Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 99 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng

4.3.2. Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp,

nông thôn trên địa bàn huyện; nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư công

Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, lãnh đạo địa phương cần chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp), tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo dịch vụ công cho ngành, giảm tỷ trọng vốn đầu tư cho hạ tầng cơ bản phí sản xuất hoặc chậm sinh lời.

- Tiếp tục rà roát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh (các chính sách đã ban hành và xây dựng các cơ chế, chính sách mới) thúc đẩy quá trình tái cơ cấu được triển khai đúng hướng, hiệu quả.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo hướng:

+ Ưu tiên các chương trình, dự án phát triển giống cây, con năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh, thời tiết cao; hỗ trợ đầu tư công nghệ, thiết bị chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Ưu tiên đầu tư phát triển các giống cây lâm nghiệp phục vụ tái trồng rừng kinh tế, hợp tác chặt chẽ với các công ty giống tư nhân nhằm nhân rộng và phát triển hệ thống cung cấp giống, đầu tư nâng cao năng lực lực lượng kiểm lâm, phòng cháy, chữa cháy rừng, đầu tư phát triển mô hình quản lý lâm nghiệp cộng đồng và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

+ Tăng kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ, đào tạo, phát triển thị trường và khuyến nông; ưu tiên đầu tư các dự án khuyến nông phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gắn thị trường tiêu thụ. Đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng cao nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin thị trường nhằm làm tốt công tác dự báo, cung cấp thông tin về cung - cầu, giá cả, thị trường trong nước và thế giới cho người ssản xuất; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản.

+ Quan tâm đầu tư thuỷ lợi theo hướng đa chức năng để phục vụ thâm canh cây trồng, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp; ưu tiên đầu tư dự án an toàn hồ chứa tại các khu vực miền núi, các công trình kiểm soát lũ, chống ngập úng tại các khu công nghiệp, đô thị và công tác duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư; hỗ trợ về công nghệ, dịch vụ tư vấn về các phương pháp tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)