Nhận thức hiểu biết của người dân, các tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 96 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn

4.2.6. Nhận thức hiểu biết của người dân, các tổ chức sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu phát triển nông nghiệp tiên tiến hiện đại việc nâng cao hiểu biết của người dân cũng như các tổ chức sản xuất sẽ có tác động nhiều mặt đến thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.

Bảng 4.29. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhận thức hiểu biết của người dân và các tổ chức sản xuất Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %

Hiểu biết về chính sách góp phần triển khai chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp vào thực tế dễ dàng

74 64,3 36 31,3 5 4,3

Hiểu biết về kỹ thuật sản xuất thúc đẩy

nâng cao hiệu quả sản xuất 80 69,6 29 25,2 6 5,2 Hiểu biết về thị trường tạo thuận lợi liên

kết giữa đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp

79 68,7 25 21,7 11 9,6

Hiểu biết về kỹ năng quản lý phát huy

hiệu quả quản lý kinh tế của tổ chức 77 67,0 35 30,4 3 2,6 Trình độ của chủ tổ chức sản xuất thúc

đẩy tổ chức sản xuất hiệu quả 81 70,4 24 20,9 10 8,7 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ và hộ dân

Qua bảng 4.29 có thể thấy việc hiểu biết nhận thức của người dân cũng như các tổ chức sản xuất có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn. Cụ thể đối với việc nhận thức hiểu biết về các chính sách góp phần triển khai chính sách tái cơ cấu vào thực tế dễ dàng được đánh giá ảnh hưởng lớn chiếm 64,3%, 31,3% đánh giá bình thường và 4,3% cho rằng không ảnh hưởng. Đối với việc hiểu biết về kỹ thuật sản xuất cũng như nhận thức hiểu biết về thị trường sản phẩm nông nghiệp được đánh giá ảnh hưởng lớn từ 68- 69%, một số ý kiến cho rằng không ảnh hưởng bởi vì họ chưa nhận thức được tầm quan trọng khi đổi mới nhận thức về kỹ thuật sản xuất và thị trường trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của người dân cũng như các tổ chức sản xuất về các chính sách thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)