Kinh nghiệm về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 34 - 44)

thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Thái Lan

Thái Lan, là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế thu nhập trung bình cao và khá năng động. Vào năm 1997, sau cuộc khủng hoảng tài chính, Thái Lan đã bắt đầu thực hiện tái cơ cấu kinh tế, và trong kế hoạch phát

triển kinh tế xã hội giai đoạn 2007 - 2011, Thái Lan đã nhấn mạnh hơn về vai trò của tái cơ cấu kinh tế đối với đất nước này. Trong các mục tiêu Thái Lan đã đặt ra, một trong số đó là mục tiêu tái cơ cấu về các ngành, trong đó ngành nông nghiệp được đặt ra mục tiêu “phát triển thành cơ sở lương thực an toàn và đầy đủ cho thế giới” (Hoàng Hạnh Hoa và Ngô Bảo Anh, 2011).

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của Thái Lan không chỉ mới đổi thay trong những năm gần đây, từ những năm 1950 - 1960, Thái Lan đã bắt đầu có những hành động nhằm thay đổi nền nông nghiệp, với công cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, các phương pháp canh tác mới cung với việc sản xuất và nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu và máy nông nghiệp được đẩy mạnh, bên cạnh đó Thái Lan còn tập trung vào phát triển thủy lợi và cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến năm 1960, nền nông nghiệp Thái Lan vẫn trong tình trạng kém phát triển, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thấp, chí phí sản xuất nông nghiệp lại tăng cao, bình quân thu nhập đầu người chỉ đạt khoảng 175 USD/ người, với trên 80% dân số là làm trong lĩnh vực nông nghiệp, và tiêu thụ nông sản chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu nội địa. Với sự trì trệ đang diễn ra đối với ngành nông nghiệp, từ sau những năm 1970, Thái Lan chuyển sang định hướng xuất khẩu nông sản, đặt trọng tâm vào đẩy mạnh sản xuất và bắt đầu tiến hành đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp thông qua cơ cấu lại nội bộ ngành (1972 - 1981) lúc này Thái Lan không chỉ tập trung vào phát triển các cây trồng truyền thống như lúa, sắn, và cao su mà đã đầu tư thêm vào các loại cây trồng khác như lúa miến, ngũ cốc, rau màu, hoa quả,... Trong chăn nuôi, gia cầm và lợn cũng có xu hướng được đầu tư sản xuất tăng lên. Giai đoạn tiếp theo (1982 - 1986), Thái Lan tập trung vào nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thay vì mở rộng quy mô sản xuất, bên cạnh đó đẩy mạnh về cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Đến năm 1987 - 1991, Thái Lan tập trung cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó thực hiện đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và khuyến khích, thu hút khu vực tư nhân tham gia vào nông nghiệp. Với những chuyển đổi đột phá đó, ngành nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi mạnh mẽ toàn bộ nền kinh tế Thái Lan. Từ năm 1960 đến những năm 1980, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm đạt trên 7%, trong giai đoạn 1987-1991, Thái Lan là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới 11,4%/năm, thu nhập bình quân tính theo đầu người trong cả nước

tăng rất nhanh: Từ 130 USD năm 1965 lên 1.570 USD năm 1991, và đạt mức 1.950 USD năm 1998. Đóng góp của nông nghiệp trong GDP đã giảm dần từ 25,1% giai đoạn 1972/1976 xuống 19% năm 1982/ 1986 và còn 11,4% năm 1992/1996, thay đổi trong cơ cấu của GDP cho thấy sự chuyển dịch từ một nước nông nghiệp sang nền kinh tế bán công nghiệp. Do sự phát triển nhanh của các loại cây trồng mới nên tỷ lệ đất trồng lúa giảm dần, từ chỗ chiếm hơn 90% thời kỳ 1961-1965, xuống còn khoảng 62% năm 1988 và 50% năm 1998; xuất khẩu gạo từ chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu năm 1953 giảm còn 20% (1969), 8% (1988), và 4,4% (1992), 3% (1998), tuy nhiên Thái Lan vẫn là một trong những nước hàng đầu trên Thế Giới về xuất khẩu gạo.

Qua nghiên cứu đã cho thấy, với những chính sách chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý, Thái Lan không chỉ xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại, giá trị sản xuất cao mà còn góp phần thay đổi cục diện của cả một nền kinh tế (Hoàng Hạnh Hoa và Ngô Bảo Anh, 2011).

2.2.1.2. Kinh nghiệm về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có 7000 triệu nông dân chiếm 60% dân số cả nước. Trung Quốc đã từng trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn đó là quá trình tích tụ ruộng đất để hiện đại hóa đã đẩy hàng triệu nông dân ra thành phố làm việc, ruộng đồng hoang hóa, các quan chức địa phương và giới thương nhân thường câu kết để chiếm ruộng đất nông nghiệp để xây cất nhà cửa hoặc biến thành khu công nghiệp. Do vậy, nông thôn Trung Quốc khi yên bình mà liên tục diễn ra biểu tình, gây rối, kiện cáo, bạo lực. Số liệu thống kê cho thấy hồi năm 2004 Trung Quốc có 74.000 vụ khiếu kiện tập thể thu hút gần 4 triệu người tham gia và 2005 số vụ là 84.000 và 2006 là 90.000 vụ. Trước tình hình đó ông Hongyuan giám đốc TT nghiên cứu kinh tế nông thôn, Bộ nông nghiệp Trung Quốc khẳng định: Nguyên nhân là do vi phạm quyền đất đai của người nông dân diễn ra thường xuyên khi chính quyền địa phương quyết định thay cho nông dân và vấn đề là phải có sự cải cách sửa đổi để bảo vệ quyền lợi đầy đủ cho người nông dân. Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau:

Thứ nhất, chính sách ruộng đất đối với nông dân

Hiện nay, diện tích đất trồng trọt ở Trung Quốc vào khoảng 0,092 ha/người, chỉ bằng 40% mức bình quân của thế giới. Trung Quốc chỉ còn chưa

đầy 4,7 triệu ha được coi là đất dự trữ sản xuất nông nghiệp. Tình trạng mất đất ngày càng tăng lên do công nghiệp hoá và đô thị hoá làm cho hơn 200 triệu người phải lang thang đi tìm việc ở khắp nơi. Hiện nay, đã có 70 triệu nông dân mất đất mà không còn phúc lợi tập thể để hỗ trợ họ. Một thực tế khác là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, mỗi nông hộ “sử dụng” một khoảnh đất nhỏ, bình quân 0,67 ha/hộ gia đình, bằng 1/4 bình quân thế giới. Chính vì quá nhỏ và manh mún như vậy nên việc sản xuất kém hiệu quả, gây mất an toàn cho an ninh lương thực, cán cân thu nhập lệch hẳn về các đô thị.

Hiến pháp Trung Quốc quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; nông dân chỉ có “quyền sử dụng” đất nông nghiệp theo hợp đồng 30 năm. Điều đó có nghĩa là chính quyền địa phương có thể thu hồi đất vào bất cứ lúc nào. Lợi dụng điều này, nhân danh sự phát triển, quan chức ở một số địa phương cấu kết với các chủ doanh nghiệp tiến hành “thu hồi” đất canh tác của nông dân với khoản bồi thường rất ít hoặc không bồi thường gì cả.

Nông dân ra thành phố kiếm việc làm phải nhờ người thân canh tác những khoảnh ruộng của họ hoặc bỏ ruộng hoang mà không thể bán đi được. Trong khi đó, nhiều người có vốn, có khả năng lại khó mở rộng quy mô trang trại, vì luật pháp không cho phép mua bán đất, cách giải quyết của họ là chuyển sang thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ ruộng đất thuê mướn trong tổng diện tích đất canh tác ở Trung Quốc thời gian qua tăng lên liên tục, diện tích thuê chiếm tới hơn 10% trong cả nước. Có tỉnh như Triết Giang, diện tích thuê chiếm tới 30%. Nhờ đó, quy mô bình quân ruộng đất/hộ của Trung Quốc từ năm 2000 đến nay có xu hướng tăng lên. Cho thuê đất nông nghiệp là một giải pháp để chuyển lao động nông thôn sang thị trường lao động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, có vẻ như Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi “bẫy quy mô sản xuất nhỏ” mà các nước công nghiệp mới đi trước mắc phải.

Trong bối cảnh dân số ngày càng gia tăng, Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu nâng sản lượng lương thực hàng năm lên trên 550 triệu tấn vào năm 2020, tăng 50 triệu tấn so với năm 2007. Nhưng, giới chuyên gia cảnh báo tình trạng thiếu đất trồng trọt và thiếu nước tưới ngày càng trầm trọng như hiện nay có thể cản trở nước này đạt mục tiêu sản lượng lương thực đầy tham vọng trong thập kỷ tới, và thậm chí, xa hơn, đe dọa an ninh lương thực của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Sản lượng lương thực khó có thể tiếp tục

tăng một khi Trung Quốc không còn khả năng mở rộng diện tích canh tác trong tương lai.

Theo chiến lược phát triển nông thôn, Trung Quốc sẽ thực thi chế độ bảo hộ ruộng đất, bảo hộ quyền tự chủ kinh doanh của nông dân, bồi thường thích đáng cho các trường hợp người dân bị chiếm dụng ruộng đất. Tiền chuyển nhượng ruộng đất phải thuộc về nông dân. Ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, nhưng quyền sản xuất kinh doanh nằm trong tay nông dân và quyền của họ được bảo đảm, không thay đổi. Yêu cầu này xuất phát từ một thực tế: người nông dân Trung Quốc vẫn chưa làm chủ được đất đai của mình. Hiện tại, họ chỉ được thuê đất trong 25-30 năm và không thể sử dụng đất làm phương tiện thế chấp để vay vốn ngân hàng và đầu tư tăng gia sản xuất. Có lẽ chính vì thế mà một khi nhà nước cần lấy đất để triển khai các khu công nghiệp hay các công trình công cộng…, giá đền bù thường rất rẻ và không thỏa đáng. Và mâu thuẫn xung quanh quyền sở hữu ruộng đất là nguyên nhân của các vụ biểu tình ở nhiều vùng nông thôn Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trước tình hình đó, Trung Quốc đã quyết định đưa ra một thay đổi cơ bản. Trước hết là nâng thời hạn quyền sử dụng đất lên 70 năm nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nông dân đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, nông dân sẽ được phép chuyển nhượng, cho thuê và cầm cố quyền sử dụng mảnh đất của mình để thu lợi nhuận trên thị trường giao dịch ruộng đất. Đối tượng được chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng ruộng đất có thể là cá nhân hoặc công ty.

Để hạn chế tình trạng lấy đất nông nghiệp, Trung Quốc quy định việc thu hồi đất nông nghiệp rất ngặt nghèo. Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phải đúng với chiến lược lâu dài của vùng và phải nằm trong chỉ giới đỏ. Mục tiêu là bảo đảm cả nước luôn duy trì 1,8 tỷ mẫu đất nông nghiệp trở lên. Hiện ở Trung Quốc, nhiều địa phương thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp đã phải trả lại cho nông dân để sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, Trung Quốc cũng cho phép nông dân có thể dùng đất canh tác để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Ngoài ra, Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc bảo vệ đất canh tác, đặc biệt là “đất ruộng cơ bản” đã được chính quyền xác định dùng vào sản xuất lương thực, bông, dầu ăn, rau, hoặc đã có công trình thuỷ lợi tốt. Luật pháp còn quy định cụ thể đất ruộng cơ bản phải chiếm 80% trở lên đất canh tác của mỗi tỉnh. Nguyên tắc bảo vệ đất canh tác là “chiếm bao nhiêu, khẩn bấy nhiêu”, nếu không có điều kiện thì nộp phí

khai khẩn cho cấp tỉnh dùng để khai hoang. Cấm không được chiếm dụng đất canh tác để xây lò gạch, mồ mả hoặc tự ý xây nhà, đào lấy đất cát, khai thác đá, quặng... Việc trưng thu các đất sau đây phải được Quốc vụ viện (Chính phủ) phê chuẩn: 1/ Đất ruộng cơ bản; 2/ Đất canh tác vượt quá 35 ha; 3/ Đất khác vượt quá 70 ha. Trưng thu các đất khác do chính quyền cấp tỉnh phê chuẩn rồi báo cáo Quốc vụ viện.

Khi trưng thu đất đai thì phải bồi thường theo hiện trạng sử dụng đất lúc đó. Chi phí bồi thường bao gồm tiền bồi thường đất, tiền trợ giúp an cư tính theo số nhân khẩu của hộ gia đình và tiền hoa màu. Tiền bồi thường đất bằng 6 - 10 lần, còn tổng số tiền trợ giúp an cư tối đa không quá 15 lần giá trị trung bình sản lượng hàng năm của 3 năm trước trưng thu.

Thứ hai, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Ở đây Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước. Thực tế hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp có số vốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm 30%. Cách này đã vực dậy tình trạng thua lỗ của quá nhiều doang nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêu gọi xúc tiến đầu tư ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU,…. Hiện nay Bộ Nông nghiệp đã trình cho chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triển công nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất chất lượng cao, áp dụng công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị; an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch.

Thứ ba, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc sẽ phát triển khu công nghiệp công nghệ cao:

Đó là các công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất; công nghệ được ghép nối trong một qui trình liên tục khép kín; công nghệ có khả năng ứng dụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu quả về kinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học – Nhà nước – Doanh nghiệp – Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

Với chính sách như vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có

một sản phẩm). Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại ; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản. Trước mắt lục địa Trung Quốc này đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình và quốc gia.

Thứ tư, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là:

Mở cửa giá thu mua, mở cửa thị trường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực. Để thực hiện được tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài chính tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập”. Định hướng hổ trợ tài chính cho tam nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”.

Trong chính sách tài chính tăng thu nhập cho nông dân, trung Quốc đa tăng đầu tư hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị là vấn đề đi cùng với chính sách xây dựng cơ chế hướng nghiệp. Đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ.

Hiện nay chính sách Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, năm 2009 thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đạt 8.000 tệ/năm tăng 8,5% so với 2008. Năm 2009 Trung Quốc đã làm 300.000 km đường bộ nông thôn, hổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)