Yếu tố khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 89)

Bên những yếu tố thuận lợi trên, sản xuất và tiêu thụ khoai tâycủa hộ nông dân tại huyện Quế Võ còn có một số yếu tố khó khăn nhất định như: khó khăn đầu ra sản phẩm, giá bán thấp; khó khăn về chi phí đầu vào cao; khó khăn về nguồn giống chất lượng cao..

Bảng 4.18. Khó khăn chủ yếu trong sản xuất khoai tây của hộ nông dân

Đơn vị tính: %

STT Nhóm Nội Dung Tỷ lệ

1 Nhóm I

Áp dụng công nghệ, kỹ thuật thâm canh 11,6 Khó khăn đầu ra sản phẩm, giá bán thấp 21,5

Chi phí đầu vào cao 26,4

Thiếu lao động, đất đai sản xuất 4,1

Thiếu vốn đầu tư sản xuất 13,7

Khó khăn trong bảo quản, chế biến sản phẩm 10,3

Về nguồn giống chất lượng cao 12,4

100

2 Nhóm II

Áp dụng công nghệ, kỹ thuật thâm canh 21,5 Khó khăn đầu ra sản phẩm, giá bán thấp 21,6

Chi phí đầu vào cao 16,4

Thiếu lao động, đất đai sản xuất 4,8

Thiếu vốn đầu tư sản xuất 13,0

Khó khăn trong bảo quản, chế biến sản phẩm 12,3

Về nguồn giống chất lượng cao 10,4

100

3 Nhóm III

Áp dụng công nghệ, kỹ thuật thâm canh 21,6 Khó khăn đầu ra sản phẩm, giá bán thấp 31,5

Chi phí đầu vào cao 16,5

Thiếu lao động, đất đai sản xuất 4,0

Thiếu vốn đầu tư sản xuất 13,8

Khó khăn trong bảo quản, chế biến sản phẩm 10,3

Về nguồn giống chất lượng cao 2,3

100

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

-Khó khăn về nguồn lực và sử dụng đầu vào:

Theo kết quả khảo sát trên, yếu tố nguồn lực và sử dụng đầu vào như chi phí đầu từ mua phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật cao, thiếu vốn, đất đai và lao động,… có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhóm hộ tham gia sản xuất khoai tây.

Khó khăn về chi phí đầu vào cao: Đầu tư chi phí mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất 1 sào khoai tây cao hơn các cây hoa màu khác. Đây là khó khăn lớn

nhất mà các nhóm hộ nông dân đưa ra chiếm tỷ lệ lần lượt ở các nhóm là 26,4%, 16,4% và 16,5%. Đầu tư chi phí cho sản xuất cho cây trồng là một yếu tố hàng đầu quan trọng để tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Đặc biệt, đối với cây khoai tây cần phải đầu tư nhiều hơn. Do đó, nhằm tăng năng suất và chất lượng khoai tây trong quá trình sản xuất, đòi hỏi về dinh dưỡng, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cao, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật đối với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây.

Khó khăn về thiếu vốn đầu tư: Qua bảng 4.17 cho thấy, người nông dân không đủ vốn đầu tư chiếm tỷ lệ tương đối cao so với nhóm các yếu tố ảnh hưởng.

Mặc dù hiệu quả kinh tế trồng khoai tây cao so với nhiều cây trồng khác nhưng do việc đầu tư cho một đơn vị diện tích trồng khoai tây cao hơn so với một số cây trồng khác, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng diện tích trồng khoai tây hàng năm của nông dân huyện Quế Võ.

Qua kết quả điều tra, khảo sát ta thấy: trong phát triển sản xuất khoai tây, khó khăn về thiếu lao động, đất đai sản xuất chiếm tỷ lệ thấp nhất so với nhóm khó khăn khác như: thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn giống chất lượng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm và kỹ thuật thâm canh trong phát triển sản xuất khoai tây tại các nhóm hộ điều tra.

-Khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Qua điều tra, phỏng vấn một số hộ nông dân trồng khoai tây cho biết: Đa số người nông dân trồng khoai tây đều lo ngại về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Bởi vì, nếu trồng ra mà bán giá rẻ thì họ bị thiệt rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của gia đình.

Tình hình thu mua thu gom sản phẩm khoai tây, theo Ông Nguyễn Văn Nhân - Cán bộ khuyến nông xã Nhân Hoà, là người trồng khoai tây đã nhiều năm tại thôn Trại Đường, xã Nhân Hoà, cho biết “hàng năm gia đình tôi trồng khoai tây, đến thời điểm thu hoạch gia đình thuê lao động tập trung thu hoạch để bán cho đại lý cân ở đầu thôn. Vụ nào tôi cũng trực tiếp đi cân. Nhưng trong thời điểm này người bán thì nhiều, bị ép giá, thường thì đầu buổi sáng giá cao hơn một chút, đến trưa hoặc sang chiều, đặc biệt là chiều tối giá lại tụt đi một hai giá bé”.

Đây là một khó khăn rất lớn trong việc mở rộng diện tích sản xuất khoai tây của người dân Quế Võ và đây là một niềm trăn trở rất lớn của người sản xuất khoai tây tại địa phương trong nhiều năm.

Hình 4.3. Thực trạng thu gom khoai tây của hộ nông dân tại Quế Võ

Nguồn: Tác giả chụp (2018)

Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân Quế Võ đang gặp nhiều khó khăn. Qua nghiên cứu, khảo sát một số hộ sản xuất, hộ thu gom sản phẩm khoai tây tại huyện Quế Võ, thị trường tiêu thụ khoai tây của hộ chủ yếu được tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Sơ đồ 4.3. Thị trƣờng tiêu thụ khoai tâycủa hộ nông dân Quế Võ

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Hộ gia đình,

hợp tác xã sản xuất

Tư thương địa phương Các tỉnh miền Bắc Các tỉnh miền Trung và miền Nam 35% 65%

Qua sơ đồ 4.3 ta thấy, phần lớn sản phẩm khoai tây của hộ nông dân tại huyện Quế Võ (75%) được các tư thương tại địa phương thu mua và tiêu thụ chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và miền Nam chiếm 65%, còn lại 35% tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên… và tiêu thụ tại địa phương.

Với việc phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội, đặc biệt là sự hình thành và mở rộng của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tại Quế Võ, tiềm năng của thị trường tiêu thụ khoai tây của nông dân trong huyện là rất lớn. Đây là một yếu tố, động lực rất quan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất khoai tây tại huyện Quế Võ, mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng trên thị trường tiêu thụ, trong đó không loại trừ tiềm năng xuất khẩu.

-Khó khăn về nguồn giống chất lượng

Qua kết quả điều tra cho thấy, khó khăn về nguồn giống chất lượng cao chiếm tỷ lệ 12,4% tổng số hộ điều tra. Hiện nay, trên địa bàn huyện Quế Võ cơ bản toàn bộ lượng giống để trồng vụ sau là người dân tự để, thông qua gửi bảo quản tại các kho lạnh.

Tuy nhiên, giống được trồng nhiều năm, hơn nữa giống không tuyển chọn kỹ gây nên hiện tượng thoái hóa giống dẫn tới năng suất và chất lượng giảm. Điển hình trong cơ cấu giống có giống khoai tây KT2 đã nhiễm virus nhiều, có hiện tượng thoái hóa. Vì vậy, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học có những nghiên cứu, phục tráng các loại giống chất lượng cao, phù hợp với đồng đất huyện Quế Võ.

Bên cạnh khó khăn về nguồn giống chất lượng cao, trong sản xuất khoai tây của nhóm hộ nông dân hiện nay, khó khăn về thiếu kỹ thuật thâm canh cũng được các hộ sản xuất đưa ra chiếm tỷ lệ tương đối cao trong các nhóm hộ tham gia điều tra khảo sát.

-Khó khăn về cơ sở hạ tầng và quy hoạch sản xuất:

Hiện nay, cơ sở hạ tầng như kênh mương, đường giao thông nội đồng, đường giao thông nông thôn trên địa bàn các xã cơ bản đã được cứng hoá bằng bê tông và cấp phối cứng. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn nên việc đầu tư cải tạo, sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quế Võ đã diễn ra đúng hướng nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp chưa được khai thác. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu, chưa có vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, ổn định, phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện.

-Khó khăn về chế biến:

Qua khảo sát, điều tra trên địa bàn huyện Quế Võ hiện nay, lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu khoai tây của người nông dân còn rất mới mẻ. Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đã tạo được cầu nối giữa các hộ sản xuất khoai tây với các công ty, doanh nghiệp chế biến khoai tây trên địa bàn tỉnh, huyện.

Hiện tại trên địa bàn huyện Quế Võ có một cơ sở doanh nghiệp trực tiếp mua và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)