Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 105 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng

4.3.5. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Với mục tiêu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, kết nối thị trường, giảm khâu trung gian, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài về chính sách, pháp luật của nhà nước và một số nước có quan hệ giao dịch thương mại, về thị trường cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, đặc biệt là người nông dân, để giúp họ có định hướng đầu tư phù hợp. Hỗ trợ xây dựng, phát triển các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực của huyện; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, gắn kết sản xuất và thị trường để ổn định đầu ra cho sản phẩm. Để đạt được mục tiêu trên cần phải có những giải pháp cụ thể:

* Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại (ứng dụng thương mại điện tử, kỹ năng bán hàng, phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu) cho doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT).

- Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, THT vận dụng kiến thức đào tạo về kỹ năng xúc tiến thương mại xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm và tiếp cận thị trường tiêu thụ.

* Thông tin thương mại nông nghiệp

- Cập nhật thông tin giá cả một số loại nông phẩm tại các chợ đầu mối, giá cả nông thủy sản tại vùng nuôi trồng, chính sách thương mại, tin tức và các sự kiện liên quan xúc tiến thương mại,… lên website UBND huyện Lạng Giang.

- Lựa chọn vùng nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng giới thiệu doanh nghiệp, công ty ngoài huyện đến tham quan.

* Liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

- Tổ chức, tham gia hội nghị/hội thảo xúc tiến tiêu thụ, kết nối cung cầu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như: sản phẩm lúa chất lượng cao, sản phẩm nấm...

- Tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX, THT trong huyện tham gia các cuộc khảo sát thị trường, gặp gỡ, giao thương tại thị tường.

- Mở điểm trưng bày quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại cho sản phẩm chủ lực của huyện nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)