NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG 4.2.1. Yếu tố chính sách
Để thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện Đề án hiệu quả. Chính vì vậy yếu tố chính sách ảnh hưởng phần lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương
Bảng 4.23. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố chính sách đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương
Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Chính sách thể hiện sự quy hoạch phù hợp
đối với ngành nông nghiệp 33 82,5 4 10,0 3 7,5 Các vấn đề thể hiện sự đối mới, đột phá trong
chính sách 27 67,5 12 30,0 1 2,5
Chính sách được ban hành và ứng dụng
nhanh nhạy, kịp thời so với thực tế 31 77,5 6 15,0 3 7,5 Hệ thống chính sách kích thích được các tố
chức sản xuất nông nghiệp 38 95 1 2,5 1 2,5 Chính sách kích thích được thế mạnh về kinh
tế nông nghiệp tại địa phương 37 92,5 3 7,5 0 0 Chính sách có quan tâm tới các đối tượng có
thế mạnh và đối tượng yếu thế trong thực hiện tái cơ cấu
37 92,5 2 5,0 1 2,5
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ huyện, xã và HTX
Qua bảng 4.23 có thể thấy, đa phần ý kiến đánh giá cho rằng các yếu tố chính sách có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
tại địa phương. Trong đó nội dung chính sách thể hiện sự quy hoạch phù hợp với ngành nông nghiệp chiếm 82,5% ý kiến đánh giá ảnh hưởng lớn, 10% cho rằng bình thường và 7,5% cho rằng không ảnh hưởng. Đối với việc hệ thống chính sách kích thích được các tổ chức sản xuất nông nghiệp thì có 95% cho rằng ảnh hưởng lớn, 4% còn lại đánh giá bình thường và khồng ảnh hưởng. Qua trên có thể thấy, việc thực hiện nội dung các chính sách một cách hợp lý, kịp thời và hiệu quả sẽ tác động lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
4.2.2. Yếu tố vốn đầu tư vào nông nghiệp
Nguồn vốn đầu tư là yếu tố quan trọng tiên quyết trong việc đầu tư phát triển thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Bảng 4.24. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư
Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Nguồn vốn đâu tư công trong thực hiện tái
cơ cấu ngành nông nghiệp 37 92,5 3 7,5 0 0,0 Nguồn vốn đầu tư của tư nhân trong thực
hiện tái cơ cấu nông nghiệp 25 62,5 13 32,5 2 5,0 Cơ câu nguồn vốn đầu tư ưu tiên vào các
tiểu ngành có thế mạnh nông nghiệp có tác động tới thực hiện tái cơ cấu
21 52,5 15 37,5 4 10,0
Mức độ thu hút vốn góp phần tạo nguồn
thực hiện tái cơ cấu 38 95,0 2 5,0 0 0,0 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ huyện, xã và HTX
Qua bảng 4.24 cho thấy, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp bao gồm đầu tư công, đầu tư từ khu vực tư nhân, hay sự thay đổi, ưu tiên về cơ cấu vốn, sự thu hút đầu tư vào nông nghiệp, các vấn đề này đều được đánh giá ảnh hưởng đến thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại huyện Lạng Giang. Đa phần các ý kiến của các cán bộ được điều tra đánh giá các nhân tố vốn đầu tư có ảnh hưởng lớn đến tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương, 92,5% ý kiến cho rằng nguồn vốn đầu tư công có ảnh hưởng lớn đến tái cơ cấu, và đối với mức độ thu hút vốn cũng có 95% đánh giá mức độ ảnh hưởng lớn. Nhìn chung, các vấn đề về nguồn
vốn đầu tư đều có tác động, ảnh hưởng tới thực hiện tái cơ cấu, do đó các thay đổi trong can thiệp về đầu tư sẽ khá nhạy cảm đến thực hiện tái cơ cấu ngành.
4.2.3. Yếu tố khoa học công nghệ
Qua bảng 4.25 có thể thấy rằng, đa phần ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý cũng như ý kiến của đại diện của các hộ gia đình được điều tra, khảo sát đều cho rằng yếu tố khoa học công nghệ trong nông nghiệp đều có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương chiếm từ 60- 76%. Trong đó, việc đổi mới khoa học công nghệ, và các quy trình sản xuất mới được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất chiếm 76,5%. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp là việc làm hết sức cần thiết góp phần đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.
Bảng 4.25. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ
Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Giống cây trồng, vật nuôi tiên tiến thúc đẩy tái cơ cấu cây trồng vật nuôi, góp phần nâng cao chất lượng đầu ra của ngành nông nghiệp
84 73,0 17 14,8 14 12,2
Máy móc, thiết bị thúc đẩy hiện đại hóa, nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp
73 63,5 25 21,7 17 14,8
Sự đổi mới về KHCN, các quy trình sản xuất mới có tác động khi thực hiện tái cơ cấu
88 76,5 17 14,8 10 8,7
Mức độ ứng dụng khoa học công nghệ
góp phần thực hiện tái cơ cấu 79 68,7 22 19,1 4 3,5 Công tác nghiên cứu và khảo nghiệm
trong nông nghiệp có ảnh hưởng đến thực hiện tái cơ cấu
71 61,7 23 20,0 21 18,3
Chính sách có quan tâm tới các đối tượng có thế mạnh và đối tượng yếu thế trong thực hiện tái cơ cấu
84 73,0 17 14,8 14 12,2
4.2.4. Yếu tố lao động nông nghiệp, nông thôn
Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố lao động tới việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tổng hợp tại bảng 4.26 như sau:
Bảng 4.26. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố lao động nông nghiệp, nông thôn
Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Lao động có tay nghề thúc đẩy sản xuất có
chất lượng 80 69,6 25 21,7 10 8,7
Lao động phân theo chuyên môn hóa (các khâu, công đoạn sản xuất) góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
91 79,1 16 13,9 8 7,0
Sự chuyển dịch của lao động vào các ngành nghề nông nghiệp trọng tâm, ngành nghề nông nghiệp đang phát triển khi tiến hành tái cơ cấu
90 78,3 19 16,5 6 5,2
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ và hộ dân
Qua bảng 4.26 cho thấy đa phần các ý kiến đánh giá mức độ ảnh hưởng của lao động nông nghiệp, nông thôn đến thực hiện tái cơ cấu là khá cao chiếm từ 69-79%. Trong đó, theo ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý cũng như người dân việc lao động phân theo chuyên môn hóa và có sự chuyển dịch lao động vào những ngành nghề trọng tâm thì sẽ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất và góp phần đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương trong thời gian tới. Chính vì vậy cần phải có chính sách quan tâm phù hợp để đào tạo nguồn lao động cũng như thu hút lao động vào các ngành nghề trọng tâm nhằm phát triển kinh tế địa phương một cách hiệu quả và bền vững.
4.2.5. Yếu tố quản lý nhà nước và sự phối hợp giữa nhà nước với người dân
Để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung một cách hiệu quả thì vai trò, chức năng của cơ quan quản lý nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình thực hiện Đề án tái cơ cấu của địa phương.
Bảng 4.27. Đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố quản lý nhà nước Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Quan điêm lãnh đạo của các nhà quản lý đứng đầu đối với thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
80 69,6 25 21,7 10 8,7
Trình độ, năng lực của cán bộ trong ngành nông nghiệp góp phần thực hiện tái cơ cấu
91 79,1 16 13,9 8 7,0
Phương pháp quản lý, điều hành trong ngành nông nghiệp có tác động tới thực hiện tái cơ cấu
90 78,3 19 16,5 6 5,2
Vai trò, chức năng rõ ràng của các cơ quan, phòng ban chức năng trong thực hiện tái cơ cấu
82 71,3 25 21,7 8 7,0
Sự giám sát, đốc thúc của các cơ quan quản lý trong tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp
77 67,0 23 20,0 15 13,0
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ và hộ dân
Qua bảng 4.27 cho thấy phần lớn các ý kiến đều đánh giá yếu tố quản lý nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương chiếm từ 60-70%, một số ý kiến thì cho rằng không ảnh hưởng chiếm từ 5-8%. Trong đó chủ yếu tập trung cho rằng sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ quản lý, trình độ năng lực cũng như cách thức điều hành quản lý có vai trò hết sức cần thiết đối với việc tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, giải pháp đặt ra đó là cần phải tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và cần có sự quan tâm, sát sao lãnh chỉ đạo của cơ quan chính quyền mới có thể thực hiện đề án tái cơ cấu hiệu quả và mang tính bền vững.
Bên cạnh việc tập trung nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cần phải có sự liên kết đồng bộ giữa cán bộ quản lý với người dân tạo sự phối hợp liên kết chặt chẽ trong việc phát triển ngành nghề nông nghiệp có hiệu quả kinh tế và lâu dài.
Bảng 4.28. Sự phối hợp liên kết giữa cơ quan QLNN với người dân Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao
KHCN trong thực hiện tái cơ cấu 77 67,0 35 30,4 3 2,6 Mức độ phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ
quan với nhau trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
81 70,4 24 20,9 10 8,7
Mức độ đồng ý hợp tác của người dân khi phối hợp với chính quyền thực hiện tái cơ cấu
79 68,7 25 21,7 11 9,6
Khả năng tiếp nhận phản hồi từ người dân
của các cơ quan quản lý 66 57,4 32 27,8 17 14,8 Hoạt động của công tác khuyến nông trong
thực hiện tái cơ cấu 74 64,3 36 31,3 5 4,3 Mức độ huy động sự tham gia của người
dân ở các lĩnh vực, ngành nghề trong thực hiện tái cơ cấu
80 69,6 29 25,2 6 5,2
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ và hộ dân
Qua bảng 4.28 cho thấy, sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân được đánh giá có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay. Trong đó, việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý được đánh giá ảnh hưởng lớn chiếm 70,4%, 20,9% cho rằng mức độ bình thường và 8,7% đánh giá không ảnh hưởng; mức độ huy động sự tham gia của người dân trong các lĩnh vực được đánh giá ảnh hưởng nhiều chiếm 69,6%, 25,2% đánh giá mức độ bình thường và 5,2% cho rằng không ảnh hưởng. Qua khảo sát có thể thấy việc thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân là hết sức cần thiết từ đó xây dựng được tiếng nói chung, sự nhất quán và đồng thuận tạo điều kiện thực hiện tái cơ cấu có hiệu quả.
4.2.6. Nhận thức hiểu biết của người dân, các tổ chức sản xuất
Với mục tiêu phấn đấu phát triển nông nghiệp tiên tiến hiện đại việc nâng cao hiểu biết của người dân cũng như các tổ chức sản xuất sẽ có tác động nhiều mặt đến thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương.
Bảng 4.29. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhận thức hiểu biết của người dân và các tổ chức sản xuất Yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá Lớn Bình thường Không ảnh hưởng SL % SL % SL %
Hiểu biết về chính sách góp phần triển khai chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp vào thực tế dễ dàng
74 64,3 36 31,3 5 4,3
Hiểu biết về kỹ thuật sản xuất thúc đẩy
nâng cao hiệu quả sản xuất 80 69,6 29 25,2 6 5,2 Hiểu biết về thị trường tạo thuận lợi liên
kết giữa đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp
79 68,7 25 21,7 11 9,6
Hiểu biết về kỹ năng quản lý phát huy
hiệu quả quản lý kinh tế của tổ chức 77 67,0 35 30,4 3 2,6 Trình độ của chủ tổ chức sản xuất thúc
đẩy tổ chức sản xuất hiệu quả 81 70,4 24 20,9 10 8,7 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra cán bộ và hộ dân
Qua bảng 4.29 có thể thấy việc hiểu biết nhận thức của người dân cũng như các tổ chức sản xuất có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn. Cụ thể đối với việc nhận thức hiểu biết về các chính sách góp phần triển khai chính sách tái cơ cấu vào thực tế dễ dàng được đánh giá ảnh hưởng lớn chiếm 64,3%, 31,3% đánh giá bình thường và 4,3% cho rằng không ảnh hưởng. Đối với việc hiểu biết về kỹ thuật sản xuất cũng như nhận thức hiểu biết về thị trường sản phẩm nông nghiệp được đánh giá ảnh hưởng lớn từ 68- 69%, một số ý kiến cho rằng không ảnh hưởng bởi vì họ chưa nhận thức được tầm quan trọng khi đổi mới nhận thức về kỹ thuật sản xuất và thị trường trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của người dân cũng như các tổ chức sản xuất về các chính sách thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.
4.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG
Qua nghiên cứu những thay đổi trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang. Để nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách bền vững lâu dài trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
4.3.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm chính là lợi thế để lập dự án làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện; tăng cường quản lý thế để lập dự án làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện; tăng cường quản lý giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch
- Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được phê duyệt.
- Tập trung hoàn thiện và trình phê duyệt các quy hoạch đang triển khai như: Điều chỉnh quy hoạch cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm...
- Triển khai rà soát, xây dựng các quy hoạch:
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn huyện Lạng Giang đến năm 2020, có tính đến năm 2030.
+ Xây dựng Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Lạng Giang đến năm 2020, có tính đến năm 2030, trên cơ sở phát huy lợi thế nông nghiệp của tỉnh, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chăn nuôi trâu bò huyện Lạng