Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng
4.3.6. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất
Với mục tiêu đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp của huyện nhà, trong thời gian tới cần phải có những giải pháp cụ thể như sau:
- Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đối với một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao là lợi thế của huyện, đổi mới và phát triển hệ thống quản lý và hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; tăng cường sự liên kết, tham gia của các tổ chức xã hội (Hội nông dân, Hiệp hội ngành hàng,…).
- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đổi mới và nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của các Công ty TNHH MTV. KTCTTL thủy lợi.
- Củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, chú trọng phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động sản xuất gắn với cung ứng dịch vụ nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào đến chế biến và phát triển thị trường, hỗ trợ tín dụng nội bộ cho các thành viên). Phát triển các hợp tác xã, tổ đội sản xuất, khai thác thủy sản; khuyến khích phát triển mô hình đồng quản lý nguồn lợi ven bờ,…
- Từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức, hướng dẫn chuyển đổi và xây dựng các mô hình hợp tác xã theo luật Hợp tác xã năm 2012; hỗ trợ, nâng cao năng lực quản lý và hoạt động của các HTX và THT nông nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp đầu vào, chế biến nông sản và tiếp cận thị trường cho các thành viên.
- Đẩy mạnh và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế trang trại theo quy mô phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của các chủ trang trại; khuyến khích và tạo điều kiện để các trang trại nhỏ cùng loại hình gắn kết lại với nhau trong tổ chức tiêu thụ nông sản.
- Tăng cường sự tham gia của Hội nông dân, vai trò của các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội sản xuất; phát triển kinh tế hộ, hỗ trợ các hộ sản xuất áp dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất trên cơ sở triển khai có hiệu quả liên kết 4 nhà, sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu...
Để thực hiện hiệu quả giải pháp trên cần có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, chỉ đạo các phòng chuyên môn: Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện, Phòng Kinh tế &hạ tầng huyện... phối hợp với các cơ quan ban ngành đoàn thể như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm khuyển khích các tổ chức phát triển sản xuất theo hướng sân xuất hàng hóa, chuyển đổi phát triển cac sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, tích cực tham gia sản xuất có hiệu quả góp phần đẩy mạnh kinh tế của địa phương.
4.3.7. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng,
thựchành tiết kiệm
- Rà soát chức năng nhiệm vụ của các đơn vị để xác định nhiệm vụ hành chính chủ yếu; bổ sung những thiếu sót, xoá bỏ trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức thuộc ngành.
- Đánh giá lại cơ cấu tổ chức của ngành, từ tỉnh đến huyện, thành phố với việc xác định rõ các chức năng chính và chức năng bổ sung; sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đảm bảo sự chỉ đạo nhanh nhạy, thông suốt, chủ động và hiệu quả.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; triệt để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho giải quyết nhanh các yêu cầu và đáp ứng có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư, sản phẩm nông lâm, thủy sản, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu.