Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 107 - 110)

xuất và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Qua nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, tại địa phương đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kết hợp với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc triển khai các chính sách đã đem lại những

kết quả bước đâu, gặt hái được nhiều thành tựu, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế nhất định. Xuất phát từ thực trạng, có thể hoàn thiện về cơ chế, chính sách với những biện pháp như:

Đối với trồng trọt, hiện nay các hộ đang chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ, do đó mức hỗ trợ trung bình trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa tạo được động lực khuyến khích. Như vậy, mức hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng trọt nên chi tiết và bám sát hơn theo tình hình của các hộ, đối với hỗ trợ thực hiện các khu sản xuất hàng hoá, việc khó khăn trong vấn đề ngân sách hỗ trợ, địa phương có thể xem xét đến phương án xã hội hoá, hiện nay có rất nhiều lĩnh vực đã tiến hành xã hội hoá thành công. Ngoài ra, hiện đối với một số nhóm cây trồng chủ đạo như cam sành, cây chè chính sách hỗ trợ vay vốn mở rộng sản xuất đã có, song chưa có những hỗ trợ khác như về thiệt hại mùa màng, giống hay phân bón,... Các hỗ trợ trên chủ yếu tập trung đối với cây lúa và ngô.

Đối với chăn nuôi, hỗ trợ trong chăn nuôi hiện đang rất khó khăn, do giá trị vật nuôi như trâu, bò, lợn có chất lượng thì khá cao. Để những hỗ trợ có hiệu quả hơn, nên tăng cường thu hút và lồng ghép với thực hiện các chương trình, dự án, tranh thủ các nguồn có thể hỗ trợ đối với chăn nuôi. Bên cạnh đó, hiện hỗ trợ chăn nuôi chủ yếu đang áp dụng đối với những hộ nằm trong vùng quy hoạch, một số hộ nằm ngoài vùng có mong muốn phát triển nhưng còn chưa được hỗ trợ. Đối với nhóm đối tượng này, nên có những đánh giá riêng và tạo điều kiện phát triển cho hộ.

Về lĩnh vực thuỷ sản, hiện tiêu chuẩn hỗ trợ chỉ áp dụng đối với các hộ có diện tích nuôi, thả cá lớn. Trong hỗ trợ, nên xem xét về tiêu chí này để đảm bảo các hộ có thể được hưởng chính sách ở mức hợp lý. Bên cạnh đó, có thể thúc đẩy các hộ thành lập các tổ hợp tác, tổ sản xuất như mô hình đang áp dụng đối với trồng trọt và chăn nuôi, như vậy có thể tranh thủ được ưu đãi lớn từ chính sách hỗ trợ phát triển thuỷ sản.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, hiện tại chỉ có chính sách ưu đãi vốn đối với các hộ có trang trại lâm nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều hộ trồng rừng với quy mô lớn, song lại không có tiêu chuẩn chứng nhận trang trại. Các chính sách hỗ trợ cụ thể đối với phát triển lâm nghiệp thì hiện tại còn chưa có. Để có

thể phát triển tốt về thế mạnh lâm nghiệp nên có những nghiên cứu cụ thể và kèm theo những chính sách hỗ trợ lĩnh vực này tốt hơn.

Bên cạnh đó, địa phương nên nghiên cứu thêm trong đổi mới về phương thức hỗ trợ cho người nông dân, điển hình như: “Giúp nông dân, nhất là vùng sâu và xa, xóa đói giảm nghèo thông qua các dịch vụ khuyến nông, trợ giúp phát triển nhân lực, nâng cao năng suất nông nghiệp và phát triển hạ tầng để có thể tự đảm bảo cuộc sống của mình. Hay giúp nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đa dạng hóa cây trồng nhằm thích ứng với những thay đổi của thị trường. Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp đối với nông dân.

Qua phân tích về yếu tố ảnh hưởng cũng cho thấy, hệ thống chính sách nông nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến thực hiện tái cơ cấu. Trong đó, yếu tố về sự đổi mới và đột phá trong chính sách là rất quan trọng, hiện nay phương châm đổi mới của địa phương đặt ra đang được thực hiện khá tốt. Do vậy trong hoàn thiện chính sách địa phương nên đẩy mạnh thực hiện những điểm mạnh này.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)