Cơ sở vật chất kĩ thuật của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 70)

Diễn giải Nhóm III Nhóm II Nhóm I SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ 10 100 40 100 50 100 1. Hộ có máy làm luống 0 2 5 4 8

2. Hộ có phương tiện vận chuyển

- Xe máy 14 140 60 150 80 166,67

- Xe đạp, xe thồ 7 70 50 125 66 113,33

3. Hộ có bình phun nước 5 20 44 110 103 206,67

- Bình thủ công 5 20 30 75 73 126,67

- Bình hiện đại 0 14 35 40 80

4. Hộ có máy bơm nước 0 40 100 60 120

5.Hộ có hệ thống ống nước ngầm 0 40 100 50 100

6. Hộ có giếng khoan 0 40 100 50 100

7. Các dụng cụ khác

- Quang gánh 7 70 58 140 79 160

- Thùng nước 14 140 90 225 106 213,33

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Qua bảng 4.11 ta thấy tình hình đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật vào sản xuất của các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể. Nhóm I là nhóm đầu tư cao nhất bởi vì họ có diện tích trồng khoai rộng, với quy mô lớn so với hai nhóm kia vì vậy mà chi phí họ bỏ ra để sản xuất cũng phải cao hơn.

Ở nhóm III, hầu hết các hộ nông dân không đầu tư nhiều về cơ sở vật chất kĩ thuật, do thu nhập chính của các hộ này không phải từ trồng khoai tây mà ra, thu nhập của họ xuất phát từ trồng rau màu khác,chăn nuôi và làm thuê bên ngoài. Còn các hộ nông dân ở nhóm II, hầu hết người dân làm luống bằng thủ công, họ phải cuốc đất lên, đánh tơi đất sau đó vun đất lại thành luống. Điều này rất mất thời gian và công sức, bình thường mất 13-14 tiếng/sào.

Ở nhóm I, có máy làm luống, nó làm giảm đi thời gian lao động, lại mang lại hiệu quả cho người nông dân. Ngoài việc sử dụng máy đánh luống cho hoạt động sản xuất khoai tây của gia đình, hộ còn có thể làm dịch vụ làm thuê đánh

luống cho các hộ nông dân khác để tăng thu nhập. Như vậy, việc sử dụng máy đánh luống là rất hiệu quả. Có thể các hộ nông dân không có điều kiện hoặc sản xuất với quy mô nhỏ không cần đầu tư máy đánh luống cũng có thể được sử dụng nó vào trong sản xuất để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị làm luống cho sản xuất khoai đồng thời việc làm luống bằng máy móc cũng có hiệu quả hơn nhiều so với làm thủ công.

Trong sản xuất nông nghiệp không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của sâu bệnh đối với cây trồng, có ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của cây trồng sau này. Vì vậy, việc bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Hiện nay 100% các hộ nông dân trồng khoai tây tại 3 nhóm hộ điều tra đều có dụng cụ để phục vụ cho việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Phần lớn các hộ nông dân vẫn sử dụng bình phun thuốc đơn giản. Ở các hộ thuộc nhóm II và III, trung bình phần trăm số hộ sử dụng bình phun thuốc sâu hiện đại là còn nhỏ. Còn ở nhóm I có trên 65% số hộ trên tổng số hộ điều tra có đầu tư bình phun thuốc sâu hiện đại vào trong sản xuất.

So với các hộ nhóm III thì các hộ nông dân nhóm I và II có sự đầu tư đầy đủ hơn máy bơm nước chủ yếu để bơm nước kịp thời cho khoai vào ngày hanh khô.

Như vậy, sự đầu tư về máy móc, khoa học công nghệ vào trong sản xuất khoai tây của nhóm I và nhóm II đầu tư lớn hơn, nhiều hơn các hộ nhóm III có quy mô trồng khoai nhỏ và trung bình. Điều này cho thấy khi sản xuất với quy mô lớn và tập trung, họ sẽ dễ dàng áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất. Đồng thời, khả năng đầu tư cho sản xuất cũng lớn hơn các hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ.

Mặc dù lao động chân tay của con người ngày càng được máy móc thay thế, tuy nhiên lao động của con người vẫn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Đối với sản xuất của các hộ nhóm III thì chỉ với nguồn lao động có sẵn của gia đình đã đủ để tiến hành sản xuất, qua điều tra thực tế thì các hộ nông dân nhóm III đều có chung quan điểm là lấy công làm lãi. Tuy nhiên, đối với các hộ sản xuất khoai tây ở nhóm I và nhóm II thì ngoài lao động gia đình hộ còn phải thuê thêm lao động ngoài, tuy nhiên lao động thuê thêm ngoài cũng không cần nhiều do đặc điểm của sản xuất khoai tây không cần nhiều lao động tham gia vào quá trình sản xuất.

Bảng 4.12. Chi phí đầu tƣ lao động cho sản xuất khoai tây tính trên 1 sào Bắc Bộ của các nhóm hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III

Lao động gia đình người 4 3,5 3 Lao động thuê thêm người 1,5 1 0 Giá thuê 1000đồng/công 225 150 0

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Qua bảng 4.11 ta thấy đối với các hộ nông dân nhóm III thì các hộ này đều có chung quan điểm lấy công làm lãi, và diện tích canh tác cũng nhỏ lẻ nên các hộ nhóm này sử dụng toàn bộ lao động gia đình chứ không thuê thêm lao động. Đối với nhóm II và I thì thu nhập xuất phát chủ yếu từ trồng khoai tây, nên các hộ sử dụng toàn bộ lao động gia đình và có sử dụng cả lao động thuê thêm khi vào chính vụ. Đối với các hộ nông dân nhóm I thì quy mô trồng khoai tây nhiều hơn các hộ nhóm II nên lao động thuê thêm cũng nhiều hơn các hộ nhóm II và tất nhiên chi phí đầu tư cho lao động thuê thêm của nhóm I cũng cao hơn nhóm II, cụ thể là các hộ nhóm I phải chitrả 225 nghìn đồng cho 1 sào ruộng khoai và nhóm II phải chi trả 150 nghìn đồng cho 1 sào ruộng khoai.

Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất khoai tây của những hộ nông dân. Tình hình tín dụng và vốn sản xuất của các hộ nông dân qua điều tra thực tế được thể hiện qua bảng 4.12 dưới đây:

Bảng 4.13. Tình hình tín dụng của các nhóm hộ sản xuất khoai tây điều tra năm 2017

Đơn vị: hộ Diễn giải Nhóm I Nhóm II Nhóm III GT CC(%) GT CC(%) GT CC(%) Không vay 21 43,33 24 60 4 40 Có vay 29 56,67 16 40 6 60 Tổng 50 100 40 100 10 100 Nguồn vay chính thức 20 40 30 70 6 60

Nguồn vay không chính thức 25 50 7 20 0 0

Cả hai hình thức 5 10 3 10 0 0

Dựa vào kết quả của Bảng 4.12 cho thấy nguồn vốn phục vụ sản xuất khoai tây của các nhóm hộ chủ yếu từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay không chính thức, ưu điểm của nguồn vốn vay chính thức là dễ tiếp cận, các hộ sản xuất khoai tây khi không có tiền mua phân bón, thuốc BVTV thì đến đại lý phân bón, thuốc BVTV mua chịu (do đại lý thường ở địa phương nên họ nắm rất chắc về tình hình sản xuất, nơi ở,… của các hộ) nên việc bán chịu vật tư nông nghiệp rất thuận lợi.

4.1.2.3 Thực trạng tiêu thụ

a, Kênh tiêu thụ

Từ lâu cây khoai tây đã trở thành một trong những cây trồng trọng điểm của nông dân huyện Quế Võ-Bắc Ninh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn khắp cả nước. Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi sản xuất nói chung, nó là nhân tố chính quyết định đến quy mô và giá thành của sản phẩm. Đối với sản xuất khoai tây cũng vậy. Theo báo cáo của Phòng Công thương huyện Quế Võ, hiện nay thị trường tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện Quế Võ rất đa dạng. Nhưng vẫn tập trung phần lớn là thị trường miền Trung, miền Nam và các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Giang Lạng Sơn… (chiếm 75% sản lượng).

Kết quả điều tra, khảo sát các hộ nông dân cho thấy, hiện nay huyện Quế Võ tồn tại 4 kênh chính trong tiêu thụ khoai tây:

-Kênh 1: là kênh tiêu thụ trực tiếp, người nông dân trồng khoai tây bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dung. Theo kênh này, người nông dân sẽ bán được giá nhất (giá bán lẻ) vì giá cả đã được thỏa thuận trực tiếp tại nơi bán hàng, xong họ sẽ mất chi phí liên quan như chi phí vận chuyển, thời gian bán hàng và công trực tiếp bán hang. Giá bán hàng sẽ tùy theo từng thời điểm: đầu vụ hay cuối vụ, năm được mùa hay mất mùa…và giá sẽ dao động cao hơn khoảng 30- 50%. Phương thức thanh toán của hình thức này là tiền mặt nên rất nhanh gọn. Hiện nay, kênh bán hàng này còn rất phổ biến đối với hộ nông dân trực tiếp sản xuất khoai ở Quế Võ.

-Kênh 2: Là kênh tiêu thụ khoai tây gián tiếp với 3 cấp. Người nông dân bán cho người thu gom nên thường bị ép giá nhưng cùng lúc họ sẽ bán được khối số lượng lớn, thời gian giao dịch ngắn hơn so với kênh bán hàng trực tiếp và

không mất chi phí vận chuyển do sản phẩm được người thu gom mua luôn tại ruộng khi vừa thu hoạch.

Hình 4.2. Ngƣời dân trực tiếp bán hàng

Nguồn: Tác giả chụp (2018)

Qua thông tin khảo sát thì người thu gom thường xem xét và định giá khoai trên cơ sở yếu tố thời tiết, mức độ số lượng sản phẩm ở vùng sản xuất tại thời điểm mua và khả năng tiêu thụ của họ để mua. Kênh tiêu thụ này cũng giao dịch bằng tiền mặt nên khá nhanh và người bán chủ động được khoản tiền. Kênh tiêu thụ là hình thức phổ biến nhất tại Quế Võ.

-Kênh 3: Kênh tiêu thụ sản phẩm gián tiếp với 1 cấp. Ở kênh này, các hộ sản xuất tham gia vào Hợp tác xã và được Hợp tác xã bao tiêu một phần sản phẩm và được bán tới tay người tiêu dung thông qua cửa hàng bán lẻ của Hợp tác xã tại địa phương đó.

Tiêu thụ qua kênh này, các hộ phải chịu một khoản phí để bù đắp chi phí bán hàng, xong bù lại họ bán được với mức giá ổn định (có thời điểm bằng với giá bán trực tiếp). Hình thức này ở Quế Võ không phổ biến, hiện nay mới có 1 Hợp tác xã được thành lập và tiến hành phân phối sản phẩm, đó là Hợp tác xã Hùng Châu tại xã Việt Hùng.

-Kênh 4: Là kênh tiêu thụ trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dung thông qua hệ thống cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sẽ tự tổ chức sản xuất hoặc hợp đồng sản xuất với Hợp tác xã để có nguồn cung cho thị trường. Sản phẩm tiêu thụ theo hình thức này thường có chất lượng tốt do doanh nghiệp yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình sản xuất và có giá thành cao. Ở kênh này người sản xuất trực tiếp được bao tiêu toàn bộ sản phẩm với mức giá ổn định vì trước đó hai bên đã ký cam kết. 70% lượng khoai tây qua kênh này được bán tại thị trường Bắc Ninh mà cụ thể là Công ty Liwayway ở KCN Quế Võ và Công ty Orion Vina ở KCN Yên Phong đã ký hợp đồng bao tiêu đầu ra

(1)

(2)

(3)

(4)

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ khoai tây của nông dân huyện Quế Võ

Nguồn: kết quả điều tra, khảo sát

Đặc điểm khác biệt giữa các kênh tiêu thụ sản phẩm khoai tây của nông dân huyện Quế Võ đó là vai trò của người thu gom địa phương đối với các hộ ở nhóm II, III. Họ có sự linh hoạt hơn, họ tìm được các đầu mối ở thị trường chợ bán buôn để cung cấp hàng trực tiếp thay vì phải thông qua người thu gom lớn như các hộ ở nhóm I. Lượng sản phẩm được tiêu thụ theo hình thức này theo ước tính chiếm khoảng 12% tổng khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên tác nhân thu gom lớn vẫn đóng vai trò then chốt trong việc tiêu thụ sản phẩm, với 85% khối lượng sản phẩm được tiêu thu qua tác nhân này.

Hộ sản xuất Hợp tác xã Doanh nghiệp Người thu gom Người buôn bán Người bán lẻ Cửa hàng bán lẻ Siêu thị, khách sạn, nhà hàng Người tiêu dùng

Đặc điểm thể hiện tiềm năng thị trường của sản phẩm khoai tây của nông dân qua các xã điều tra là sản phẩm được đưa đến những thị trường xa và được chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn.

b, Đối tượng mua

Đối tượng thu mua sản phẩm khoai tây của người dân 3 xã điều tra được xác định là:

- Thị trường miền Nam; - Thị trường chế biến;

- Thị trường hàng chợ rau ở miền Bắc.

Trong đó thì đối tượng thu mua là các doanh nghiệp chế biến trong và ngoại tỉnh, đối tượng thu mua phục vụ thị trường tiêu dùng miền Nam thì thường chọn mua của các hộ có quy mô sản xuất lớn, cụ thể là các hộ thuộc nhóm I, II. Vì họ thu mua để phục vụ công nghiệp chế biến và thị trường lớn nên phải có nguồn cung đảm bảo về số lượng và chất lượng. Thường thì đối tượng thu mua này đã có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra đối với hộ sản xuất hay thông qua hộ thu gom tại địa phương, một số lựa chọn thu mua qua hợp tác xã.

Vai trò của tác nhân thu gom lớn trong tiêu thụ sản phẩm khoai tây của hộ nông dân thuộc nhóm I và nhóm II là rất quan trọng, được thể hiện với 95% khối lượng sản phẩm qua tác nhân này và đây là đầu mối cung ứng hàng cho các tác nhân ở các thị trường khác nhau. Các tác nhân thu gom lớn thường thu mua lại từ thu gom nhỏ ở các vùng sản xuất và trực tiếp từ nông dân qua hình thức đầu tư đầu vào cho dân, sau đó mua lại sản phẩm. Khối lượng mỗi thu gom thu được trong 1 năm bình quân khoảng 100 tấn, với mỗi thu gom thì họ bán ở những thị trường khác nhau, tùy vào mối quen biết từ trước. Bên cạnh những thu gom này thì hiện nay có một số thu gom với khối lượng khoảng 50 tấn/năm hoạt động rất linh hoạt, có thời điểm họ là người thu gom cho bán buôn hưởng hoa hồng nhưng có lúc họ lại là người bán buôn chấp nhận rủi ro về giá và đàm phán trực tiếp với các tác nhân khác ở các thị trường. Đặc điểm những thu gom lớn, họ thường có phương tiện vận chuyển hoặc chủ động được nên có thể đi thu gom hoặc chở về nơi chế biến. Việc giao dịch giữa các tác nhân hầu hết qua điện thoại và chuyển tiền qua ngân hàng hoặc gửi bưu điện.

Sơ đồ 4.2. Đối tƣợng thu mua sản phẩm khoai tây của các nhóm hộ điều tra

Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát

Nông dân sản xuất

Thu gom nhỏ

ở địa phương Người chăn nuôi

Thu gom lớn ở Quế Võ Bán buôn lớn Bán buôn nhỏ Bán lẻ Người tiêu dung Cơ sở chế biến Thị trường Miền Nam Thị trường miền Trung

Thời điểm thu mua thì thường lựa chọn thu mua trong một thời gian ấn định do vậy giá sẽ được thống nhất trước với các bán buôn 1 hoặc 2 ngày so với lúc nhận hàng.

Đối tượng thu mua phục vụ chợ rau trong tỉnh hay các tỉnh lân cận thì thường thu mua của các hộ có quy mô nhỏ hơn, cụ thể là các hộ thuộc nhóm III. Và đối tượng thu mua này thường mang tính không ổn định, số lượng giới hạn và giá cả thay đổi theo thị trường của chợ rau. Sản phẩm khoai tây được bán buôn tại các chợ đầu mối ở Hà Nội và các tỉnh thu mua qua thu gom nhỏ ở địa phương. Thời điểm thu mua không xác định cụ thể mà có thể kéo dài, rải rác.

c. Giá cả một số loại khoai tây

Giá cả sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định sản xuất của hộ nông dân. Bởi vì thực tế họ không tính toán lợi nhuận thu được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ khoai tây của hộ nông dân huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)