Tái cơ cấu giữa các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 88 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng Giang,

4.1.4. Tái cơ cấu giữa các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Lạng Giang

Song song thực hiện tái cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản, đổi mới về tư duy sản xuất, địa phương đã thực hiện tái cơ cấu các vùng sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung dựa trên thế mạnh từng vùng, nhằm phát huy về lợi thế quy mô, xây dựng tốt thương hiệu các sản phẩm đặc sản.

Bảng 4.20. Tổng hợp số đơn vị đã và đang triển khai, thực hiện sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung

Lĩnh vực Cây trồng/Vật nuôi Quy mô thực hiện

(Số xã, thị trấn)

1. Trồng trọt

Lúa chất lượng cao 15

Trồng nấm 08

Rau chế biến 10

2. Chăn nuôi Lợn siêu nạc 02

Bò thịt hướng nạc 03

3. Thủy sản Cá sản lượng cao 02

4. Lâm nghiệp Cây lấy gỗ 03

Nguồn: Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lạng Giang

Qua bảng 4.20 cho thấy, từ năm 2014 cho đến nay, nhiều xã đã xây dựng xong mô hình sản xuất hàng hoá tập trung với các sản phẩm đặc sản, có thế mạnh, song chủ yếu thực hiện đối với trồng trọt, đối với chăn nuôi và thuỷ sản còn chưa được đẩy mạnh. Điều này do nguồn đầu tư còn hạn hẹp, bên cạnh đó sản xuất phải phụ thuộc vào thế mạnh của từng đơn vị, trong đó có nhiều xã không tương đồng về thế mạnh với nhau.

Nhìn chung, bước đầu trong thực hiện tái cơ cấu vùng sản xuất đã mang lại kết quả tốt, nhiều nhóm cây trồng diện tích, sản lượng phát triển mạnh, địa phương nên đẩy mạnh thực hiện hơn nữa trên phạm vi toàn địa bàn, đặc biệt là

với chăn nuôi, nhóm sản phẩm thịt từ chăn nuôi như lợn, gà nhu cầu thị trường khá cao, song còn chưa được xây dựng sản xuất theo tái cơ cấu vùng.

Dựa vào tầm quan trọng của từng nhóm cây trồng vật nuôi, với những thế mạnh về đất đai, khí hậu và kinh nghiệm sản xuất từ lâu đời, trong thực hiện tái cơ cấu, địa phương đã xây dựng, phát triển, và đổi mới về tư duy, phương châm sản xuất đối với một số nhóm sản phẩm trọng tâm tương ứng với từng lĩnh vực.

4.1.4.1. Sản xuất lúa, gạo

Với vai trò đặc biệt quan trọng trong giữ vững an ninh lương thực, cây lúa được địa phương hết sức quan tâm phát triển. Từ năm 2011, thời gian bắt đầu tái cơ cấu, gắn với phát triển sản xuất lúa gạo, địa phương đã thực hiện Đề án số 03/ĐA-UBND về phát triển sản xuất cây lúa hàng hoá chất lượng cao với 15/23 xã, thị trấn thực hiện. về tình hình chung trong sản xuất lúa trong những năm qua, được thể hiện tại bảng 4.21

Từ bảng 4.21 cho thấy, qua các năm, diện tích, năng suất và sản lượng lúa có xu hướng tăng lên khá ổn định. Trong đó, diện tích và sản lượng lúa lai luôn chiếm trên 65%. Trong năm 2015, tổng diện tích lúa đạt 7081,0 (ha) trong đó diện tích lai chiếm 66,26%; tổng sản lượng lúa đạt 41.942,0 tấn, trong đó lúa lai chiếm khoảng 67,62% tổng sản lượng. Nhìn chung, công tác khuyến khích sử dụng giống mới, có năng suất tốt đang được đẩy mạnh.

Bảng 4.21. Tình hình sản xuất lúa huyện Lạng Giang qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015

1. Tổng diện tích Ha 14.708 14.718 14.684 14.757 2. Năng suất Tạ/ha 56,6 58,0 53,8 57,0 3. Tổng sản lượng Tấn 83.197 85.323 78.932 84.044 4. Giá trị sản xuất từ lúa Tỷ đồng 16,9 18,5 17,9 17,9 5. Cơ cấu giá trị sản xuất từ lúa

- So với ngành trồng trọt % 25,8 23,6 22,3 22,3

- So với toàn ngành % 9,2 8,5 7,4 7,1

Về giá trị sản xuất lúa từ năm 2012 đến năm 2015 tăng nhẹ và khá ổn định. Năm 2013, giá trị sản xuất từ lúa đạt 66,73 tỷ đồng, tăng khoảng 3,61 tỷ đồng. Đối với cơ cấu giá trị sản xuất lúa, qua các năm có xu hướng giảm dần, do sự phát triển của các nhóm cây lâu năm, các nhóm cây khác. Tuy nhiên, với việc duy trì ổn định diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất từ lúa hàng năm, sự thay đổi về cơ cấu như trên là hợp lý.

4.1.4.2. Sản xuất nấm

Trong những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu cao, đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh và được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân.

Bảng 4.22. Tình hình sản xuất nấm huyện Lạng Giang (2012-2015)

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 1. Sản lượng Tấn 2.320 3.480 3.900 5.039 Nấm sò Tấn 987 1.523 1.660 2.097 Nấm rơm Tấn 56 68 98 101 Mộc nhĩ Tấn 972 1.402 1.587 1.920 Nấm mỡ Tấn 305 487 555 921 2. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 8,5 12,1 13,5 17,5 Nấm sò Tỷ đồng 3,4 5,3 5,8 7,3 Nấm rơm Tỷ đồng 0,1 0,2 0,3 0,3 Mộc nhĩ Tỷ đồng 3,9 4,9 5,5 6,7 Nấm mỡ Tỷ đồng 1,1 1,7 1,9 3,2

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạng Giang

Huyện Lạng Giang đã hình thành được vùng sản xuất nấm tập trung tại 6 xã: Tiên Lục, Nghĩa Hưng, Tân Dĩnh, Phi Mô, Tân Thanh, Mỹ Hà với 276 hộ tham gia; diện tích hơn 46 nghìn m2; tổng sản lượng nấm các loại trung bình từ 4000 – 5000 tấn/năm; doanh thu đạt hơn 23 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 15 tỷ

đồng. Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học &Công nghệ đã quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể sản phẩm “Nấm Lạng Giang” cho Hội sản xuất và tiêu thụ nấm Lạng Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện lạng giang, tỉnh bắc giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)