Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp đặc sản gắn với đẩy mạnh tái cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 103 - 105)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng

4.3.4. Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp đặc sản gắn với đẩy mạnh tái cơ

cơ cấu theo vùng theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung

Với mục tiêu phát triển đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, bên cạnh đó tập trung vào những sản phẩm có tính cạnh tranh cao và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Cụ thể, trong ngành trồng trọt, tập trung phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh rõ rệt và có nhu cầu lớn trong tương lai phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu như trồng nấm, sản xuất lúa chất lượng cao, rau chế biến, chanh đào... Giảm thiểu những cây trồng kém lợi thế, chấp nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý

phục vụ chế biến và nhu cầu tiêu dùng trong nước (thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, đỗ tương…). Cụ thể như:

Đối với sản xuất nấm trên cơ sở nhãn hiệu tập thể nấm Lạng Giang đã được cấp, tập trung chỉ đạo để duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm nấm. Tăng cường quảng bá xúc tiến thương mại để tạo thị trường đầu ra ổn định thông qua ký kết các hợp đồng để nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Hội sản xuất và tiêu thụ nấm huyện Lạng Giang phối hợp với UBND các xã vùng dự án, các cơ quan chuyên môn của huyện thông qua các hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá rộng rãi nhãn hiệu đã được cấp. Tăng cường xúc tiến thương mại để mời gọi các doanh nghiệp, siêu thị, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm nấm cho địa phương. Tuyên truyền vận động để các hộ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật sản xuất để giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm nấm, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh, các viện nghiên cứu để tổ chức tập huấn công tác vệ sinh môi trường, phòng trừ bệnh hại cho nấm.

Đối với sản xuất rau chế biến, rau an toàn VietGap cần tập trung chỉ đạo các xã vùng sản xuất rau chế biến tập trung rà soát để quy hoạch các cánh đồng để đưa vào sản xuất rau chế biến hàng năm trên cơ sở các cánh đồng, các khu vực đã dồn điền đổi thửa có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi. Chỉ đạo HTX nông nghiệp xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm, chủ động phối hợp với các đơn vị bao tiêu sản phẩm để liên doanh, liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân thông qua việc ký kết hợp đồng, lựa chọn những loại cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai ở địa phương, để chăm sóc, ít rủi ro. Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng đã ký kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của huyện và các đơn vị bao tiêu sản phẩm để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức sản xuất đảm bảo hài hòa lợi ích của nông dân cũng như doanh nghiệp.

Trong ngành chăn nuôi, tập trung phát triển các ngành hàng có lợi thế và tiềm năng thị trường cao như gia cầm, trứng, sữa. Duy trì tăng trưởng ngành hàng lợn và gia súc lớn nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong ngành thủy sản, tập trung phát triển nuôi trồng, nhất là nuôi thủy sản nước lợ và sau đó là nước ngọt, mở rộng nuôi trồng trên biển theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn và duy trì cân bằng sinh thái môi trường. Cụ

thể như xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt khép kín hay chăn nuôi lợn siêu nạc tại một số xã có điều kiện phát triển chăn nuôi. Cần ban hành cơ chế hỗ trợ cụ thể đối với việc xây dựng các mô hình cụ thể về nội dung và định mức hỗ trợ cho từng mô hình từ đó tạo điều kiện khuyến khích người dân tham gia mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và ổn định kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)