Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Lạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 61 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang,

4.1.1. Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Lạng

Giang thời gian qua

4.1.1.1. Hệ thống động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Để các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp được thực thi hiệu quả, việc thay đổi về hệ thống động lực và đòn bẩy khuyến khích là vấn đề rất quan trọng. Tại địa bàn huyện Lạng Giang, trong thực hiện tái cơ cấu, yếu tố này được đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ.

Bảng 4.1. Các chính sách hỗ trợ sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp

TT Tên chính sách Thời gian ban hành Đối tượng thụ hưởng/ áp dụng chính sách

1

Công văn số 301/UBND-NN của UBND huyện về việc hỗ trợ giá giống lúa cho vùng bị ngập úng

15/4/2013

- Các hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất lúa có diện tích lúa bị ngập úng

2 Quyết định số 43/QĐ-UBND của UBND huyện về việc thành lập Ban phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Lạng Giang

21/02/2014 Các tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4

Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015.

31/12/2015

- Các tổ chức cá nhân tham gia sản xuất, mà sản xuất cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, lợi thế tại vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

5

Công văn số 2503/UBND-NLN của UBND tỉnh về hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 - 2015.

15/10/2013

- Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng đất trồng lúa.

6

Nghị quyết số 30/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về mức hỗ trợ địa phương sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013

- 2015. 12/12/2013

- UBND địa phương thực hiện đầu tư xây dựng, bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ các hoạt động khuyến nông và hỗ trợ xây dựng, phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới có hiệu quả.

7

Nghị quyết số 10/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

22/07/2014

- Các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia kinh tế trang trại.

8

Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hoá đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

22/07/2014

- Hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất cây trồng vật nuôi hàng hoá.

* Hỗ trợ đối với ngành trồng trọt

- Hỗ trợ 100% giống theo định mức kỹ thuật để gieo trồng trên diện tích đất ruộng lúa có khả năng bị hạn phải chuyển sang trồng ngô, đỗ tương. Hỗ trợ tương đương 60% định mức kỹ thuật, đối với các hộ có 02 vụ lúa mà thực hiện gieo trồng các cây làm thức ăn cho gia súc trong vụ đông.

- Hỗ trợ một lần đối với các hộ sản xuất trong vùng sản xuất hàng hoá: Cây lúa chất lượng cao: 1.700.000 đồng/ha; cây lạc: 6.000.000 đồng/ha; đậu tương: 1.300.000 đồng/ha; khoai tây: 18.000.000 đồng/ha; cà chua: 4.000.000 đồng/ha; rau khác: 4.300.000 đồng/ha.

- Hỗ trợ hàng năm bảo vệ và phát triển đất lúa: 500.000đ/ha/năm đối với diện tích chuyên lúa nước; 100.000 đồng/ha/năm đối với diện tích không chuyên lúa. Ngoài ra, sản xuất lúa còn được hỗ trợ: Xây dựng kênh mương, thiệt hại lúa, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và mở rộng diện tích lúa.

* Hỗ trợ đối với ngành chăn nuôi

Hỗ trợ 1 lần đối với các hộ, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất hàng hoá tập trung. Trong đó: Chăn nuôi lợn sinh sản 1.500.000 đồng/ 1 lợn nái sinh sản; 3.000.000 đồng/con lợn đực giống ngoại. Đối với chăn nuôi trâu bò: Mua trâu, bò đực giống 8.000.000 đồng/con trâu, 7.000.000 đồng/con bò; chăn nuôi trâu, bò (trâu, bò cái sinh sản; trâu, bò thương phẩm) mức hỗ trợ tối đa 2.000.000 đồng/con; trồng mới cỏ cho chăn nuôi trâu, bò, mức hỗ trợ tối đa 15.000.000 đồng/ha. Chăn nuôi gia cầm sản xuất giống hỗ trợ 20.000 đồng/con.

Hỗ trợ tiêm phòng vắc xin phòng chống bệnh đối với vật nuôi. Trong đó: Tiêm phòng trâu và bò 2000 đồng/ con; đối với dê và lợn là 1000đ/ con.

* Hỗ trợ đối với ngành thủy sản

Đối với nuôi cá ruộng: Hỗ trợ một lần giá trị về giống cho sản xuất vụ đầu. Mức hỗ trợ tối đa 4.500.000 đồng/ha.

* Các chính sách hỗ trợ khác

Hỗ trợ sản xuất quy mô trang trại: Ưu tiên về thực hiện chuyển giao các đề tài khoa học công nghệ, ưu tiên ứng dụng kỹ thuật mới và được hỗ trợ về vốn vay, lãi suất. Hình thức hỗ trợ xây dựng trang trại.

Hỗ trợ lãi suất tiền vay đầu tư phát triển chiều rộng và chiều sâu trong sản xuất nông nghiệp: Ưu đãi về lãi suất đầu tư để tạo điều kiện mở rộng quy mô và hiện đại hoá sản xuất.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp:

+ Hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng thương hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm (khi sản phẩm được công nhận). Mức hỗ trợ tối đa 100.000.000 đồng;

+ Hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 4.000.000 đồng/lần/năm đối với hội chợ cấp tỉnh,

* Đánh giá chung về hệ thống động lực và đòn bẩy khuyến khích thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Lạng Giang

Về trồng trọt: Hiện nay hỗ trợ tài chính còn chưa hiệu quả, do các hộ có

quy mô sản xuất nhỏ còn nhiều, toàn huyện có khoảng 87,63% số hộ có diện tích sản xuất dưới 1ha (Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp huyện Lạng Giang, 2012). Như vậy thực tế các khoản hỗ trợ của mỗi hộ tính ra trên đơn vị sản xuất thực tế còn nhỏ, điều này chưa thực sự kích thích được các hộ song lại gây ra lãng phí.

Đối với các hộ chăn nuôi, mức hỗ trợ kích thích rất tốt các hộ chuyển sang các giống vật nuôi chất lượng cao mới, tuy nhiên do nguồn hỗ trợ có hạn, do vậy chỉ có thể hỗ trợ một số hộ trọng điểm trong quy hoạch. Điều này đã tạo ra sự mất cân đối về hỗ trợ đối với các đối tượng tham gia chăn nuôi.

Đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ xây dựng kênh mương, khai hoang mở rộng diện tích phục vụ sản xuất,... để được hỗ trợ các hộ lại phải thực hiện quyết toán và có các thủ tục tài chính khá phức tạp để được nhận hỗ trợ. Trong khi đó, các hộ lại không thực sự nắm bắt được những thủ tục này, điều này gây khó khăn đối với các hộ muốn nhận được hỗ trợ.

Ngoài ra, về chính sách hỗ trợ lãi suất và vốn vay đối với các hộ sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, liên kết tập trung, các hộ sản xuất theo quy mô trang trại. Trong thực hiện để nhận được ưu đãi, các hộ phải có nhiều điều kiện khác để thoả mãn điều kiện được vay, điển hình như hộ nghèo và cận nghèo một số thủ tục không thể đáp ứng được, hoặc điều kiện sản xuất cơ bản không đủ mặc dù rất mong muốn được vay vốn để đầu tư.

Nhìn chung, các chính sách khuyến khích và hỗ trợ còn chưa thực sự tạo ra được động lực mạnh mẽ đối với các tổ chức sản xuất nông nghiệp. Như vậy, để các chính sách thực sự kích thích được các đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp, cần có sự điều chỉnh phù hợp trong chính sách, đặc biệt là quan tâm đến các mức hỗ trợ sao cho hợp lý.

4.1.1.2. Đổi mới về tư duy, định hướng phát triển sản xuất thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Trước chủ trương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, tỉnh Bắc Giang đã nhanh chóng đưa ra những chỉ đạo và giải pháp triển khai vào thực tế. Trong đó, để tạo ra những bước nhảy trong phát triển, nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ mạnh mẽ, địa phương đã nhận định và tiến hành đổi

mới về tư duy và định hướng phát triển đối với ngành nông nghiệp như sau:

- Đổi mới tư duy sản xuất, từ hình thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang hình thức sản xuất liên kết, hợp tác, sản xuất hàng hoá quy mô lớn;

- Thay đổi về phương thức sản xuất thông qua tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, dần thay thế nền nông nghiệp lạc hậu sang nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại; Chuyển đổi từ tư duy sản xuất chạy theo số lượng sang sản xuất hướng tới chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Phát huy lợi thế nông nghiệp của từng vùng, từng địa bàn, gắn với tăng cường năng lực cạnh tranh; Phát triển sản xuất gắn với định hướng thị trường;

- Chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Đến nay, những đổi mới trên đã và đang được cụ thể hoá và lồng ghép với thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế xã hội, giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đánh giá về chủ trương đổi mới của tỉnh, qua phỏng vấn lãnh đạo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lạng Giang cho biết như tại hộp 4.1.

Hộp 4.1. Chủ trương đổi mới phù hợp với nhu cầu thực tiễn

Theo tôi, hiện nay chủ trương đổi mới từ cấp tỉnh rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương tại thời điểm đưa chủ trương vào thực hiện cho đến nay. So với những năm trước đây, hiện nay sản xuất nông nghiệp tại địa bàn huyện đã có những tiến triển đáng kể về quy mô sản xuất, ruộng đất thì không còn manh mún, nhỏ lẻ, chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng như nấm thương phẩm, sản xuất lúa Nhật, rau chế biến theo tiêu chuẩn VietGap... Về cơ bản những đổi mới đã đáp ứng được sự cấp thiết trong thực tế. Đến nay, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện hằng năm luôn tăng cao, phần nào đã cho thấy kết quả tốt trong thực hiện đổi mới.

Nguồn: Phỏng vấn ông Đỗ Danh Kiểm — Trưởng Phòng NN & PTNT huyện Lạng Giang lúc 15h00 ngày 09 tháng 12 năm 2015 tại UBND huyện Lạng Giang.

Về quan điểm của địa phương trong thực hiện tái cơ cấu hiện nhất quán với đổi mới tư duy và định hướng của tỉnh, địa phương đã tiến hành đổi mới mạnh mẽ. Để có những giải pháp phù hợp so với đặc trưng, thế mạnh riêng của huyện, trong giai đoạn 2011 - 2015, địa phương đã xây dựng giải pháp riêng trong thực hiện tái cơ cấu ngành. Điều này được cụ thể hoá gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, theo Quyết định số 11/ĐA-UBND huyện Lạng Giang, ngày 01 tháng 09 năm 2011.

Qua nghiên cứu về các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai tại huyện Lạng Giang cho thấy, địa phương đã có những quyết định thay đổi mạnh mẽ về giải pháp tái cơ cấu. Điển hình như:

Đối với sản xuất: Địa phương đã tiến hành chuyển đổi về phương thức sản xuất từ manh mún, quy mô nhỏ sang hình thức sản xuất hàng hoá tập trung dựa trên thế mạnh về từng cây, từng con đối với từng vùng trong địa bàn huyện, kết hợp với tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật. Điều này sẽ giúp phát huy tốt về lợi thế kinh tế vùng, bên cạnh đó lấy thế mạnh của từng vùng để làm bàn đạp phát triển. Ngoài ra, điều nổi bật hơn là trong giải pháp về sản xuất tại địa phương đã rất chú ý đến vấn đề bảo vệ, sản xuất thân thiện với môi trường và phát triển bền vững, tuy nhiên hiện nay các mô hình sản xuất theo hướng này còn chưa được đẩy mạnh, song đã cho thấy giải pháp về sản xuất đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ.

Đối với tiêu thụ: Khác với trước đây sản xuất chỉ mang tính chất chú trọng đến số lượng, phát triển rộng về quy mô sản xuất, hiện nay địa phương đã quy hoạch với từng sản phẩm, từng vùng sản xuất theo định hướng và nhu cầu của thị trường, trong đó các đầu mối tiêu thụ cụ thể được xác định rất rõ ràng. Điều này đã thay đổi được tình trạng “được mùa, rớt giá” như trước đây. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cạnh tranh trong tiêu thụ, hiện nay nhiều giải pháp đã hướng tới xây dựng, đăng ký bảo hộ đối với nhiều sản phẩm đặc sản, bên cạnh đó gắn với triển khai sản xuất các sản phẩm nông sản sạch, an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Những thay đổi về giải pháp trong tiêu thụ đã cho thấy, sản xuất nông nghiệp tại địa phương đã chú trọng đến vấn đề cạnh tranh và sự điều tiết của thị trường, điều này tạo cho sản xuất nông nghiệp có sự năng động hơn trước.

* Đổi mới tư duy phát triển sản xuất ngành trồng trọt

Về sản xuất cây lương thực: Do giữ vai trò quan trọng trong giữ vững an ninh lương thực, trong sản xuất đối với cây lúa và cây ngô sẽ duy trì ổn định, bên cạnh đó, để tăng cường nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo sản xuất hiệu quả, hiện cây lúa đang được triển khai với dự án phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với giống chất lượng cao tại một số xã có thế mạnh và điều kiện thuận lợi để phát triển. Qua khảo sát tại cơ sở, nhằm tìm hiểu nhận định về giải pháp phát triển lương thực đã cho thấy như tại hộp 4.2 sau.

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ địa phương về giải pháp phát triển trồng trọt

Đối với việc đẩy mạnh sản xuất lúa Nhật tại địa bàn xã Tân Hưng hiện

nay vẫn còn chưa thu hút được sự quan tâm của người dân, các hộ còn rất khó khăn trong việc chuyển đổi sản xuất cả về tài chính và kỹ thuật, nên chưa nhân rộng được mô hình trồng lúa Nhật chất lượng cao. Bên cạnh đó người dân còn e ngại chưa tin tưởng vào hiệu quả do mô hình đem lại.

Nguồn: Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Tâm – Cán bộ khuyến nông xã Tân Hưng lúc 9h30 ngày 05 tháng 12 năm 2015 tại UBND xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang

Về sản xuất cây hằng năm khác bao gồm: Các loại cây rau, đậu; cây mía; cây lạc; cây đậu tương; hiện nhu cầu về sản phẩm từ các nhóm cây này trên thị trường được đánh giá khá cao, song trong nội tỉnh năng lực sản xuất còn thấp, trong khi đó khả năng canh tác chính vụ và xen vụ lại rất tốt, do đó địa phương đã đưa ra giải pháp phát triển mạnh đối với các nhóm cây này với nhiều dự án phát triển sản xuất hàng hoá tập trung.

Để làm rõ hơn về tình hình triển khai giải pháp tái cơ cấu trồng trọt trong thực tế, qua phỏng vấn lãnh đạo chính quyền cơ sở đã cho thấy như tại hộp 4.3.

Hộp 4.3. Đánh giá của chính quyền cơ sở về giải pháp tái cơ cấu trồng trọt

Thực hiện các giải pháp về tái cơ cấu cây trồng theo chủ trương của huyện, xã Tân Thịnh trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhiều. Là vùng sản xuất rau chế biến lớn trong huyện, sản phẩm có định hướng thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, rất nhiều hộ tại xã đã có thu nhập trên 20-30 triệu 1 năm.

Nguồn: Phỏng vấn ông Đặng Quang Tạo - Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh lúc 10h00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)