Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 56 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành thực hiện trên địa bàn huyện Lạng Giang – Tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 23 xã và thị trấn. Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành điều tra khảo sát tại 3 xã: Tân Hưng, Tân Thịnh, Tân Thanh là những khu vực phát triển khá cân đối các ngành và chú trọng là nông nghiệp. Các xã trên có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp và nằm trong vùng tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Lạng Giang.

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu chính thống đã được công bố, các tài liệu này thu thập qua các nguồn như: Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước, cán bộ và cơ quan ngang bộ, của tỉnh Bắc Giang, huyện Lạng Giang về giải pháp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lạng Giang.

Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đề nghiên cứu qua các nguồn như: kế thừa các công trình đã nghiên cứu trước đó của các cá nhân, tổ chức trong nước; thông tin từ các loại sách báo, tạp chí, giáo trình, bài giảng các môn học liên quan; các báo cáo tổng kết của xã, huyện qua các năm, các thông tin cập nhật qua các năm. các thông tin trên internet....

TT Thông tin cần thu thập

( Chỉ tiêu nghiên cứu) Nguồn

1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (tự nhiên- kinh tế - xã hội)

Tổng hợp từ Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang

2 Thực trạng phát triển cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang

- Tổng hợp từ báo cáo tổng kết về phát triển nông nghiệp hàng năm của UBND huyện Lạng Giang. - Báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của các xã được chọn điều tra trên địa bàn huyện Lạng Giang.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra, phỏng vấn; cán bộ lãnh đạo chủ chốt, các phòng ban có liên quan, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các chủ nhiệm HTX nông nghiệp, người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp… về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Nội dung điều tra được thực hiện thông qua các phiếu điều tra được thiết kế theo mẫu gồm các tiêu chí đã lựa chọn để phục vụ đề tài.

* Chọn mẫu điều tra :

Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm sinh thái và khả năng phát triển nông nghiệp đặc trưng các vùng miền, đề tài chọn 3 xã để nghiên cứu đại diện cho huyện Lạng Giang. Các xã đại diện, bao gồm: xã Tân Hưng, Tân Thịnh và Tân Thanh.

- Đối tượng phỏng vấn, điều tra và số lượng phiếu:

Số lượng phiếu điều tra: 115 phiếu, trong đó cụ thể cho từng đối tượng như sau:

+ Cán bộ cấp huyện: Phỏng vấn 05 cán bộ (điều tra tình hình thực hiện Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện).

+ Cán bộ cấp xã: Phỏng vấn 09 cán bộ (mỗi xã phỏng vấn 03 người) (điều tra tình hình triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phương).

+ Hộ dân: Phỏng vấn 75 người đại diện cho 75 hộ dân (mỗi xã 25 hộ) (phỏng vấn ý kiến của các hộ dân về điều kiện phát triển sản xuất và sự ủng hộ quan tâm của người dân đối với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện).

+ HTX nông nghiệp, doanh nghiệp: Phỏng vấn 26 đơn vị. (phỏng vấn ý kiến của các HTX, doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc thực hiện Đề án tái cơ cấu và sự quan tâm của HTX, doanh nghiệp đối với việc triển khai Đề án).

Trong phương pháp này chúng tôi sử dụng các công cụ khảo sát sau:

Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế dành cho 3 đối tượng của đề

tài bao gồm:

Các hộ gia đình là đối tượng đại diện cho cộng đồng trong tiến trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở huyện Lạng Giang để nắm rõ được những đánh giá, năng lực và điều kiện của hộ trong quá trình tái cơ cấu sản xuất.

Cán bộ lãnh đạo ở địa phương là đối tượng được hỏi nhằm xác định được

tình hình thực hiện tái cơ cấu sản xuất và các vấn đề có liên quan trên địa bàn các điểm nghiên cứu.

HTX và doanh nghiệp là đối tượng có vai trò quan trọng trong quá trình

tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở địa phương, thông qua khảo sát những đối tượng này, nghiên cứu sẽ đánh giá được sự tham gia của doanh nghiệp, HTX cũng như những cản trở trong quá trình tham gia của họ trong quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Phỏng vấn bán cấu trúc: Dựa trên các bảng câu hỏi đã lập sẵn, chúng tôi

tiến hành khảo sát các đối tượng trong đề tài. Việc sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc sẽ được sử dụng chủ yếu là phỏng vấn sâu và phỏng vấn trường hợp nhằm tìm ra những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp ở huyện Lạng Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)