Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Nguồn vốn đâu tư công trong thực hiện tái
cơ cấu ngành nông nghiệp 37 92,5 3 7,5 0 0,0 Nguồn vốn đầu tư của tư nhân trong thực
hiện tái cơ cấu nông nghiệp 25 62,5 13 32,5 2 5,0 Cơ câu nguồn vốn đầu tư ưu tiên vào các
tiểu ngành có thế mạnh nông nghiệp có tác động tới thực hiện tái cơ cấu
21 52,5 15 37,5 4 10,0
Mức độ thu hút vốn góp phần tạo nguồn
thực hiện tái cơ cấu 38 95,0 2 5,0 0 0,0 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ huyện, xã và HTX
Qua bảng 4.24 cho thấy, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp bao gồm đầu tư công, đầu tư từ khu vực tư nhân, hay sự thay đổi, ưu tiên về cơ cấu vốn, sự thu hút đầu tư vào nông nghiệp, các vấn đề này đều được đánh giá ảnh hưởng đến thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Lạng Giang. Đa phần các ý kiến của các cán bộ được điều tra đánh giá các nhân tố vốn đầu tư có ảnh hưởng lớn đến tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương, 92,5% ý kiến cho rằng nguồn vốn đầu tư công có ảnh hưởng lớn đến tái cơ cấu, và đối với mức độ thu hút vốn cũng có 95% đánh giá mức độ ảnh hưởng lớn. Nhìn chung, các vấn đề về nguồn
vốn đầu tư đều có tác động, ảnh hưởng tới thực hiện tái cơ cấu, do đó các thay đổi trong can thiệp về đầu tư sẽ khá nhạy cảm đến thực hiện tái cơ cấu ngành.
4.2.3. Yếu tố khoa học công nghệ
Qua bảng 4.25 có thể thấy rằng, đa phần ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý cũng như ý kiến của đại diện của các hộ gia đình được điều tra, khảo sát đều cho rằng yếu tố khoa học công nghệ trong nông nghiệp đều có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương chiếm từ 60- 76%. Trong đó, việc đổi mới khoa học công nghệ, và các quy trình sản xuất mới được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất chiếm 76,5%. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết góp phần đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.