Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 59)

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Lạng giang theo hướng nâng cao giá trị gi tăng của sản phẩm.

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

- Để phân tích các thông tin có được chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu về sản xuất, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

- Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế - xã hội giống nhau có cùng nội dung, tính chất để xác định xu hướng, mức độ biến động của chúng qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, tăng hay giảm, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể ở đây là so sánh phương thức sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập của người dân trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Ngoài ra phương pháp này sử dụng để so sánh sự biến động về đất đai, dân số, lao động và tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)