Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015
1. Trồng rừng tập trung ha 56 54 52 20 2. Trồng cây phân tán 1000 cây 199 185 175 110
3. Chăm sóc rừng ha 29 30 20 20
4. Gỗ tròn khai thác m3 1987 1902 1800 1750 5. Củi khai thác Ster 6624 6560 4290 4120
Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Lạng Giang
* Thay đổi giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp
Trong những năm qua, cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đã có nhiều sự thay đổi. Qua bảng 4.18 cho thấy, qua các năm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp có xu hướng giảm dần. Trong đó giá trị sản xuất đối với lĩnh vực trồng và chăm sóc rừng năm 2015 đem lại 6 tỷ đồng chiếm 10,3 % giá trị sản xuất giảm 0,8 % so với năm 2012. Giá trị sản xuất của việc khai thác gỗ và lâm sản chiếm đa phần năm 2015 lầ 49,1 tỷ đồng chiếm 84,5% tổng giá trị sản xuất.
Bảng 4.18. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (2012 – 2015)
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 GTSX (tỷ đồng) CC (%) GTSX (tỷ đồng) CC (%) GTSX (tỷ đồng) CC (%) GTSX (tỷ đồng) CC (%) Tổng giá trị sản xuất 47,8 100,0 61,8 100,0 61,9 100,0 58,1 100,0 Trồng và chăm sóc rừng 5,3 11,1 5,8 9,4 6,1 9,9 6,0 10,3 Khai thác gỗ và lâm sản khác 42,2 88,3 52,8 85,4 52,6 85,0 49,1 84,5 Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác 0,3 0,6 2,7 4,4 2,7 4,4 2,5 4,3 Dịch vụ lâm nghiệp 0 0,0 0,5 0,8 0,5 0,8 0,5 0,9 Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Lạng Giang
Hiện nay, tại địa phương sản xuất lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào một số cây trồng như: Cây keo lai, keo tai tượng, cây mỡ, cây lát, thông. Đối với cơ cấu cây trồng trên đất lâm nghiệp, hiện nay có khoảng 80% diện tích trồng rừng hàng năm và ước khoảng 80% đất sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là trồng cây keo lai, còn lại là các nhóm cây trồng khác, do cây keo lai khá dễ chăm sóc và phát triển, phù hợp với đất lâm nghiệp tại địa phương nên được phát triển mạnh. Tuy nhiên, cũng từ đó, cơ cấu cây trồng lâm nghiệp tại địa phương khá đơn điệu, giá trị sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc vào chủ yếu một vài nhóm cây trồng nên dễ bị ảnh hưởng. Qua phỏng vấn một số nội dung được thể hiện như tại hộp 4.5.
Hộp 4.5. Giống Cây lâm nghiệp còn hạn chế về chủng loại và chất lượng
Cơ cấu cây trên đất lâm nghiệp của địa phương hiện nay khá đơn điệu, chủ yếu là các cây như: Cây bạch đàn, keo lai... Trong đó có tới 80% diện tích đất rừng sản xuất và đất trồng rừng hằng năm là trồng cây chất lượng cây gỗ chưa hiệu quả nên sản xuất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế.
Nguồn: Phỏng vấn Ông Hoàng Văn Sơn - Chuyên viên Phòng NN & PTNT huyện Lạng Giang lúc 9h00 ngày 10 tháng 12 năm 2015 tại UBND huyện Lạng Giang
Như vậy, hiện nay cơ cấu cây trồng lâm nghiệp tại địa phương còn chưa thực sự đa dạng, bên cạnh đó chu kỳ khai thác còn dài, chưa hiệu quả so với chu kỳ khai thác 5 năm. Do vậy, sản xuất lâm nghiệp cũng có những ảnh hưởng, sản phẩm lâm nghiệp khó nâng cao về giá trị gia tăng. Trước tình hình trên, địa phương nên có những biện pháp khắc phục kịp thời.
e. Tình hình phát triển về công nghiệp chế biến và ngành nghề nông nghiệp, nông thôn tại huyện Lạng Giang
Theo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, vai trò của công nghiệp chế biến (sau thu hoạch) là rất quan trọng. Những năm qua, thực hiện tái cơ cấu địa phương liên tục có các chính sách thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực này, kết hợp với phát triển các ngành nghề nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, kết quả đạt được như sau:
* Về công nghiệp chế biến trong nông nghiệp
Qua bảng 4.19 cho thấy, tại địa phương số cơ sở chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp phát triển nhanh. Tính đến năm 2015, có khoảng 404 cơ sở chế biến các sản phẩm nông sản; 935 cơ sở chế sản phẩm từ cây công nghiệp; và khoảng 17 cơ sở chế biến về lâm sản. Tuy nhiên, sản lượng chế biến so với sản lượng thu hoạch trên địa bàn còn thấp, như chế biến chè đạt khoảng 36,81%; ngô đạt 33,61%; chế biến lâm sản đạt khoảng 23,59%; chỉ riêng chế biến đậu tương vượt so với mức sản xuất của địa bàn khoảng 22,47%. Nguyên nhân do, số cơ sở chế biến chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, quy mô nhỏ, không tập trung, công nghệ còn thấp. Khảo sát cho thấy, đa số đều chưa phải chế biến sâu, do đó khó nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.