Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạng
4.3.1 Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lựa chọn một số sản phẩm chính là lợi thế
thế để lập dự án làm cơ sở chỉ đạo triển khai thực hiện; tăng cường quản lý giám sát, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch
- Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được phê duyệt.
- Tập trung hoàn thiện và trình phê duyệt các quy hoạch đang triển khai như: Điều chỉnh quy hoạch cây trồng hàng năm, cây trồng lâu năm...
- Triển khai rà soát, xây dựng các quy hoạch:
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn huyện Lạng Giang đến năm 2020, có tính đến năm 2030.
+ Xây dựng Quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Lạng Giang đến năm 2020, có tính đến năm 2030, trên cơ sở phát huy lợi thế nông nghiệp của tỉnh, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chăn nuôi trâu bò huyện Lạng Giang đến năm 2020.
+ Xây dựng quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi tập trung huyện Lạng Giang đến năm 2020.
+ Xây dựng quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Lạng Giang đến năm 2020, có tính đến năm 2030. Duy trì hợp lý diện tích rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, đổi mới cơ chế và tổ chức quản lý rừng theo hướng nâng cao quyền tự chủ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, chuyển đổi số diện tích rừng còn lại sang phát triển vùng rừng nguyên liệu tập trung, phát triển và khai thác rừng một cách có hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.
+ Xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản huyện Lạng Giang đến năm 2020, có tính đến năm 2030; quản lý vùng nuôi an toàn môi trường, an toàn thực phẩm; điều tra ngư trường, phân tích nguồn, trữ lượng hải sản và giám sát mức độ đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi và môi trường.
+ Rà soát, xây dựng mới quy hoạch phát triển thủy lợi huyện Lạng Giang đến năm 2020.
+ Xây dựng và thực hiện quy hoạch các dự án cánh đồng lớn sản xuất các nông sản tập trung.
- Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi huyện lựa chọn ra từ 2 - 4 cây con chủ lực, mỗi xã lựa chọn 2 - 3 cây con chủ lực để ưu tiên phát triển. Các cây con lựa chọn (nhất là đối với cây trồng hàng năm) không phải là bất biến mà theo yêu cầu của thị trường. Trên cơ sở lựa chọn sản phẩm chủ lực, để có chính sách và giải pháp đồng bộ triển khai thực hiện hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch vùng với quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thực hiện công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch.