các loại khoai có sự biến động mạnh mẽ qua các vụ khác nhau. Tuy nhiên có thể nhận thấy là vụ chính (vụ động) thì giá cao hơn là trái vụ (khoai tây vụ đông xuân).

Tuy nhiên sản phẩm khoai tây của nông dân Quế Võ sẽ phải cạnh tranh nhiều với sản phẩm từ nới khác, được thể hiện trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 3 trên thị trường thường bị khan hiếm cho nên khoai tây Trung Quốc sẽ được nhập vào trong giai đoạn này, đây cũng là cơ hội cho người sản xuất ở Quế Võ sản xuất khoai tây vụ đông xuân và lý giải thêm cho nguyên nhân giá bán khoai tây ở thời điểm này thường cao hơn so với các thời điểm trước đó trong năm.

Giá khoai tây bán theo kênh hàng rau thường cao hơn so với bán cho kênh hàng chế biến khoảng 200-500 đồng/kg bởi các yêu cầu về mẫu mã, chất lượng ở kênh hàng này khắt khe hơn.

Bảng 4.15. Các yêu cầu về chất lƣợng khoai tây bán buôn

STT Tiêu chí Yêu cầu

1 Màu sắc Vàng tươi, đồng đều

2 Khối lượng Củ từ 100-140 gram

3 Độ chín Già khoai

4 Kích thước Đồng đều

5 Mẫu mã bên ngoài Không có vết xước, nứt, dập, xát.

Thông thường qua tác nhân bán buôn giá khoai tây chênh lệch giữa mua vào và bán ra bình quân khoảng 300 đồng/kg sau khi trừ đi các khoản chi phí.

Bán buôn nhỏ

Bán buôn nhỏ là tác nhân phân phối sản phẩm khoai tây trong phạm vi thị trường nhỏ, mỗi bán buôn nhỏ thường phụ trách phân phối khoai tây cho từ 2 -3 chợ. Khối lượng nhập mỗi lần khoảng 200kg và nhập hàng ngày, lượng sản phẩm được phân phối cho 7 – 10 tác nhân bán lẻ ở các chợ. Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe Bagac hoặc xe tải 1 tấn, ngoài khoai tây thì bán buôn cấp 2 còn phân phối những mặt hàng rau củ quả khác kết hợp cùng chuyến xe để giảm chi phí vận chuyển và tăng lợi nhuận trên chuyến hàng. Giá bán chênh lệch qua tác nhân bán buôn cấp 2 là 1.200 đồng/kg. Ở giai đoạn này thì tỷ lệ hao hụt chiếm 2%, chủ yếu do dập nát, nứt trong quá trình vận chuyển.

Bán lẻ

Cũng như tác nhân bán buôn cấp 2, với bán lẻ thì sản phẩm khoai tây được nhập hàng ngày cùng với các sản phẩm rau khác để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.Khối lượng nhập trên ngày thường là 15kg, giá bán chênh lệch ở tác nhân này là 3000 đồng/kg.

Xét về lợi nhuận/kg giữa các tác nhân thì tác nhân bán buôn lớn có mức chênh lệch thấp nhất, tuy nhiên xét tổng lợi nhuận/vụ thì mức lợi nhuận của tác nhân này là trên cao gấp nhiều lần so với tác nhân bán buôn cấp 2 và bản lẻ.4.1.3 Kết quả và hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân

Đối với huyện Quế Võ, cây khoai tây được đánh giá là cây trồng chủ đạo và là cây thế mạnh của vụ đông góp phần không nhỏ trong tổng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Khoai tây Quế Võ đặc trưng bởi vị ngon, thơm, bở đậm, hàm lượng dinh dưỡng cao, màu sắc tự nhiên nên được thị trường ưa chuộng.

Nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng, kỹ thuật thâm canh và nhiều năm kinh nghiệm của người dân, khoai tây Quế Võ mang lại giá trị kinh tế và được cho là nông sản sạch của vùng Đông Bắc.

Theo anh Thanh, chủ hộ trồng khoai tây nhiều năm ở Thôn Guột (xã Việt Hùng, Quế Võ) cho biết, các giống khoai tây được người dân trồng chủ yếu hiện nay là Marabell, Solara (được nhập khẩu từ Đức) và giống sip-KT2 truyền thống. Với giá thành từ 8.000 đồng-15.000đồng/kg, trừ chi phí mỗi ha cũng thu lãi từ 40-50 triệu đồng...

Qua điều tra, khảo sát các nhóm hộ sản xuất khoai tây tại huyện Quế Võ, hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai tây được thể hiện qua một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất.

Qua bảng 4.15 cho thấy, hiệu quả kinh tế sản xuất khoai tây của hộ nông dân ở các xã điều tra rất cao, thu nhập hỗn hợp bình quân của 3 xã đạt 4.140.700 đồng/sào. Trong đó nhóm I đạt mức cao nhất 4.254.500 đồng/sào và thu nhập hỗn hợp thấp nhất trong 3 nhóm điều tra là điều tra là Nhóm II với mức 3.923.280 đồng/sào.

Như vậy, so với các cây trồng khác được sản xuất thì cây khoai tây là cây trồng cho thu nhập cao hơn và trở thành cây trồng chính trong vụ đông của nông dân tại huyện Quế Võ. Là nguồn thu nhập chủ yếu của một số hộ gia đình, cải thiện kinh tế của hộ gia đình, nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế về phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế trung bình 1sào sản xuất khoai tây

Chỉ tiêu Đơn

vị tính Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Bình quân I. Kết quả sản xuất

1.Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 13.855,3 13.544,3 13.833,1 13.744,2 2.Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 3.133,1 3.109,8 3.159,9 3.134,3 3.Giá trị tăng thêm (VA) 1.000đ 10.608,9 10.267,6 10.600,9 10.492,5 4.Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 4.254,5 3.923,2 4.244,5 4.140,7

II. Chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả

1. Tỷ suất giá trị sản

xuất theo chi phí(GO/IC) Lần 4,4 4,3 4,4 4,4

2. Tỷ suất giá trị tăng

thêm theo chi phí(VA/IC) Lần 3,4 3,3 3,6 3,3

3. Tỷ suất thu nhập hỗn

hợp tăng thêm theo chi Lần 1,4 1,3 1,3 1,3

phí (MI/IC)

4. Tỷ suất thu nhập hỗn

hợp bình quân trên một 1.000đ 12,3 11,4 12,3 12,0

công lao động (MI/công LĐ)

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng khoai tây cho chế biến, nhà hàng,… ngày một tăng lên và giá trị kinh tế từ việc sản xuất khoai tây mang lại thì trong một vài năm tới diện tích gieo trồng khoai tây của hộ nông dân huyện Quế Võ sẽ được tăng lên.

Bảng 4.17. Dự định của hộ về phát triển sản xuất khoai tây

Đơn vị tính:%

TT Nhóm Nội dung Cơ cấu

1 Nhóm I

Giữ nguyên diện tích 23,4

Mở rộng diện tích 51,5

Giảm diện tích 18,9

Bắt đầu trồng 0,0

Thôi không trồng 6,2

2 Nhóm II

Giữ nguyên diện tích 43,5

Mở rộng diện tích 31,4

Giảm diện tích 18,2

Bắt đầu trồng 0,0

Thôi không trồng 6,9

3 Nhóm III

Giữ nguyên diện tích 43,2

Mở rộng diện tích 21,6

Giảm diện tích 18,8

Bắt đầu trồng 0,0

Thôi không trồng 16,4

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ các hộ nông dân dự định trong một vài năm tới mở rộng diện tích trồng khoai tây chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ các hộ có dự định giữ nguyên diện tích chiếm tỷ lệ cao thứ hai và các hộ dự định giảm diện tích chiếm tỷ lệ cao thứ 3. Riêng các hộ thôi không trồng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Số liệu trên cũng cho thấy một điều là khoai tây vẫn là cây trồng chủ đạo trong hệ thống cây hoa mầu có giá trị kinh tế cao của nông dân huyện Quế Võ.

Tuy năm 2017 được cho là năm người dân được mùa khoai thì thị trường lại mất giá, khiến bà con nông dân không xoay xở xuất hết sản lượng khoai tây. Tình trạng người dân đem khoai tây bán dọc tuyến quốc lộ 18, trước cổng khu

công nghiệp huyện Quế Võ cho thấy rõ nhất tình trạng bất ổn vụ mùa khoai tây Việt bị trượt giá.

Lý giải nguyên nhân này, chị Hoàng Thị Tâm là chủ đại lý thu gom khoai tây lớn chia sẻ: “Chính vì khoai tây Quế Võ có uy tín trên thị trường và có sức tiêu thụ mạnh nên tình trạng khoai tây không rõ nguồn gốc đội lốt thương hiệu khoai tây Quế Võ, gây ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm trên thị trường. Nhất là sự trà trộn của khoai tây Trung Quốc được thương lái đưa về bán tại đây khiến giá khoai Quế Võ bị ép xuống chỉ còn 4.000 -5000 đồng/kg”.

Thực tế thị trường tại khu vực các chợ của địa phương lân cận khi người tiêu dùng mua và hỏi nguồn gốc của khoai sẽ được các tiểu thương khẳng định chắc chắn đó là khoai tây ta gắn mác khoai tây Bắc Ninh với lời chào vô cùng hấp dẫn và mức giá khá bèo từ 8.000 – 10.000 đồng/kg, khiến người mua dễ bị đánh lừa. Chỉ bằng một vài kỹ xảo, tiểu thương đã phù phép cho khoai tây Trung Quốc biến thành khoai tây ta và ngay lập tức có giá thành gấp 3 đến 4 lần giá gốc.Vì vậy đang có hiện tượng vì tuy tín nên khoai tây bị mất giá.

4.2. YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT, TIÊU THỤ KHOAI TÂY CỦA HỘ NÔNG DÂN QUẾ VÕ

4.2.1. Yếu tố thuận lợi

Huyện Quế Võ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuát và tiêu thụ khoai tây.Yếu tố thuận lợi đầu tiên phải nói đến đó là vị trí, cơ sở hạ tầng. Huyện Quế Võ có đường giao thông Quốc lộ 18 chạy qua với chiều dài 22 km. Hệ thống đường tỉnh lộ nối các huyện trong tỉnh với nhau và hệ thống đường liên thôn, liên xã trong huyện dài khoảng 380 km đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội với các vùng, các tỉnh trọng điểm về kinh tế của vùng Bắc Bộ.

Mặt khác, trên địa bàn huyện còn có các hệ thống các kênh mương nội đồng chính trên địa bàn huyện, như: kênh Tào Khê, kênh Hiền Lương 4 và kênh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)